Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Tưởng Năng Tiến – Vin Danh Cách Mạng



Tưởng Năng Tiến – Vin Danh Cách Mạng


“Cách mạng cũng hay đấy chứ! Đem mà cách cái mạng mẹ kiếp của lũ chúng nó đi.”
(AQ chính truyện, Lỗ Tấn)

Tôi đọc Thư gửi bạn ta của Bùi Bảo Trúc hàng ngày. Bữa rồi, trên Thời báo ông đặt một câu hỏi (“cách mạng gì mà kỳ quá vậy?”) sau khi xem “một bản tin rất kỳ lạ” từ trong nước:
“Tờ Pháp luật ở trong nước vừa đăng một bản tin rất kỳ lạ: một thanh niên ở tỉnh Quảng Nam, sau một chầu ăn nhậu với bạn bè, đã xông vào một cư xá, định hiếp dâm một cô giáo, nhưng bị cô giáo chống cự dữ dội nên đương sự không thực hiện được ý định…
Đương sự sau đó bị bắt giữ, bị truy tố ra tòa và bị tòa phạt 3 năm tù. Đương sự kháng cáo, xin được giảm án và tòa sau khi xét lại hồ sơ, đã giảm bản án 3 năm tù xuống còn 2 năm… lý do… vì gia đình của Sơn ‘có công với cách mạng.’
Cách mạng gì mà kỳ quá vậy?”

Vịt Giời Bắc Kinh Trúng Tên

Kinh tế Trung Quốc đang gặp vấn đề. Nhẹ thì suy trầm là hạ cánh an toàn với đà tăng trưởng thấp hơn chỉ tiêu hoảng tiều của lãnh đạo Bắc Kinh. Nặng thì suy thoái là hạ cánh tan tành. Họ do dự giữa hai bờ sinh tử và đang rơi vào cửa suy thoái, depression.

Những ai không mắc bệnh Mê Tầu thì có thể biết rằng các nước bắt đầu áp dụng quy luật thị trường đều có thể đạt mức tăng trưởng cao vào giai đoạn đầu. Nhưng sau vài chục năm thì cũng phải điều chỉnh với tốc độ chậm hơn của nền kinh tế trưởng thành đã công nghiệp hóa. Nhiều nước Đông Á đã trải qua kinh nghiệm này mà chỉ có Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan là lên tới Quang Minh Đỉnh. Các nước khác thì lẹt đẹt phía sau, bị vây trong “bẫy xập của lợi tức trung lưu”, là lợi tức trung bình một đầu người chỉ ở khoảng 10 ngàn đô la một năm mà không vượt lên trình độ Nhật Bản, Nam Hàn hay Đài Loan, người dân có lần lượt là 36 ngàn, 28 ngàn và 23 ngàn đô la.

Chuyên đề :  Phạm Quỳnh


Dù bị Cọng sản Việt Nam (CSVN) giết bằng cuốc xẻng; thây bị vùi dập dưới mương tại một nơi hẻo lánh bên bờ sông Bồ của miền Trung vào một đêm trăng lưỡi liềm đầu thu năm 1945, nhưng danh tiếng Phạm Quỳnh vẫn không hề tuyệt tích. Nam Phong Tạp Chí, một kho tàng văn học, nghệ thuật mà ông là linh hồn, đã vượt không gian thời gian, chiếm môt vị trí đáng kể trong văn học sử, được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho giảng dạy bậc Trung Học từ thập niên 60; gần đây còn được đưa vào thế giới ảo điện toán. Viện Việt Học California đã giới thiệu công trình chuyển 210 số báo gồm 35,000 trang chữ từ 1917 đến 1934 vào bộ DVD-Rom, tại các địa điểm có đông người Việt cư ngụ. Và có vẻ không còn ngăn được gió lành phương Nam thổi về, sau nhiều thập niên bị kết tội là bồi bút, đại Việt gian phản quốc, một số tác phẩm của nhân vật này đã thấy Hà nội cho lưu hành ở Việt Nam.

Nam Phong Tạp Chí


Điểm Nhấn trong ngày.

Nỗi khổ tâm của phụ huynh vào mùa tựu trường

Hát quốc ca sẽ bị thu phí tác quyền?

Song Chi - Có lẽ vì chúng ta chưa đủ đau, đủ nhục

Võ Thị Hảo - Kỷ niệm CM tháng 8 và 2/9: Hãy chôn “chiếc bẫy” xuống địa ngục


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét