Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Tạ Phong Tần Đọc Báo

Tạ Phong Tần Đọc Báo

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS3djcnZjR1JUZnd5NnZwZGtSZkEtWWdzdWVj/view?usp=sharing

L.T.Đ: Wikipedia có vài dòng (nguyên văn) như sau, về Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam:
“Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6 là ngày kỉ niệm ra đời của báo ‘Thanh niên’ do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21.6.1925. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có "Gia Định báo" và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Nhưng báo "Thanh niên" đã mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng Việt Nam. Từ khi có báo ‘Thanh niên’, báo chí Việt Nam mới giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Do ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5.2.1985 lấy ngày 21.6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.”
Wikipedia Tiếng Việt, rõ ràng, là một nơi lý tưởng để CSVN “múa gậy vườn hoang.” Tình trạng “qủi lộng chùa hoang” như trên, dường như, không khiến ai để ý hoặc quan tâm – trừ nhà báo Tạ Phong Tần.
Bà hiện đang bị biệt giam tại trại số 5, tỉnh Thanh Hoá trong tình trạng sức khoẻ hết sức tồi tệ, và “rất đáng lo ngại”). Chúng tôi xin đăng tải một bài báo cũ của tác giả (viết vào ngày 21 tháng 6 năm 2011, về thực trạng của nền “báo chí cách mạng” Việt Nam) để rộng đường dư luận, và cũng để mọi người hiểu thêm tại sao nhà đương cuộc Hà Nội đã tuyên án Tạ Phong Tần mười năm tù giam, với tội danh là “gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế." Tựa bài do chúng tôi tự đặt.
Tưởng Năng Tiến

Phan Đức Minh - Nhớ ngày Quân Lực VNCH 19 tháng 6

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNmoyQy02Nm1lelVleDBjQU1KQVZCdkdpTEJV/view?usp=sharing

… Nhiều người đã đánh giá toàn thể Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa qua hành động xấu xa của một vài Sĩ Quan cao cấp đích thân, hay cho vợ con, đệ tử lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, nhất là giai đoạn Mỹ đổ quân tác chiến vào Việt Nam (sai lầm chiến lược) để buôn lậu, làm áp-phe tiền bạc bằng nhiều cách. Họ đánh giá Quân Ðội VNCH qua hình ảnh tan rã của nhiều đơn vị quân đội vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, mà người chịu trách nhiệm nhiều nhất là Ông Nguyễn Văn Thiệu, một Tướng Lãnh làm Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Ðội VNCH, ra lệnh choTướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Khu I – một Tướng Lãnh từng được kể vào hàng Danh Tướng – phải bỏ ngay Quân Khu I và Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh quân khu 2 phải bỏ quân khu 2 vào lúc chưa đánh nhau chi cả và các đơn vị quân đội của 2 Tướng này đang sẵn sàng chờ địch tiến đánh, với tinh thần rất cao, như họ đã từng đánh bại quân cộng sản trên lãnh thổ 2 Quân Khu này.

Những vụ Việt Cộng thảm sát tập thể dân lành vô tội.

Lê Duy San

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaElWU0hiSUN3OENtVDgxSDEyc1RqNFZqUlJZ/view?usp=sharing

… Kể từ khi Việt Minh (tức Việt Cộng) cướp được chính quyền vào ngày 19/8/1945 tới nay, bọn Việt Cộng đã giết tới cả chục triệu dân Việt Nam. Giết người có tội hay chống đối chúng đã đành, chúng còn giết cả người vô tội, cả người không hề chống đối chúng. Đối với chúng, “Thà giết lầm, dù giết lầm cả trăm, cả ngàn người vô tội, còn hơn thả lầm một người có tội”. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ trong suốt cuộc chiến Việt Nam, bọn Việt Cộng đã thực hiện không biết là bao nhiêu cuộc thảm sát tập thể những người dân Việt Nam hiền lành vô tội. Dưới đây chỉ là mấy vụ thảm sát tập thể điển hình mà người viết được biết.

Tạp chí Diplomat phỏng vấn Joseph S. Nye: Hung đồ của Trung Quốc và chính sách tái quân bình của Mỹ tại châu Á 

TS Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước
Theo Tạp chí Diplomat

http://thediplomat.com/2015/06/interview-joseph-nye/

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVVR3WnVLeTMwcjJOUHJUa1JYUDhSN2JjNjY4/view?usp=sharing

… Trong dịp thuyết giảng tại Đại học Oxford vào đầu tháng 6, Joseph S. Nye đã dành cho Samuel Ramani một cuộc phỏng vấn với toàn văn sau đây:
Chính quyền Obama đã thực hiện việc chuyển trục chiến lược về châu Á là một yếu tố chính trong chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc chuyển giao rộng lớn các nguồn lực quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương đã bị chống trả bởi viêc tập trung quân sự nhanh chóng của Trung Quốc. Kể từ khi sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với sự hiện diện của Mỹ, ông có nghĩ việc chuyển trục chiến lược về châu Á sẽ có hiệu quả trong việc cân bằng quyền bá chủ khu vực của Trung Quốc trong thời gian dài?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét