Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Tưởng Năng Tiến – Nỗi Buồn Duy Nhất

Tưởng Năng Tiến – Nỗi Buồn Duy Nhất

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzXy1jZkdDZk8wOUY4aVRmdGtjYkU3UUY5eFZN/view?usp=sharing

… Một đảng, một nhà nước kỳ lạ. Đánh người toàn bằng đánh trộm, thụi ngầm và phi tang.
Nguyên Ngọc

Thấy tôi đã bắt đầu có vẻ chán Thái Lan, Mặc Lâm gạ gẫm:
- Muốn chạy qua Lào chơi chút xíu không?

Tôi còn đang ngần ngừ thì Anh Vũ đã sốt sắn bàn ... vô:

- Trước khi qua Lào, phải ghé tỉnh Nakhon Phanom. Ở đây có quán tiết canh và súp đuôi bò ngon lắm.

Thế là ba thằng hăm hở (hớn hở) và hùng hổ đi ngay. Sau 12 tiếng đồng hồ gà gật trên xe, chúng tôi đến nơi khi cả thành phố này vẫn còn đang ngái ngủ. Hotel Viewkong nằm sát cạnh bờ của Cửu Long Giang, nơi dòng chẩy là biên giới thiên nhiên giữa hai nước Thái/ Lào.

Đứng trên ban công khách sạn có thể nghe được tiếng gà rộn rã, vang vọng từ bên kia sông. Xa xa là dẫy Trường Sơn lô nhô, cao ngất, in đậm dáng dị kỳ giữa nền trời vừa (mới) lờ mờ sáng.

Đến lúc cần một chính sách mạnh bạo hơn của Hoa Kỳ về biển Đông

May 30, 2015
Anh Khôi chuyển ngữ.
Theo The Diplomat

http://thediplomat.com/2015/05/the-case-for-a-bolder-us-south-china-sea-policy/


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS3RVR3NOdmZGZVRYQjlhOGFwdHBQUXgzVGVr/view?usp=sharing

… Tại sao Washington cần một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn và nó sẽ như thế nào?
Hôm qua, truyền thông đưa tin quân đội Mỹ đang xem xét sử dụng tàu và máy bay để trực tiếp phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Các bản tin này được phát đi giữa lúc một cuộc đối thoại lớn hơn đang diễn ra tại Washington đề cập đến các thiếu sót trong phản ứng của Mỹ với các khẳng định ngày càng tăng của Trung Quốc tại biển Đông và một cách tiếp cận táo bạo hơn có thể sẽ như thế nào?
Tại sao Hoa Kỳ cần một cách tiếp cận như thế? Khi công bố các đề xuất trong tương lai, vấn đề quan trọng là cần trình bày rõ về việc Mỹ cần cứng rắn hơn trong chính sách biển Đông ngay phần mở đầu. Không có một lý do cấp thiết rõ ràng cho một chính sách như thế, sẽ tạo nên nguy cơ sa lầy thành các ý kiến mang tính cá nhân mà thiếu sự hiểu biết ý nghĩa và sự liên quan rộng hơn của chúng tới lợi ích của Mỹ. Trường hợp này nên giải quyết 4 điểm: sự mở rộng lợi ích của Mỹ tại biển Đông; sự thiếu sót của chính sách hiện tại; kết quả của cách tiếp cận này và cách đáp trả lại các luận điệu phản kháng.

Nhậu và Nói Phét Vẫn “Hạnh Phúc” Hơn Đọc Sách?

03 / 06 / 2015
Nỗi buồn “người Việt ít đọc sách”

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcjVLT2t6c2h2SGdJWmp2WVE4RC1yUVc4dThr/view?usp=sharing

… Người Việt ít đọc sách nói chung
Ở VN bây giờ, riêng giới trẻ, học sinh cấp 2 cấp ba, sinh viên, thì đã rõ loại sách được phần đông các em đọc nhiều mấy năm gần đây là tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc hay văn học mạng với những cuốn tiểu thuyết tình cảm dễ đọc, đầu tiên xuất hiện trên mạng sau đó được in thành sách. Khác hơn, các bạn trẻ có thể lựa chọn những cuốn sách được biết đến nhiều hoặc đã được chuyển thể thành phim như “Trò chơi sinh tử” (“The hunger’s game”), “Harry Potter”, (“The “Chúa tể những chiếc nhẫn” Lord of the Rings”).. hay loạt sách “Hạt giống tâm hồn”.
Còn các lứa tuổi khác, các thành phần khác trong xã hội thì thú thật không rõ mọi người đọc sách gì nhiều. Hình như chưa có ai làm một cuộc khảo sát về vấn đề này và nếu có, người viết bài này cũng không được biết. Nhưng có một thực tế đáng buồn là người VN ít đọc sách, kết luận này được rút ra từ… năm 2013, do Bộ Văn hóa-Thông tin và Du lịch công bố nhân Ngày hội Sách và Văn hóa đọc tháng 4.2013.
“Theo thống kê hàng năm dựa trên báo cáo của các thư viện gửi về Bộ, người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm (tức là chưa được 1 cuốn sách). Tỉ lệ sách bình quân đầu người tại các thư viện công cộng là 0,38 cuốn” (“Giật mình! người Việt không đọc nổi 1 cuốn sách/năm” VietnamNet).

Hòa Giải Bằng Hiệp Định
Trần Gia Phụng

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzR19XOUNIUnUzSUNtR3ZoMjgtUVdjVHg2N0t3/view?usp=sharing

… Sau kinh nghiệm hòa giải năm 1945, những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc, quy tụ trở lại chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, ở thế chẳng đặng đừng liên kết với Pháp năm 1949, thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam, chống Việt Minh cộng sản.
Chiến tranh kéo dài đến năm 1954, và kết thúc bằng Hiệp định Genève ngày 20-4-1954, chia hai Việt Nam tại vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc, thường được gọi là Bắc Việt Nam (BVN); Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10- 1955, ở phía nam, thường được gọi là Nam Việt Nam (NVN).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét