Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Đối phó với Trung Quốc

Kế hoạch độc chiếm biển Đông của Trung quốc



Đối phó với Trung Quốc

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRk5jdlhiQzlaREJGTm9lY0NJZEE5THlYd044/view?usp=sharing

… Chúng ta bình luận thế nào về việc Bắc Kinh đơn phương bành trướng ra Đông Hải và tranh chấp với các lân bang Đông Bắc Á và Đông Nam Á và gây nguy cơ đối đầu với Hoa Kỳ?

Trung Quốc đã mất hai chục năm xây dựng lực lượng Hải quân, là từ đầu thập niên 1990 khi mà lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa một Đô đốc lại cầm đầu quân đội. Nhân vật đó là Đô đốc Lưu Hoa Thanh (1916-2011) được Đặng Tiểu Bình đưa lên vị trí cao nhất trong đảng, là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Trung ương Quân ủy hội bên Chủ tịch/Tổng bí thư Giang Trạch Dân từ năm 1989 đến 1997. Họ Lưu đã hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc cho một viễn ảnh trường kỳ là 1) kiểm soát được các quần đảo trong vùng biển cận duyên vào thời điểm 2000-2010, rồi 2) mở rộng khả năng kiểm soát viễn duyên để ra tới đại dương vào khoảng 2010-2020.

Thời điểm ấy đã tới.

Nhân dân bao giờ cũng vĩ đại hơn chế độ cầm quyền

Bài học từ vụ thảm sát Thiên An Môn
Tuấn Khanh

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbVo2OHdSTmRVNFRfUzhVQ2ZDUV9fMDgtVzV3/view?usp=sharing

… Mặc dù Trung Cộng không thể chối cãi được tội ác mà họ đã gây ra cho chính nhân dân mình ở quảng trường Thiên An Môn vào 1989, nhưng nhiều thập niên sau, chế độ giám sát và đàn áp của an ninh mật vụ Trung Cộng vẫn áp dụng khắc nghiệt với những ai nhắc lại sự kiện lịch sử này, cũng như bất cứ ai lên tiếng đòi công bằng cho các nạn nhân. Thậm chí những người đấu tranh đó đang ở nước ngoài cũng không thoát khỏi sự đe dọa.
Nhân ngày 4-6, tưởng niệm 26 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, có một bức thư ngỏ kêu gọi sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài ký tên chung, gửi cho Tập Cận Bình nhằm đòi minh bạch lịch sử và công bằng với các nạn nhân đã chiến đấu cho một nền dân chủ của người dân Trung Quốc. Bức thư được ghi với ngôn ngữ hết sức nhẹ nhàng, và chỉ có một câu duy nhất mạnh mẽ được tô đậm “và những tên đồ tể phải bị đưa ra trước vành móng ngựa” (The butcher must stand trial), nhưng cũng đủ làm cho giới sinh viên Trung Quốc du học ngần ngại không dám ký tên. Cuối cùng chỉ có 11 người tham gia ký tên, trong đó có Lebao Wu (吴乐宝) , một sinh viên ở Melbourne (Úc). Wu cho biết khi còn ở trong nước, anh đề nghị nhà trường mình đang theo học cần nên minh bạch sự kiện này trong sách lịch sử, anh đã bị công an an chìm ập vào nhà mang đi thẩm vấn và giam nhiều ngày.

Điểm Nhấn trong ngày.

Tư duy “mãn khóa” và câu hỏi bằng “tiến sĩ đâu”?
Dân trí có hạn hay quan trí có vấn đề?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaVpxb0plbVdMLVk1NXM3YWVKRzlmSVhvd0Y4/view?usp=sharing

Tìm Hiểu Về Diễn Đàn Việt Thức và Tác Phẩm Nhận Định Sư Thật Tự Do và Nhân Quyền 


Jun 8, 2015
Phỏng Vấn Đặc Biệt: Tìm Hiểu Về Diễn Đàn Việt Thức và Tác Phẩm Nhận Định Sư Thật Tự Do và Nhân Quyền của Huỳnh Thục Vy
7/6/2015
Võ Thành Nhân
Tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét