Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Tưởng Năng Tiến – Vũng Lầy Giáo Dục



Tưởng Năng Tiến – Vũng Lầy Giáo Dục


Với một nền giáo dục quá thừa phong bì nhưng lại thiếu phong cách, quá thừa nhà quản lý, nhà tiến sĩ nhưng lại thiếu một nhà liêm sỉ. Điều đó quả thực đáng lo ngại đối với bậc làm cha làm mẹ luôn đau đáu về tương lai của con mình.


Giáo dục miền Nam Việt Nam 1954-1975 trên con đường xây dựng và phát triển

Tài liệu về nền giáo dục miền Nam hiện nay đã trở nên ngày càng khó kiếm, thậm chí, hầu như không thể kiếm được bao nhiêu trong những thư viện lớn trên toàn quốc. Hơn nữa, nói về nền giáo dục của một chế độ chính trị đã cáo chung đúng 40 năm, mà ngày nay không còn mấy người làm chứng, thì làm thế nào đảm bảo tính trung thực để tin được hoàn toàn cũng không phải chuyện dễ. Vì vậy, ở bài này cũng như ở bài tiếp sau về “Chương trình và sách giáo khoa” của cùng tác giả, chúng tôi xin lựa chọn phương pháp thể hiện nội dung các bài viết bằng cách chủ yếu trích dẫn trực tiếp ý kiến của một số nhà hoạt động giáo dục tiêu biểu thời trước, coi họ như người chứng cho từng vấn đề liên quan, nhưng được bố cục/ hệ thống lại cho dễ theo dõi, thay vì diễn dịch/ tổng hợp lại từ những ý kiến đó của họ. Thỉnh thoảng chúng tôi có cho xen vào một số ít ỏi lời đánh giá, bình luận theo sự nhận thức của riêng mình, mà chúng tôi nghĩ là cần thiết để dẫn dắt câu chuyện. Chúng tôi tự nghĩ cách làm như vậy tuy không được công phu cho lắm nhưng vừa đảm bảo tính khách quan, vừa duy trì được nguồn tài liệu “gốc” để tiện việc tham khảo, khi ai cần vẫn có thể trích dẫn lại được, vì các nguồn tài liệu loại này đã ngày càng trở nên quý hiếm và khó tìm.
Tài liệu về nền giáo dục miền Nam hiện nay đã trở nên ngày càng khó kiếm, thậm chí, hầu như không thể kiếm được bao nhiêu trong những thư viện lớn trên toàn quốc. Hơn nữa, nói về nền giáo dục của một chế độ chính trị đã cáo chung đúng 40 năm, mà ngày nay không còn mấy người làm chứng, thì làm thế nào đảm bảo tính trung thực để tin được hoàn toàn cũng không phải chuyện dễ. Vì vậy, ở bài này cũng như ở bài tiếp sau về “Chương trình và sách giáo khoa” của cùng tác giả, chúng tôi xin lựa chọn phương pháp thể hiện nội dung các bài viết bằng cách chủ yếu trích dẫn trực tiếp ý kiến của một số nhà hoạt động giáo dục tiêu biểu thời trước, coi họ như người chứng cho từng vấn đề liên quan, nhưng được bố cục/ hệ thống lại cho dễ theo dõi, thay vì diễn dịch/ tổng hợp lại từ những ý kiến đó của họ. Thỉnh thoảng chúng tôi có cho xen vào một số ít ỏi lời đánh giá, bình luận theo sự nhận thức của riêng mình, mà chúng tôi nghĩ là cần thiết để dẫn dắt câu chuyện. Chúng tôi tự nghĩ cách làm như vậy tuy không được công phu cho lắm nhưng vừa đảm bảo tính khách quan, vừa duy trì được nguồn tài liệu “gốc” để tiện việc tham khảo, khi ai cần vẫn có thể trích dẫn lại được, vì các nguồn tài liệu loại này đã ngày càng trở nên quý hiếm và khó tìm.
Hoàng Đế Bảo Đại bị Việt Minh thúc ép thóai vị, hoàn toàn không do tự nguyện .


Trích dẫn chứng minh cựu Hoàng Bảo Đại lập thương thuyết với Pháp để được Pháp trao trả độc lập ,thành lập một chính phủ Quốc Gia chống lại sự cộng sản hóa đất nước cuả lực lương Việt Minh do HCM lãnh đạo núp dưới danh nghĩa giành độc lập cho VN..hoàn toàn không do Pháp chủ đơn thuần chủ động; mà cũng do nguyện vọng cuả các đảng phái Quốc Gia chống cộng Sản


Phe quốc gia làm việc ráo riết để đi đến một giải pháp độc lập ôn hòa không Cộng sản - một Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất được thành lập vào 1947 để ủng hộ Cựu Hoàng Bảo Đại đàm phán với Pháp. Tại HongKong, tại Trung Hoa và tại VN, ông và các người quốc gia khác đã tham gia tích cực trong “Giải pháp QGVN” ngược lại với chính phủ HCM được coi là giải pháp CS. Nhiều biểu tình tại Huế, Saigon ủng hộ giải pháp QGVN, yêu cầu Bảo Đại về lập chính phủ./Trong cuộc giành độc lập, phe “Quốc gia” đòi hỏi việc bãi bỏ Hiệp ước Patenôtre 1884 ( = Hòa ước Giáp Thân 1884 : Việt Nam chấp nhận cho Pháp cai trị và đất nước bị chia ra làm ba kỳ ; Nam Kỳ thuộc Pháp. Bắc Kỳ bảo hộ và Trung Kỳ tự trị), sát nhập Nam kỳ vào VN và giành độc lập - xây dựng một quốc gia VN hiện đại.
                                           
Nội các Trần Trọng Kim

Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội Nghị San Francisco 1951


Hội nghị 51 nước tham dự theo thứ tự ABC là: Argentina, Australia, Belgium, Bolivia, Brazil, Cambodia, Canada, Ceylon, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Czechoslovakia, Dominican Republic, Ecuador, Egypt, El Salvador, Ethiopia, France, Greece, Guatemala, Haiti, Honduras, Indonesia, Iran, Iraq, Japan, Laos, Lebanon, Liberia, Grand Duchy of Luxembourg, Mexico, Netherlands, New Zealand, Nicaragua, Norway, Pakistan, Panama, Peru, Republic of the Philippines, Poland, Saudi Arabia, Soviet Union, Syria, Turkey, Union of South Africa, United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, United States of America, Uruguay, Venezuela, Viet Nam.
 3.- THÁI ĐỘ CỦA CÁC NƯỚC CỘNG SẢN
Trong 51 nước trên đây, có ba nước lúc đó theo chế độ cộng sản là Czechoslovakia (Tiệp Khắc, chưa chia hai), Poland (Ba Lan) và Soviet Union (Liên Bang Xô Viết hay Liên Xô). Cả Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) lẫn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) đều không được mời tham dự, vì hội nghị không biết mời ai là đại diện cho Trung Hoa tại hội nghị.
Trong dự thảo hiệp ước, Nhật Bản quyết định từ bỏ quyền hành ở các hải đảo dọc bờ biển Trung Hoa và Việt Nam, nhưng không ghi là giao lại cho ai, vì hải đảo của nước nào thì nước đó đương nhiên nhận lại. Dự thảo nầy được gởi đến các nước để tham khảo và tu chính trước ngày diễn ra hội nghị.
Hội nghị 51 nước tham dự theo thứ tự ABC là: Argentina, Australia, Belgium, Bolivia, Brazil, Cambodia, Canada, Ceylon, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Czechoslovakia, Dominican Republic, Ecuador, Egypt, El Salvador, Ethiopia, France, Greece, Guatemala, Haiti, Honduras, Indonesia, Iran, Iraq, Japan, Laos, Lebanon, Liberia, Grand Duchy of Luxembourg, Mexico, Netherlands, New Zealand, Nicaragua, Norway, Pakistan, Panama, Peru, Republic of the Philippines, Poland, Saudi Arabia, Soviet Union, Syria, Turkey, Union of South Africa, United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, United States of America, Uruguay, Venezuela, Viet Nam.
 3.- THÁI ĐỘ CỦA CÁC NƯỚC CỘNG SẢN
Trong 51 nước trên đây, có ba nước lúc đó theo chế độ cộng sản là Czechoslovakia (Tiệp Khắc, chưa chia hai), Poland (Ba Lan) và Soviet Union (Liên Bang Xô Viết hay Liên Xô). Cả Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) lẫn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) đều không được mời tham dự, vì hội nghị không biết mời ai là đại diện cho Trung Hoa tại hội nghị.
Trong dự thảo hiệp ước, Nhật Bản quyết định từ bỏ quyền hành ở các hải đảo dọc bờ biển Trung Hoa và Việt Nam, nhưng không ghi là giao lại cho ai, vì hải đảo của nước nào thì nước đó đương nhiên nhận lại. Dự thảo nầy được gởi đến các nước để tham khảo và tu chính trước ngày diễn ra hội nghị.


Trần Văn Hữu (18951985), thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao của chính phủ Quốc gia Việt Nam từ tháng 5 năm 1950 đến tháng 6 năm 1952.














Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Hanoi’s Capitalist Revolution



Hanoi’s Capitalist Revolution
Michael J. Totten
Free markets, private businesses, malls, and a middle class —not what Ho Chi Minh had in mind.
Summer 2015

Cách mạng Tư bản Chủ nghĩa của Hà Nội

25/08/2015
City Journal
Tác giả: Michael J. Totten
Người dịch: Huỳnh Phan
Hè 2015


Hà Nội ngày nay tràn ngập các hoạt động và thương mại. Ảnh: JOHN HARPER/CORBIS

Thị trường tự do, doanh nghiệp tư nhân, trung tâm mua sắm và tầng lớp trung lưu – không phải là những gì ông Hồ Chí Minh đã có trong đầu.
Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam cộng sản giờ đây đã thống nhất, là một cảnh vật bị tàn phá bởi mưa bom. Cư dân sống dưới một triều đại bình đẳng về khủng bố. Những người theo giáo điều khắc nghiệt đang điều hành đất nước cấm công dân kết giao với người nước ngoài hoặc thậm chí nói chuyện với vài khách ngoại quốc. Mọi người xếp hàng rồng rắn tại các cửa hàng với kệ trống rỗng để đổi tem phiếu nhu yếu phẩm lấy vài nắm gạo ít ỏi. Trên đường phố thỉnh thoảng mới có xe đạp là loại xe duy nhất chạy qua.
Tuy nhiên, kể từ đó, Hà Nội đã tự thay đổi nhanh hơn hầu hết thành phố nào khác trên thế giới. Hiện nay, thành phố này là ngọn núi lửa TBCN nổ bùng, và Việt Nam đang trên con đường nhanh chóng trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự đáng gờm. Christopher Hitchens đã từng nói, diễn giải câu của John Maynard Keynes: “Nhiều cuộc cách mạng được bắt đầu từ những người bảo thủ, bởi đây là những người đã cố làm cho hệ thống hiện có chạy đuợc và họ biết vì sao nó không chạy đuợc. Đó là một cái nhìn thấu sâu vào cốt lõi. Nó thường được biết theo cách nói của Marx như là cuộc cách mạng từ bên trên”. Đó đích xác là những gì đã xảy ra ở Việt Nam, mặc dù những người cách mạng này không phải là đảng viên đảng bảo thủ. Họ là đảng viên cộng sản.
Thế kỷ XX là thế kỷ đầy khó khăn đối với Hà Nội. Người Pháp xâm lược và biến nó thành thủ đô của Đông Dương thuộc địa Pháp vào năm 1887. Đế quốc Nhật chiếm thành phố năm 1940 và sát nhập Việt Nam vào Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á phát xít. Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam là nhà nước độc lập sau Thế chiến II, và lực lượng Việt Minh của ông kiểm soát một vài vùng lãnh thổ, nhưng người Pháp trở lại nắm quyền vào năm 1946 và ở lại cho đến khi quân đội cộng sản của HCM buộc họ ra đi vào năm 1954. Hà Nội sau đó trở thành thủ đô của nước bị đặt sai tên là [Bắc] Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều thập kỷ trôi qua trong nghèo khổ và tàn bạo. Hệ thống kế hoạch tập trung Mác-Lênin của HCM đã tàn phá nền kinh tế cùng với cuộc chiến với Hoa Kỳ và chính phủ miền Nam Việt Nam đuợc Mỹ hậu thuẫn – bao gồm cả việc dội bom chính Hà Nội – tạo nên sự hủy hoại hoàn toàn. Hơn 1 triệu người Việt Nam đã chết.
Bắc Việt đã thắng cuộc nội chiến vào năm 1975 và áp đặt hệ thống kinh tế và chính trị hà khắc ở miền Bắc vào miền Nam. Sài Gòn, thủ đô cũ của miền Nam, chịu thiệt hại khi miền Bắc chiếm lấy. Lâm Tường Vi, nhớ lại những hình ảnh sống động khi phía của cô bị thua trong cuộc chiến, nói: “Tất cả các trường học đều bị đóng cửa. Cô chú tôi đang học đại học đã phải bỏ học. Họ không thể đi tới đó. Tài sản bị tịch thu và đem cho người miền Bắc. Tuyên truyền cộng sản thậm chí đưa vào sách toán của chúng tôi. Chúng tôi đã có những câu hỏi như thế này: ‘Hôm qua một bộ đội giết chết 3 người Mỹ và hôm nay anh giết thêm 5. Anh đã giết tổng cộng bao nhiêu người Mỹ?’ Sách học không còn những loại câu hỏi này nữa, nhưng chúng đã tồn tại ngót năm hay mười năm”.

Chương trình TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM cập nhật hàng ngày



Chương trình TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM cập nhật hàng ngày đặc biệt dành cho người Việt hải ngoại:

Theo dỏi Tin tức-Thời sự cập nhựt hàng ngày, bấm vào: 

http://tv.qhvn.org/

1-TRUYỀN HÌNH gồm các đài: SBTN, RFA, VOA, BBC, VNTV, VIETFACE, SGN, SBTN/DC, NGUOIVIET v.v… 

2-MOVIE: gồm những phim chọn lọc (loại Playlist) phim nhiều tập, xem liên tục không cần phải bấm, chương trình thay đổi hằng tuần. 

3-VIDEO CLIPS: thay đổi hằng tuần.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Cổ Phiếu và Lãi Xuất tại Hoa Kỳ



Cổ Phiếu và Lãi Xuất tại Hoa Kỳ
Hùng Tâm - Hồ Sơ Người-Việt Ngày 150828

Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có nên tăng lãi suất không?   

* Trời ơi, lên hay xuống đây? *



Trong mươi ngày qua, những dao động mãnh liệt trên thị trường tài chánh Hoa Kỳ khiến mọi người chú ý và đây đó đã nêu câu hỏi rằng trong hoàn cảnh bất trắc này, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (Federal Reserve, xin viết tắt là Fed) có nên tăng lãi suất hay không. Hồ Sơ Người-Việt phải đào sâu vào thực tế quá chuyên môn để hiểu ra nguyên nhân và hậu quả của vấn đề lãi suất đó.


Cổ Phiếu Đến Giờ Điều Chỉnh

Thông thường, thị trường cổ phiếu có thể lên hay xuống vì hai loại nguyên nhân.

Nguyên nhân loại “căn bản” thuộc về tình hình kinh tế và kinh doanh của xí nghiệp có thể làm mức doanh lợi tăng hay giảm và trực tiếp ảnh hưởng đến trị giá của cổ phiếu. Tứ hai, loại nguyên nhân “kỹ thuật” là điều gì đó khó hiểu hơn vì thuộc về tâm lý của thị trường hoặc cả những thông tin đồn đãi bên ngoài. Giới giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (gồm có cổ phiếu và trái phiếu) phải chú ý đến nguyên nhân căn bản để đoán biết vì sao giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm. Nhưng nếu muốn biết là tăng giảm cỡ nào và bao giờ xoay chuyển thì người ta phải để ý tới các nguyên nhân “kỹ thuật”. Hồ Sơ Người-Việt không đi vào lãnh vực quá chuyên môn ấy.

Thông thường thì sau một giai đoạn tăng trưởng kéo dài nhiều năm, thị trường cổ phiếu có thể có lúc tạm ngưng và sút giảm chút đỉnh rồi mới lại tăng. Nếu giảm quá 10% thì đấy là một sự “điều chỉnh”. Khi mức sút giảm lại cao hơn, vượt quá 10% và lên tới 20% hoặc gần 40% thì đấy là sự đảo ngược trào lưu, từ tăng qua giảm, từ bull qua bear, sau khi hung hăng như con trâu thì âu sầu như con gấu.

Khi thị trường đi tới điểm lật sau một giai đoạn hưng phấn thì người ta quan tâm đến các yếu tố “kỹ thuật” để kịp thời bán cổ phiếu hầu có thể tránh bị lỗ - từ 10% đến cao hơn nữa. Vào thời điểm này, bất cứ một yếu tố hay tin tức nào cũng có thể dẫn tới phản ứng thái quá. Tại Hoa Kỳ sau bốn năm tăng giá khả quan, thị trường cổ phiếu đang đi tới điểm lật, tức là có thể điều chỉnh, mất chừng 10%. Đấy là lúc tin xấu dồn dập từ thị trường cổ phiếu và hối đoái Trung Quốc đã gây dao động mạnh. Song song, người ta cũng chờ đợi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh lãi suất, là nâng khỏi số không hiện nay để trở lại tình trạng bình thường. Nói vắn tắt thì có hai yếu tố đang gây tác động mạnh là Trung Quốc và lãi suất, nhưng về căn bản thì hầu hết đều chờ đợi một vụ điều chỉnh.

Ở đây, chúng ta sẽ nói về lãi suất.

Hiệu Ứng Trung Quốc



Hiệu Ứng Trung Quốc

Nguyên Lam & Nguyễn Xuân nghĩa, RFA Ngày 150826
Diễn đàn Kinh tế
Khi kinh tế Trung Quốc suy sụp, các nước sẽ ra sao? 
 

* Một nhà đầu tư theo dõi giá cổ phiếu tại một trung tâm chứng khoán tại Thượng Hải vào ngày 26 tháng 8, 2015. cổ phiếu Thượng Hải đóng cửa giảm 1,27 phần trăm trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 26 tháng tám, 2015 - AFP *



Sau nhiều hoài nghi, kịch bản Trung Quốc có thể tăng trưởng thấp hơn đang trở thành hiện thực, nhất là từ các biến động tài chính tại Trung Quốc đã làm thị trường thế giới chao đảo từ Á Châu qua Âu Châu đến tận Bắc Mỹ trong mấy ngày liền. Nếu kinh tế Trung Quốc hạ cánh nặng nề thì tình hình sẽ ra sao cho kinh tế thế giới? Xin quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn của Nguyên Lam với chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa về câu hỏi này. 


Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, là một trong những người đã cảnh báo từ lâu rằng Trung Quốc không thể duy trì chiến lược phát triển cũ và sẽ bị suy trầm là hạ cánh nhẹ nhàng, hoặc suy thoái, là hạ cánh nặng nề, ông nghĩ sao về viễn ảnh kinh tế của xứ này sau những biến động tài chính vừa qua? Và về hiệu ứng của Trung Quốc cho kinh tế thế giới?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sản lượng kinh tế Trung Quốc có thể đứng hạng nhì sau Hoa Kỳ và trước Nhật Bản nhưng xứ này vẫn là một quốc gia lạc hậu về thông tin nên người ta mới ngạc nhiên về những tin xấu đang đồng loạt xảy ra từ hai tháng nay. Những tin xấu này gây hốt hoảng toàn cầu, làm các thị trường cổ phiếu mất nhiều ngàn tỷ đô la trong mươi ngày, nhưng cũng xác nhận rằng kinh tế Trung Quốc chẳng là sự kỳ diệu và sau ba chục năm có mức tăng trưởng khoảng 10% thì cũng có lúc phải hạ cánh. Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu trước tiên về các chỉ dấu hạ cánh này.

Nguyên Lam: Trên diễn đàn chuyên đề của chúng ta, ông dự báo nhiều lần là kinh tế Trung Quốc sẽ bị suy trầm là tăng trưởng chậm hơn và thậm chí suy thoái là còn bị tăng trưởng âm, là hạ cánh nặng nề, với hàng loạt khủng hoảng tài chính, ngoại hối hay ngân hàng. Nghịch lý ở đây là kinh tế Trung Quốc có sản lượng rất cao, có khi bằng 15% của sản lượng toàn cầu, nhưng lại nghèo nàn về thông tin như ông vừa trình bày, thế thì làm sao thế giới bên ngoài có thể biết mà chuẩn bị?

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

PHẢI CHĂNG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC ĐÃ CÙNG ĐƯỜNG? - Foreign Affairs, May/Jun 2015 Issue - The End of Reform in China

PHẢI CHĂNG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC ĐÃ CÙNG ĐƯỜNG?
Thứ Ba, ngày 25 tháng 8 năm 2015



Người dịch: Trần Tuấn Anh

Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng 

Lược trích bài viết của tác giả Youwei, học giả người Trung Hoa ẩn danh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, nguyên bản tiếng Anh là Youwei, “ The End of Reform in China: Authoritarian Adaption Hits a Wall” - Foreign Affairs, May/Jun 2015 Issue.

Kể từ lúc bắt đầu cải cách hậu Mao từ cuối thập niên 1970, chính quyền Trung Hoa lục địa đã nhiều lần đảo ngược thành công những tiên đoán về sự sụp đổ của nó. Chìa khóa của sự thành công đó nằm ở chủ trương mà người ta có thể gọi nó là “Sự thích nghi của chế độ chuyên chế”, tức là sự sử dụng các chính sách cải cách nhằm thay thế một sự thay đổi thể chế cơ bản. Nhiều người tiếp tục kỳ vọng vào một đợt cải cách sâu rộng tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhưng xem ra họ có thể sẽ bị thất vọng, bởi vì không còn nhiều tiềm năng cải cách trong khuôn khổ chuyên chế hiện nay ở Trung Quốc. Một trạng thái cân bằng tự củng cố của sự trì trệ đang được hình thành và khó có thể bị phá vỡ.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Tưởng Năng Tiến – Vin Danh Cách Mạng



Tưởng Năng Tiến – Vin Danh Cách Mạng


“Cách mạng cũng hay đấy chứ! Đem mà cách cái mạng mẹ kiếp của lũ chúng nó đi.”
(AQ chính truyện, Lỗ Tấn)

