Tưởng Năng Tiến – Giữa Rùa & Chó
My religion is simple. My religion is kindness.
Có thể nói chính sách “biệt vô tăm tích” là quốc sách rất thâm và cực kỳ
độc ác, phi nhân có tính toán của đảng CS trong thời chiến...
Vào thời bình “quốc sách” này, xem chừng, cũng không khác
mấy – theo tường trình của RFI:
Trong bản Báo cáo Tình hình Buôn người
năm 2014, vừa được công bố ngày 20/06/2014, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn xếp Việt
Nam vào Danh sách loại 2 ( TIER 2 ), vì chính phủ Việt Nam bị xem là « chưa
tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu, tuy nhiên cũng đã có những nỗ lực
đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua bán người... »
Bộ Công an khuyên Tạ Phong Tần đi Mỹ
Tổ
chức Ân Xá Quốc Tế phát động cuộc vận động khẩn cấp vì tình trạng của tù nhân
lương tâm blogger Tạ Phong Tần tháng 6/2015
Từ trại giam Thanh Hóa, nhà hoạt động Tạ Phong Tần cho người nhà
biết bà được cán bộ thuộc bộ Công An khuyên 'làm đơn xin đi định cư Hoa Kỳ’.
Hôm 13/8, trao đổi với BBC qua điện thoại, bà Tạ Minh Tú, em gái của
bà Tạ Phong Tần, cho biết vừa đi thăm bà Tần ở trại giam số 5, Thanh Hóa trước
đó một ngày.
Bà Tần cho em gái biết ba cán bộ thuộc bộ Công An khuyên bà 'làm
đơn xin đi định cư Mỹ' thì họ sẽ xin giùm. Bà Tần nói không làm theo điều này.
“Chị tôi khẳng định với họ rằng mình không có tội mà phải xin. Trừ
phi đại diện phía Mỹ trao yêu cầu này trực tiếp đến chị tôi hoặc người nhà”, bà
Tú nói.
Bà Tú cho biết trong cuộc gặp, bà có nói với chị gái là ‘không cần
làm đơn, họ cũng tống cổ chị đi giống như anh Điếu Cày sớm thôi!’.
Tuy vậy, bà Tú khẳng định đến nay, chưa có bất kỳ người thuộc Tổng
lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Hoa Kỳ liên hệ gia đình về việc này.
Ngoài ra, bà Tú cho biết bà Tần đang bị khối u ở đùi hành hạ đau từng
cơn nhưng không có điều kiện chữa trị trong trại giam.
Tháng 6/2015, gia đình Tạ Phong Tần nói bà đã ăn uống trở lại từ
ngày 14/6 sau nhiều tuần tuyệt thực.
Bà Tần, trong cuộc gặp đã nói là bà thôi tuyệt thực từ 14/6 và
đã ăn cơm trở lại, nhưng với bà bây giờ thì ‘sống cũng như chết, không tuyệt
thực cũng chết mà tuyệt thực cũng chết’, theo lời bà Tạ Minh Tú.
Trước đó, bà Tần nói với gia đình bà quyết định tuyệt thực vì bị
"cán bộ trại giam ngược đãi tù chính trị, giam trong trong phòng giam
không có cửa sổ và còn xây tường cao chắn ngang cửa chính", bà Tú nói.
Bà Tạ Phong Tần, chủ trang blog Công lý và Sự thật, bị bắt vào
ngày 5/9/2011 và bị kết án tù 10 năm vào năm 2012 vì tội Tuyên truyền chống Nhà
nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu tên
một số nhà báo mà Mỹ nói là ‘bị bỏ tù sai trái’, trong đó có bà Tạ Phong Tần.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói bà Tạ Phong Tần ‘đang thụ án 10
năm tù ở Việt Nam vì vạch trần tham nhũng của chính phủ’.
Trước đó, bà Tạ Phong Tần cũng được ông John Kerry và Đệ nhất Phu
nhân Mỹ Michelle Obama trao giải Phụ nữ Can đảm của Thế giới hồi tháng 3/2013.
Loạt bài về Nguyễn Hữu Đang 'cần thời điểm'
Nhà
văn Võ Bá Cường vẫn tin sẽ có ngày sách về ông Nguyễn Hữu Đang xuất bản chính
thức trong nước
Tác giả loạt bài về ông Nguyễn Hữu Đang, trụ cột của phong trào
Nhân văn Giai phẩm, cho biết ông vẫn ‘chờ thời điểm thích hợp’ để đăng bài và
xuất bản sách về nhân vật này.
Hôm 12/8, nhà văn Võ Bá Cường đã dành cho BBC cuộc trao đổi ngắn
quanh việc báo điện tử Dân Sinh thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, gỡ
bỏ loạt bài vừa đăng tải về ông Nguyễn Hữu Đang mà ông là tác giả.
Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Chương 9. Nguyễn Hữu Đang
(1913-2007)
Nguyễn Hữu Đang và Nhân văn Giai phẩm
Đặng
Tiến
Viết cho BBC từ Orleans, Pháp
Viết cho BBC từ Orleans, Pháp
Đám tang học giả Nguyễn Hữu Đang, qua đời vào tuổi
94, tại Hà Nội ngày 8-2-2007 hốt nhiên nhắc đến một nhân vật tưởng đã chìm vào
quên lãng, mặc dù đã tham dự vào nhiều biến cố lịch sử trọng đại.
Các cơ quan truyền thông trong nước không mấy đề cập đến sự kiện,
trong khi ngoài nước, báo chí, nhất là trên mạng, đã đưa nhiều thông tin.
Chủ yếu họ nhắc lại vai trò của Nguyễn Hữu Đang trong thời kỳ chống
Pháp, bị bắt từ 1930, tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương (1937-1939), hội
truyền bá Quốc ngữ (1938-1945), phong trào Văn Hóa Cứu Quốc (1943-1946), Ủy Ban
Giải phóng Dân Tộc tại Tân Trào 1945…
Người dựng kỳ đài Ngày Độc lập 2/9
BBC đăng lại bài của cố nhà thơ Phùng
Quán năm 1992 về ông Nguyễn Hữu Đang, người dựng kỳ đài Ngày Độc lập 2/9 năm
1945 ở Hà Nội.
Ông Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) từng bị thực dân Pháp bắt từ 1930,
tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương (1937-1939), Hội truyền bá Quốc ngữ (1938-1945),
phong trào Văn Hóa Cứu Quốc (1943-1946), Ủy Ban Giải phóng Dân Tộc tại Tân Trào
1945. Ông là người tổ chức ngày lễ 2-9-1945, xây dựng khán đài để Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội.
( Ghi chú thêm của HTL: Tại Lễ Đài ngày
2-9-1945. Lễ đài được treo lá cờ vàng 3 sọc đỏ. Tấm ảnh này đã biến mất trong
các tài liệu về ngày lễ Tuyên Bố Độc Lập của Hà Nội).
NGUYỄN HỮU
ĐANG BI THƯƠNG VÀ CAY ĐẮNG: GIỚI THIỆU
Trên báo Dân
Sinh từ hôm 05/8/2015 có giới thiệu loạt 30 bài về nhà trí thức yêu nước
Nguyễn Hữu Đang. Ông là một trong những người làm cho chữ Quốc ngữ cho ta
dùng hôm nay trong sáng và phổ cập, nhưng ít ai nhớ công lao ông cho dân tộc ở
điểm này. Nhưng chỉ mới đăng 3 loạt bài thì đã rút xuống, nên tôi xin chép lại
trên google cache để lưu lại 3 bài này, sau này có dịp sẽ tìm
27 bài còn lại. Câu chuyện đã 70 năm, nhưng đến hôm nay mà báo chí vẫn còn kiềm
hãm như một nhà tù thì chưa hy vọng gì đất nước khá được.
Tưởng Năng Tiến - Phùng
Quán, Nguyễn Hữu Đang và Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Có nơi nào
trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
(Phùng Quán)
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
(Phùng Quán)
Tác giả những câu thơ vừa dẫn, lúc sinh thời, kiếm sống bằng hai
nghề chính: viết chui và câu trộm. Báo giới ở Việt Nam, theo truyền thống có
kiêng có lành, không mấy khi muốn nhắc đến tên tuổi của một kẻ “viết chui” như
ông.
Phùng Quán qua đời, vào ngày 21 tháng 1, năm 1995. Sau khi đã nhắm
mắt xuôi tay, ông được thiên hạ nhắc nhở đến thường hơn – với ít nhiều ưu ái. Bài báo mới nhất viết về nhà thơ này, ký tên Nguyễn Thị Minh
Tâm, tựa là “Nhiều Nơi Cúng Giỗ Phùng Quán” – xuất hiện trên báo Tiền
Phong Online, vào ngày 03 tháng 12 năm 2006 – có vài chi tiết ngộ:
“Mỗi người về cõi âm để lại cho gia đình, người thân một ngày giỗ,
như là ‘kỷ niệm’ cuối cùng! Thường thì ngày giỗ do người thân thiết nhất là bố
mẹ, vợ, con nấu cúng. Riêng nhà văn Phùng Quán thì lại rất khác…”
Điểm Nhấn trong ngày.
66 Tỷ Làm Một Quán Hàng Tranh Bán Trong 6 Tháng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét