Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

PHẢI CHĂNG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC ĐÃ CÙNG ĐƯỜNG? - Foreign Affairs, May/Jun 2015 Issue - The End of Reform in China

PHẢI CHĂNG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC ĐÃ CÙNG ĐƯỜNG?
Thứ Ba, ngày 25 tháng 8 năm 2015



Người dịch: Trần Tuấn Anh

Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng 

Lược trích bài viết của tác giả Youwei, học giả người Trung Hoa ẩn danh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, nguyên bản tiếng Anh là Youwei, “ The End of Reform in China: Authoritarian Adaption Hits a Wall” - Foreign Affairs, May/Jun 2015 Issue.

Kể từ lúc bắt đầu cải cách hậu Mao từ cuối thập niên 1970, chính quyền Trung Hoa lục địa đã nhiều lần đảo ngược thành công những tiên đoán về sự sụp đổ của nó. Chìa khóa của sự thành công đó nằm ở chủ trương mà người ta có thể gọi nó là “Sự thích nghi của chế độ chuyên chế”, tức là sự sử dụng các chính sách cải cách nhằm thay thế một sự thay đổi thể chế cơ bản. Nhiều người tiếp tục kỳ vọng vào một đợt cải cách sâu rộng tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhưng xem ra họ có thể sẽ bị thất vọng, bởi vì không còn nhiều tiềm năng cải cách trong khuôn khổ chuyên chế hiện nay ở Trung Quốc. Một trạng thái cân bằng tự củng cố của sự trì trệ đang được hình thành và khó có thể bị phá vỡ.



Một lý do cho sự mất động lực để tiếp tục cải cách là hầu hết các cuộc cải cách đơn giản đều đã được thực hiện. Những lĩnh vực còn lại thì khó thay đổi, chẳng hạn: việc loại bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, tư hữu hóa đất đai, việc tăng thêm quyền cho Quốc hội trong các vấn đề tài khóa, việc thiết lập một hệ thống tư pháp độc lập. Nếu những vấn đề đó được thực hiện thì chúng bắt đầu đe dọa đến quyền lực của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đó là điều mà ĐCSTQ không muốn.


Một lý do cho sự mất động lực để tiếp tục cải cách là hầu hết các cuộc cải cách đơn giản đều đã được thực hiện. Những lĩnh vực còn lại thì khó thay đổi, chẳng hạn: việc loại bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, tư hữu hóa đất đai, việc tăng thêm quyền cho Quốc hội trong các vấn đề tài khóa, việc thiết lập một hệ thống tư pháp độc lập. Nếu những vấn đề đó được thực hiện thì chúng bắt đầu đe dọa đến quyền lực của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đó là điều mà ĐCSTQ không muốn.

Một lý do khác là đã hình thành một khối chống lại cải cách. Đó là hàng ngũ các quan chức của đảng cộng sản đang cảm thấy hài lòng hơn với việc giữ nguyên trạng so với tiếp tục cải cách vì sự giữ nguyên trạng là người bạn tốt của các nhà tư bản thân hữu (crony capitalism).

Về mặt xã hội, Lý thuyết hiện đại hóa tiên đoán rằng “Sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội (vế 1), từ đó dẫn đến sự thay đổi chính trị (vế 2)” . Nhiều người TQ tin rằng Trung Quốc là một ngoại lệ, không chịu sự chi phối của lý thuyết này. Ngoại lệ đó là ở TQ nhiều doanh nhân (tức là nhà tư sản) đã được vào Đảng Cộng sản. Sinh viên thì sao lãng bởi chủ nghĩa dân tộc. Công nhân và nông dân thì chỉ quan tâm đến sự công bằng về mặt vật chất. Thế nhưng, thứ ngoại lệ đó lại không phải là mặt xã hội hay văn hóa mà là Nhà nước. Ở Trung Quốc, thực tế là sự phát triển kinh tế đã dẫn đến các mâu thuẫn trong xã hội: Nông dân đòi giảm thuế, công nhân đòi được bảo hiểm xã hội nhiều hơn, sinh viên muốn thành lập các nhóm hoạt động xã hội, luật sư chú trọng hơn đến vấn đề bảo vệ nhân quyền v.v… Hiện nay ở Trung Quốc đã có hơn một triệu tổ chức phi chính phủ ở các địa phương. Internet đang là một thách thức lớn đối với chế độ. Những mưu cầu thực tiễn đó cần đến nhiều kỹ năng tổ chức và các luận đề tư tưởng để có thể trở thành những yêu sách chính trị. Chúng cần có những không gian chính trị nhất định để tự hoàn thiện và phát triển. Những không gian chính trị như thế hiện nay gần như không thể tồn tại ở Trung Quốc.

Chính quyền nước Trung Hoa Cộng sản đã tạo ra được một bộ máy tinh vi và cực kỳ hiệu quả để ngăn chặn vế thứ hai của lý thuyết hiện đại hóa, để không thể từ sự phát triển kinh tế dẫn đến sự thay đổi chính trị. Một điều khác quan trọng không kém là chính quyền đó đang định hướng dư luận trong nước rằng nhu cầu sống còn của Trung Quốc là phải duy trì sự ổn định. Để làm việc đó, một mạng lưới an ninh quốc gia vừa mạnh, vừa tinh vi hiện diện khắp nơi, bao gồm lực lượng an ninh chính thức và không chính thức, như dân quân tuần tra, những tổ trưởng dân phố, những người giám sát các khu dân cư, những tình nguyện viên an ninh, những đầu mối đưa tin và bán tin lấy tiền cho chính quyền về “những người khả nghi và những hành vi khả nghi”. Những đại ca giang hồ (Big Brother) cũng được huy động làm các đầu mối đưa tin. Những người bất đồng chính kiến với Đảng Cộng sản và với chính quyền là một trong những đối tượng cần săn tin của họ. Hệ thống an ninh này cũng hạn chế cơ hội cho bất kỳ một sự phát triển xã hội dân sự nào ở Trung Quốc.

Hiện nay, giới lãnh đạo ở Trung Quốc vẫn tiếp tục khoa trương về cải cách. Đáng kể nhất là chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình với đặc trưng là bí mật, mang nhiều toan tính chính trị hơn là một chương trình cải cách. Trước đó, nhiều cải cách nhỏ đã thúc đẩy được một số lĩnh vực nhưng không tạo được một sự chuyển mình nào. Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 năm 2012 nhấn mạnh đến cải cách hệ thống tư pháp nhưng cho đến giờ hầu như chưa có tiến triển gì đáng kể. Sự độc quyền kinh tế của nhà nước trong một số lĩnh vực vẫn chưa có gì thay đổi. Đằng sau sự trì trệ trong công cuộc cải cách đã diễn ra suốt 30 năm qua là sự bế tắc về ý thức hệ. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc luôn luôn ẩn chứa bên trong nó những mâu thuẫn nội tại. Bởi vì một hệ thống pháp lý khách quan cần cho một nền kinh tế thị trường lại là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ, do Đảng vốn tự cho mình là người trọng tài cuối cùng đối với các vấn đề xã hội. Nhu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc là tối thượng nhưng hiện nay ĐCSTQ lại không thể có được một hệ tư tưởng mạch lạc, thức thời để biện minh cho nhu cầu tối thượng đó. Chỉ dùng chủ nghĩa Marx rõ ràng là không ổn. Ngày nay ĐCSTQ phải viện dẫn cả đến triết lý Nho giáo (mà thời Cách mạng văn hóa đã bị dẹp bỏ). Nhưng kết hợp được hai hệ thống lý luận của Marx và Khổng với nhau không hề dễ dàng. Những giá trị cốt lõi do Tập Cận Bình đưa ra từ sự kết hợp hai hệ thống lý luận đó giống như một món ăn thập cẩm hơn là một tầm nhìn thống nhất (những giá trị đó là: thịnh vượng, dân chủ, văn minh, hòa hợp, tự do, bình đẳng, công bằng, pháp quyền, ái quốc, tận tâm, liêm chính, hữu nghị).

Từ tình hình đó, Trung Quốc sẽ đối mặt với 4 viễn cảnh tương lai (cũng có thể gọi là 4 kịch bản về tương lai):
Một là: Trung Quốc sẽ trở thành “Một Singapore quy mô lớn” (Singapore on Steroids). Đây là kịch bản mà ĐCSTQ ưa thích. Tuy nhiên kịch bản này lại khó trở thành hiện thực. Có nhiều lý do. Singapore là một nước nhỏ. Trung Quốc là một nước có diện tích và dân số khổng lồ. Giám sát một chính quyền và cai trị trên một lãnh thổ rộng như TQ không thuận lợi như Singapore. Singapore dẫu sao cũng ít chuyên chế hơn so với Trung Quốc đương đại. Singapore có thể chế đa đảng và tự do chính trị hơn Trung Quốc. Sự cạnh tranh chính trị ở đó tuy không phải là hoàn toàn công bằng nhưng năm 2011, các đảng đối lập ở Singapore vẫn giành được 40% (bốn mươi phần trăm) số phiếu bầu cử. Muốn bắt chước mô hình Singapore, Trung Quốc cần cởi mở hơn về chính trị, thậm chí có thể phải trở thành một nền dân chủ đa nguyên. Đây lại là điều mà ĐCSTQ không muốn mạo hiểm.

Hai là: Duy trì hiện trạng đã có với mô hình “Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc“. Nhưng với tình trạng tăng trưởng kinh tế ngày càng giảm sút, ĐCSTQ đang có mối lo sợ ngày càng gia tăng rằng khó có thể tiếp tục giữ vững chế độ này.

Ba là: Kịch bản thứ 2 có thể trở thành ngòi nổ cho kịch bản thứ 3. Đó là dân chủ hóa thông qua cơn khủng hoảng. Đây không phải là kịch bản mà ĐCSTQ thấy dễ chịu. Tuy nhiên, với một nền kinh tế bị tổn thương, các yêu cầu chính trị ngày càng gia tăng trong xã hội, các mâu thuẫn ngày càng trở nên sâu sắc. Đến khi quả bom chính trị do chính ĐCSTQ đã cài đặt (khủng hoảng dân số, ô nhiễm tàn phá môi trường sống, sự căng thẳng sắc tộc…) phát nổ thì các vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng. Kết quả lúc này có thể sẽ là sự quay trở lại một số hình thái chuyên chế, khi mà cả đất nước Trung Hoa chùn chân trước sự hỗn loạn của tiến trình dân chủ hóa.

Bốn là: Tiến trình dân chủ hóa theo tuần tự và được kiểm soát. Đối với một quốc gia có kích thước lớn và có chiều dài lịch sử như Trung Quốc thì quá trình dân chủ hóa nên được bắt đầu từ bên trong. Đây là kịch bản tốt nhất cho Trung Quốc. Nó có thể giúp Trung Quốc tránh được nhiều bi kịch trong tương lai. Nhưng kịch bản này lại khó xảy ra. Vì rằng trong bối cảnh hiện tại, muốn có tiến trình này, ngay từ bây giờ ĐCSTQ phải đặt nền móng cho sự chuyển mình êm đềm như thế. Đó là quá trình chuyển mình có bước cuối cùng là việc bầu cử đa đảng. Nói cách khác, bước cuối đó chính là điểm cuối của con đường dân chủ hóa.

T.T.A & N.H.H.

The End of Reform in China

 
By Youwei

Since the start of its post-Mao reforms in the late 1970s, the communist regime in China has repeatedly defied predictions of its impending demise. The key to its success lies in what one might call “authoritarian adaptation”—the use of policy reforms to substitute for fundamental institutional change. Under Deng Xiaoping, this meant reforming agriculture and unleashing entrepreneurship. Under Jiang Zemin, it meant officially enshrining a market economy, reforming state-owned enterprises, and joining the World Trade Organization. Under Hu Jintao and Wen Jiabao, it meant reforming social security. Many expect yet another round of sweeping reforms under Xi Jinping—but they may be disappointed.
The need for further reforms still exists, due to widespread corruption, rising inequality, slowing growth, and environmental problems. But the era of authoritarian adaptation is reaching its end, because there is not much potential for further evolution within China’s current authoritarian framework. A self-strengthening equilibrium of stagnation is being formed, which will be hard to break without some major economic, social, or international shock.
IS CHINA EXCEPTIONAL?
One reason for the loss of steam is that most easy reforms have already been launched. Revamping agriculture, encouraging entrepreneurship, promoting trade, tweaking social security—all these have created new benefits and beneficiaries while imposing few costs on established interests. What is left are the harder changes, such as removing state monop­olies in critical sectors of the economy, privatizing land, giving the National People’s Congress power over fiscal issues, and establishing an independent court system. Moving forward with these could begin to threaten the hold of the Chinese Communist Party on power, something that the regime is unwilling to tolerate.
Another reason for the loss of steam is the formation of an increasingly strong antireform bloc. Few want to reverse the reforms that have already taken place, since these have grown the pie dramatically. But many in the bureaucracy and the elite more generally would be happy with the perpetuation of the status quo, because partial reform is the best friend of crony capitalism.
What about society at large? Modernization theory predicts that economic development empowers society, which eventually leads to political transformation. With a per capita GDP of roughly $7,000, is China succumbing to this logic? Many argue that the country will not, because it is exceptional. Political legitimacy in China rests more on the goods government provides than the rights it protects, they claim. Entrepreneurs are co-opted, students are distracted by nationalism, peasants and workers are interested only in material justice. More likely, however, what is exceptional in China is not society or culture but the state.

An protest against the government's plans to construct a petrochemical plant in Zhejiang province, October 2012.
In China, as elsewhere, economic development has led to contention: peasants are demanding lower taxes, workers want more labor protections, students are forming activist groups, entrepreneurs are starting charities, media organizations have begun muckraking, and lawyers are defending human rights. Collective action has soared, and the country now has more than a million grass-roots nongovernmental organizations. And the Internet poses a big challenge for the regime, by linking ordinary people to one another—and to intellectuals. However, it takes organizational skills and ideological articulation for practical pursuits to mature into political demands. These require at least some political space to develop, and such space is almost nonexistent in China. If the Chinese Communist Party has learned anything from the 1989 democracy movement and the Soviet experience, it is the lesson that “a single spark can start a prairie fire,” as the Chinese saying goes. Equipped with tremendous resources, the regime gradually developed an omnipresent, sophisticated, and extremely efficient apparatus of “stability maintenance,” which has successfully prevented the second half of modernization theory’s logic from being realized. This system for ensuring domestic security is designed to nip any sign of opposition, real or imagined, in the bud. Prevention is even more important than repression—in fact, violent suppression of protests is seen as a sign of failure. China’s strong state is reflected not so much in its sharp teeth as in its nimble fingers.
Speech is censored, in the press and on the Internet, to prevent the publication of anything deemed “troublesome.” Actions are watched even more closely. Even seemingly nonpolitical actions can be considered dangerous; in 2014, Xu Zhiyong, a legal activist who had led a campaign for equal educational opportunities for the children of rural migrants, was sentenced to four years in prison for “disturbing public order.” Public gatherings are restricted, and even private gatherings can be problematic. In May 2014, several scholars and lawyers were detained after attending a memorial meeting for the 1989 movement in a private home. Even the signing of petitions can bring retribution.