Tôi đọc Thư gửi bạn ta của Bùi Bảo Trúc hàng ngày. Bữa rồi, trên Thời báo ông đặt một câu hỏi (“cách mạng gì mà kỳ quá vậy?”) sau khi xem “một bản tin rất kỳ lạ” từ trong nước:
“Tờ Pháp luật ở trong nước vừa đăng một bản tin rất kỳ lạ: một thanh niên ở tỉnh Quảng Nam, sau một chầu ăn nhậu với bạn bè, đã xông vào một cư xá, định hiếp dâm một cô giáo, nhưng bị cô giáo chống cự dữ dội nên đương sự không thực hiện được ý định…
Đương sự sau đó bị bắt giữ, bị truy tố ra tòa và bị tòa phạt 3 năm tù. Đương sự kháng cáo, xin được giảm án và tòa sau khi xét lại hồ sơ, đã giảm bản án 3 năm tù xuống còn 2 năm… lý do… vì gia đình của Sơn ‘có công với cách mạng.’
Cách mạng gì mà kỳ quá vậy?”

Vịt Giời Bắc Kinh Trúng Tên

Kinh tế Trung Quốc đang gặp vấn đề. Nhẹ thì suy trầm là hạ cánh an toàn với đà tăng trưởng thấp hơn chỉ tiêu hoảng tiều của lãnh đạo Bắc Kinh. Nặng thì suy thoái là hạ cánh tan tành. Họ do dự giữa hai bờ sinh tử và đang rơi vào cửa suy thoái, depression.

Những ai không mắc bệnh Mê Tầu thì có thể biết rằng các nước bắt đầu áp dụng quy luật thị trường đều có thể đạt mức tăng trưởng cao vào giai đoạn đầu. Nhưng sau vài chục năm thì cũng phải điều chỉnh với tốc độ chậm hơn của nền kinh tế trưởng thành đã công nghiệp hóa. Nhiều nước Đông Á đã trải qua kinh nghiệm này mà chỉ có Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan là lên tới Quang Minh Đỉnh. Các nước khác thì lẹt đẹt phía sau, bị vây trong “bẫy xập của lợi tức trung lưu”, là lợi tức trung bình một đầu người chỉ ở khoảng 10 ngàn đô la một năm mà không vượt lên trình độ Nhật Bản, Nam Hàn hay Đài Loan, người dân có lần lượt là 36 ngàn, 28 ngàn và 23 ngàn đô la.

Chuyên đề :  Phạm Quỳnh


Dù bị Cọng sản Việt Nam (CSVN) giết bằng cuốc xẻng; thây bị vùi dập dưới mương tại một nơi hẻo lánh bên bờ sông Bồ của miền Trung vào một đêm trăng lưỡi liềm đầu thu năm 1945, nhưng danh tiếng Phạm Quỳnh vẫn không hề tuyệt tích. Nam Phong Tạp Chí, một kho tàng văn học, nghệ thuật mà ông là linh hồn, đã vượt không gian thời gian, chiếm môt vị trí đáng kể trong văn học sử, được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho giảng dạy bậc Trung Học từ thập niên 60; gần đây còn được đưa vào thế giới ảo điện toán. Viện Việt Học California đã giới thiệu công trình chuyển 210 số báo gồm 35,000 trang chữ từ 1917 đến 1934 vào bộ DVD-Rom, tại các địa điểm có đông người Việt cư ngụ. Và có vẻ không còn ngăn được gió lành phương Nam thổi về, sau nhiều thập niên bị kết tội là bồi bút, đại Việt gian phản quốc, một số tác phẩm của nhân vật này đã thấy Hà nội cho lưu hành ở Việt Nam.

Nam Phong Tạp Chí


Điểm Nhấn trong ngày.

Nỗi khổ tâm của phụ huynh vào mùa tựu trường

Hát quốc ca sẽ bị thu phí tác quyền?

Song Chi - Có lẽ vì chúng ta chưa đủ đau, đủ nhục

Võ Thị Hảo - Kỷ niệm CM tháng 8 và 2/9: Hãy chôn “chiếc bẫy” xuống địa ngục