Paramilitary policemen at Tiananmen Square, November 2012.
Just as important is the emerging mass line—that is, official public guidance—about China’s critical need to maintain stability. A grid of security management has been put in place across the entire country, including extensive security bureaucracies and an extra-bureaucratic network of patrol forces, traffic assistants, and population monitors. Hundreds of thousands of “security volunteers,” or “security informants,” have been recruited among taxi drivers, sanitation workers, parking-lot attendants, and street peddlers to report on “suspicious people or activity.” One Beijing neighborhood reportedly boasts 2,400 “building unit leaders” who can note any irregularity in minutes, with the going rate for pieces of information set at two yuan (about 30 cents). This system tracks criminal and terrorist threats along with political troublemakers, but dissenters are certainly among its prime targets. In today’s China, Big Brother is everywhere. The domestic security net is as strong yet as delicate as a spider web, as omnipresent yet as shapeless as water. People smart enough to avoid politics entirely will not even feel it. Should they cross the line, however, the authorities of this shadow world would snap into action quickly. Official overreaction is a virtue, not a vice: “chopping a chicken using the blade for a cow,” as the saying goes, is fully approved, the better to prevent trouble from getting out of hand.
This system is good at maintaining order. But it has reduced the chances of any mature civil society developing in contemporary China, let alone a political one. And so even as grievances proliferate, the balance of power between the state and society leans overwhelmingly toward the former. Social movements, like plants, need space in which to grow. And when such space does not exist, both movements and plants wither.
THE BURIED GIANT
Lacking support from above or below, reform in China has now stagnated, and may even be moving backward. The current leadership still embraces the rhetoric of reform, and it has indeed launched some reform initiatives. Yet they tend to be, as the Chinese say, “loud thunder, small raindrops.”
The most significant is Xi’s anticorruption campaign. Having brought about the downfall of 74 provincial-level officials over the past two-plus years, in addition to hundreds of thousands of lower officials, the campaign is certainly vigorous. In the three decades before Xi took power, only three national officials lost their positions for corruption; in less than three years under Xi, five have already done so. Yet the anticorruption campaign should not really be considered a reform program. Instead of encouraging freer media, more independent courts, and watchdog groups to expose and check corruption, the campaign is driven and controlled from the top and characterized by secrecy, ruthlessness, and political calculation. Yu Qiyi, an engineer at a state-owned enterprise who was accused of corruption, died of torture while being interrogated in 2013. Zhou Wenbin, a former president of Nanchang University, has also claimed to have been tortured, in early 2015. This is reminiscent of the Maoist “rectification” campaigns (albeit much less intense) or even disciplinary actions in imperial China. Such campaigns tend to produce more concentration of power rather than less, strengthening the legitimacy of particular charismatic leaders at the expense of bureaucracies.
Small reforms are moving forward in some other areas as well, but none of them is transformational. The 18th Party Congress, held in late 2012, emphasized judiciary reform, but so far, nothing much more than administrative restructuring has happened. A Central Committee edict in late 2014 promised to strengthen “institutions of independent and fair trials and prosecution,” but it set the first principle of legal reform as “asserting the leadership of the Chinese Communist Party.” Party officials frequently nod to the importance of “deliberative democracy,” and early this year, the party released a plan to “strengthen socialist deliberative democracy,” but it is unclear how deliberation can be made meaningful without ways of punishing institutional unresponsiveness.
There has also been repeated talk about reforming the laws and rules that apply to nongovernmental organizations. Progress in this area, however, is slow and dubious, as demonstrated by the forced dissolution of the Liren Rural Library project, which was focused on extracurricular learning in rural China. The economic arena has seen some genuine reforms, such as the reduction of licensing barriers for businesses and the introduction of more competition in banking, but many see the efforts as mild, with state monopolies in several areas largely untouched. And in social policy, the loosening up of the national one-child policy represents progress, but it may not be enough to make much of a difference.
Underlying the inertia is ideological deadlock. The so-called socialist market economy principle has guided China for over 30 years, allowing for both continuity and reform. It has always contained something of an internal contradiction, because the impersonal legal system required by the market economy could potentially compete with the personalized party leadership as the final arbiter of public affairs, and in recent years, the question has come to the fore with greater urgency: Which is more important, the needs of the market economy or those of the Communist Party?
In practice, the needs of the party prevail. But the regime has not developed a coherent, contemporary ideological discourse to justify that outcome. Marxism is obviously inadequate. The regime increasingly resorts to Confucianism, with its convenient emphasis on benevolent governance within a hierarchical order. Yet the two coexist uneasily because the party still nominally embraces Marxism-Leninism, whose emphasis on equality goes against Confucianism, which stresses hierarchy.
What Xi presents most often are the so-called socialist core values. Now posted everywhere in China, these include “prosperity, democracy, civility, harmony, freedom, equality, justice, the rule of law, patriotism, dedication, integrity, friendship.” The list reads more like an ad hoc patchwork than a coherent vision. It reflects anxiety more than confidence, and with good reason: a praxis without ideological grounding is weak and unsustainable.

A protester getting detained in Zhejiang province, October 2012.
FOUR FUTURES China faces four possible futures. In the first, which the party favors, the country would become a “Singapore on steroids,” as the China expert Elizabeth Economy has written. If the anticorruption campaign is thorough and sustainable, a new party might be born, one that could govern China with efficiency and benevolence. Policy reforms would continue, the country’s economic potential would be unleashed, and the resulting productivity and progress would boost the new party’s legitimacy and power.
Such a future is unlikely, however, for many reasons. For one thing, Singapore is much less authoritarian than contemporary China; it has multiple parties and much more political freedom. Political competition is not completely fair, but opposition parties won 40 percent of the popular vote in elections in 2011. For China to emulate Singapore, it would have to open up political competition significantly, possibly stepping onto a slippery slope to full pluralistic democracy—an outcome the Communist Party does not want to risk. Singapore is tiny, moreover, and so the cost of supervising its administration is relatively small. China is huge, and the party would find it increasingly difficult to supervise the country’s vast, multilevel governmental apparatus from the top down.
The second and most likely future, at least in the short term, is a continuation of the status quo. Whatever problems it has, the regime’s current model of “socialism with Chinese characteristics” is not exhausted. From demographics to urbanization to globalization to the revolution in information technology, the structural factors that have facilitated China’s rise are still present and will continue to operate for some years to come, and the regime can continue to benefit from them.
But not forever: a regime relying on performance legitimacy needs continued economic growth to maintain itself in power. With growth already slowing, fear of a hard landing is rising. A housing bubble, manufacturing overcapacity, financial instability, weak domestic demand, and widening inequality represent significant vulnerabilities. The bursting of the housing bubble, for example, could cause problems throughout the economy and then in the political sector, too, as local governments lost a major fiscal source that they rely on to support public services and domestic security.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét