Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

TED OSIUS TRAO NHỮNG VIÊN KẸO KHÓ NUỐT CHO VIỆT NAM Phạm Trần



TED OSIUS TRAO  NHỮNG VIÊN KẸO KHÓ NUỐT CHO VIỆT NAM
Phạm Trần


”Mở cửa thị trường của mình với thế giới bên ngoài, cho phép tự do trao đổi ý kiến trên Facebook, và tạo ra một lực lượng lao động trẻ và có tinh thần khởi nghiệp. Ở mọi nơi tôi đến trên đất nước này, tôi đều có thể thấy những kết quả mà quá trình này mang lại: hàng triệu người được thoát nghèo; giới trẻ rất lạc quan về tương lai của họ; các cộng đồng được bảo vệ an toàn hơn trước tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam có nhiều điều để tự hào, chắc chắn là vậy, nhưng cùng nhau chúng ta có thể làm còn nhiều hơn nữa.”
(Theo tài liệu từ Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội)

Tại sao chống ngập không thành công?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-09-29 


Ngày 26 tháng 9 thành phố Hồ Chí Minh xảy ra vụ ngập lịch sử, các quận trung tâm hầu như chìm trong biển nước và toàn cảnh thành phố như trong một trận hồng thủy của thế kỷ 21. Câu hỏi đặt ra: từ năm 2001 thành phố đã có những dự án chống ngập nhưng 15 năm sau không một triển vọng nào cho thấy việc chống ngập sẽ dần dần hiệu quả. Mặc Lâm trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực này để tìm câu trả lời gần với sự thật nhất.

Hỉ nộ ái ố Sài Gòn mưa

Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-09-29 


Mùa mưa năm 2016 ở Sài Gòn mà các cơn mưa trong hai chiều ngày 26 và 27 tháng 9, được cho là lớn kỷ lục trong vòng 40 năm qua, với những hỉ nộ ái ố của hàng triệu cư dân thành phố.
“Trời ơi chưa bao giờ nhà em mà nước ngập như vầy! Trời ơi, mấy anh cấp nước ơi mấy anh cấp nước! Trời ơi, mấy anh thoát nước ơi mấy anh thoát nước! Em lạy mấy anh.”

Dựng nước sau trận đại hồng thủy  


Kỳ 1: Điều gì xảy ra khi “đùng một cái” biển dâng 5 mét rưỡi?
Kỳ 2: Cái nhìn mới về Sơn Tinh – Thủy Tinh và chuyện Trăm trứng
Kỳ 3: Biển tiến: dựng nước – Biển lùi: giữ nước

Trung Quốc có thể kiểm soát Internet toàn cầu kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2016
China Could Control the Global Internet After Oct. 1 

Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính
29 Tháng Chín , 2016

Song ngữ: Việt-Anh

Vào tháng 11 năm 2014, truyền thông nhà nước China Daily đã dẫn lời của Lý Ngọc Tiêu (Li Yuxiao) – nhà nghiên cứu tại Học viện Không gian mạng Trung Quốc: “Giờ là lúc để Trung Quốc hiện thực hóa trách nhiệm của mình. Nếu Mỹ sẵn sàng từ bỏ việc điều hành của mình đối với lĩnh vực Internet, câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người nắm cây gậy chỉ huy và nó sẽ được quản lý như thế nào?”.
“Đầu tiên, chúng tôi phải thiết lập mục tiêu của mình trong không gian mạng, sau đó suy nghĩ về các chiến lược, trước khi chuyển sang việc cải thiện luật pháp của chúng tôi”, ông nói.
Hiện giờ, ông Lý là người đứng đầu của một cơ quan được tạo ra để buộc các công ty công nghệ phải tuân thủ theo pháp luật của chính quyền Trung Quốc. Những bình luận của ông có liên quan đến một quy trình mà Mỹ đã từng thông báo vào năm 2014 rằng, sẽ từ bỏ quyền kiểm soát đối với mạng Internet bằng cách chấm dứt hợp đồng giữa Bộ Thương mại Mỹ và Hội đồng Internet về Cấp phát Số hiệu và Tên miền (ICANN).
Quy trình này dự kiến sẽ được hoàn tất với hạn chót là ngày 1 tháng 10 năm 2016.
Bộ phận được bàn giao là Tổ chức Cấp phát Số hiệu Internet (IANA), là một cơ quan thuộc ICANN. Cơ quan này quy định đăng ký tên miền cho trang web, xử lý khu vực Hệ Tên Miền (DNS) cấp cao nhất (DNS root zone) để đảm bảo rằng người dùng Internet có thể trực tiếp truy cập vào trang web mà họ định truy cập, đồng thời xử lý các giao thức Internet..

TT Philippines đến "tham vấn"Việt Nam, song phương - đa phương hóa?


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã giải thích với Chủ tịch Việt Nam vì sao Philippines thấy cần đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông.
Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang.
“Thỏa thuận song phương với Trung Quốc là cần thiết vì quyết định của tòa không có khả năng hay cơ chế thi hành,” ông Yasay nói, theo báo Manila Times.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

TS. Phạm Đỗ Chí & Th.S. Phan Thanh Hà: Tranh Luận Clinton-Trump I: Ý Nghĩ Cử Tri Mỹ Gốc Việt và Người Việt?



TS. Phạm Đỗ Chí & Th.S. Phan Thanh Hà: Tranh Luận Clinton-Trump I: Ý Nghĩ Cử Tri Mỹ Gốc Việt và Người Việt? 


Sau nhiều mong đợi, cuộc tranh luận lần đầu giữa 2 ứng viên TT Mỹ diễn ra sôi nổi tối thứ hai 26/9/16 trong khuôn viên trường đại học  Hofstra ở New York và truyền hình ra khắp thế giới cho một cử tọa ước tính lên đến 100 triệu người.
Nhóm cử tri Mỹ gốc Việt tuy chỉ ít ỏi là 1% tổng số, nhưng lại có mặt rất đông ở vài bang đang cạnh tranh ngang ngửa cho 2 ứng viên, nhất là ở California và Florida. Ngoài ra một số đông người ở Việt Nam cũng theo dõi cuộc tranh cử TT Mỹ do ảnh hưởng lớn đến tương lai tình thế đất nước mình, cũng như đời sống một số đông bà con mình bên đó và biến chuyển đời sống kinh tế của chính mình hàng ngày do lượng lớn kiều hối và doanh số buôn bán hàng năm.

Ngô Nhân Dụng: Dân Trung Quốc coi “Mỹ Đả Tàu” 


Hàng trăm triệu người trên thế giới coi cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên giữa ông Donald Trump và bà Hilary Clinton, ứng cử viên tổng thống Mỹ. Người ta theo dõi để đoán trước coi ai hy vọng đắc cử hơn. Chính sách kinh tế của người đó chắc sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn buôn bán của mình trong bốn năm tới, nên phải biết trước. Thí dụ, trong 90 phút Trump và Clinton nói để chinh phục các cử tri ở Mỹ thì đồng peso của Mexico đã tăng giá thêm 2%. Tiền lên giá cho thấy nhiều tay buôn tin rằng kinh tế Mexico sẽ vững! Cụ thể là hiệp ước tự do mậu dịch (NAFTA) giữa Mỹ, Canada và Mexico vẫn còn. Và dân Mexico sẽ không lo phải trả tiển cho bức tường mà ông Trump hứa sẽ dựng lên ngăn biên giới hai nước!

Tây Tiến vào Trung Á


Hôm Thứ Hai 26 vừa qua, Bắc Kinh thông báo kế hoạch xây dựng một loạt tiền đồn cho Cộng hòa Tajikistan trên vùng biên giới giữa xứ này với Afghanistan. Kể hoạch này khai triển cuộc “vạn lý trường chinh” của Bắc Kinh vào Trung Á: đầu năm nay, Trung Quốc hoàn tất tiền trạm quân sự cho Chính quyền Tajik và nói tới việc thành lập một trung tâm chống khủng bố tại thủ đô Dushanbe và sau nhiều cuộc thao dượt quân sự với Kyrgyzstan, Tháng Tám vừa qua đã hoàn tất quy chế hợp tác tay tư với ba nước Trung Á là Afghanistan, Pakistan và Tajikistan. 

Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016


* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao?
* Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì?

Tân Sơn Hoà – Đại đội 72, Tiểu đoàn 7 Nhảy dù mất tích trên chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965


Trong cuộc hành quân không tải từ Pleiku đến Tuy Hoà, một chiếc phi cơ vận tải C-123B của Không Lực Hoa Kỳ mang số đuôi (Tail number) 376 trong nhiệm vụ chở quân (Airlift Mission) có chở theo 81 quân nhân thuộc đại đội 72 (ĐĐ 72), Tiểu đoàn 7 Nhảy dù (TĐ7ND) cất cánh lúc 1018H ngày 11 tháng 12 năm 1965, đã không đáp xuống phi trường theo giờ ấn định và cũng không đáp xuống bất cứ một phi trường nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà.

SỰ NHẦM LẪN THẾ KỶ:
Ải Nam Quan hay Ải Bắc Quan?


Theo Đại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:
"Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi là Trấn Nam Quan.
Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Đại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở.
Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có"Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Đình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có"Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."

Lúng túng chống ngập


TTCT - Công tác chống ngập của TP.HCM còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, thiếu bền vững, biểu hiện qua việc địa bàn ngập phát triển rộng ra ngoại thành, dự án chống ngập vừa hoàn thành đã có dấu hiệu quá tải...

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Tưởng Năng Tiến – Chuyện Ông Đinh Thế Huynh & Bà Trần Thị Thảo



Tưởng Năng Tiến – Chuyện Ông Đinh Thế Huynh & Bà Trần Thị Thảo


Phần lớn những vị lãnh đạo của ĐCSVN đều rất quan tâm đến việc trồng trọt và chăn nuôi. Trồng cây gì hay nuôi con gì là hai câu hỏi đầu môi của họ.
Tôi nhớ, vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn vô thăm tỉnh Tiền Giang. Ban thường vụ tỉnh ủy lúc đó đứng đầu là bí thư tỉnh ủy Chín Hải (tức Lê Văn Phẩm), và chủ tịch tỉnh Sáu Bình (Nguyễn Công Bình) dẫn TBT Lê Duẩn vô thăm vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận Tiền Giang (90.000 ha). Đứng trước cánh đồng bao la bát ngát của vùng Đồng Tháp Mười, TBT Lê Duẩn chỉ tay về cánh đồng trước mặt, hỏi:
     – Trồng những cây gì thế kia?
Bí thư tỉnh ủy Chín Hải lễ phép trả lời:
     – Thưa tổng bí thư, đó là rừng tràm ạ. Bỗng mọi người sửng sốt khi nghe TBT quát:
     – Ngu! Ngu! Sao không trồng lúa!!!

Võ Thị Hảo: Xử phúc thẩm Anh Ba Sàm: Làm gì để không là “phiên tòa đen"? 


Kể từ ngày người chồng là Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh(NHV) và trợ lý của anh là bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị giam giữ và kết án oan ức đến nay, vợ anh, bà Lê Thị Minh Hà (LTMH) đã trưởng thành lên nhiều và nới rộng giới hạn cuộc đời mình.
Chị đã đi qua ranh giới nhận thức của một sĩ quan công an được chính thể cộng sản đào tạo với mục trở thành con người - công cụ mù quáng.

Sao Băng: Cơ Trời dâu bể và sự thịnh, suy của Thủ tướng Phúc 


Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong một bài viết cho 71 năm Quốc khánh, đau khổ với dự cảm  chính trường Việt sắp vào cuộc dâu bể đa đoan. Trong khi người kế nhiệm, Trần Đại Quang, mỡ màng béo tốt với cái cổ lút vào cằm…
Chính trường Việt loạn từ thượng tầng đến hạ tầng và cuộc khủng hoảng này đang trở nên nghiêm trọng nhất từ trước đến nay khi nó diễn ra một cách khá “bài bản” từ gốc đến ngọn. Tràn lan các cuộc đấu tố trong Đảng bắt đầu từ Bí thư các tỉnh, thành.

Những chỉ dấu khủng hoảng trước mắt


Thế giới đang có quá nhiều chỉ dấu bất ổn, trong đó là nguy cơ khủng hoảng tài chính sắp tới tại Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế sẽ cùng chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa tìm hiểu xem người ta đã thấy những gì mà có kết luận u ám này…
Kinh tế Trung Quốc và Âu Châu đáng ngại nhất

RFI: Quan hệ Việt-Trung : Sách lược cân bằng đầy tế nhị của Hà Nội 


Ngày 10/09/2016, lần đầu tiên kể từ khi được bầu làm thủ tướng Việt Nam trong kỳ họp thứ nhất Quốc Hội khóa 14 hồi tháng Sáu, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến công du chính thức Trung Quốc. Tháp tùng thủ tướng Phúc là 12 quan chức thuộc các bộ ngành khác nhau.
Theo nhận định của nhà nghiên cứu Nicholas Chapman (Đại học Quốc tế Nhật Bản), trên báo mạng The Diplomat ngày 16/09/2016, chuyến đi này cho thấy ưu tiên và tầm quan trọng của mối bang giao của Việt Nam với nước láng giềng phương bắc, và cũng là đồng minh truyền thống.

Đọc sách: Giới thiệu Bộ tài liệu “Chính Đề Việt Nam” của tác giả
Tùng Phong Ngô Đình Nhu


Những Bài Học Thực Tiễn Vượt Thời Gian nhằm Định hướng Hành Trình cho DânTộc qua Phân Tích và Suy Luận từ Thực Tế Lịch Sử của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

LẬP HỘI CHO DÂN HAY CHO ĐẢNG ?



LẬP HỘI CHO DÂN HAY CHO ĐẢNG ?

Phạm Trần

Quốc hội Cộng sản Việt Nam đã có kế họach thảo luận  Dự luật về Hội  trong phiên họp kỳ 2/khóa 14, tháng 10/2016, nhưng ích cho dân thì ít mà  lợi cho nhà nước thì nhiều, kể cả khả năng ngăn chận việc thành lập Công đòan độc lập của công nhân.
Dự thảo có 8 Chương, 37 Điều “quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về hội.”

Tòa phúc thẩm tuyên y án với Anh Ba Sàm và cộng sự

Toà phúc thẩm tuyên y án đối với ông Nguyễn Hữu Vinh - Anh Ba Sàm ( 5 năm tù giam) và trợ lý Nguyễn Thị Minh Thuý (3 năm tù giam) theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự 1999.

Những phiên tòa chính trị qua ảnh


Những phiên toà chính trị xét xử các nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ và nhân vật bất đồng chính kiến đặc biệt hơn những phiên toà hình sự thông thường ở nhiều khía cạnh. 
Trần Hà Linh (tổng hợp)

Mai Thanh Truyết – Tiến trình Hán hóa của Trung Cộng: Xâm nhập và chiếm “Đất” Việt Nam
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam


Con đường xe lửa Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội: Con đường này đã được khánh thành vào giữa năm 2008. Tuy là con đường Trung-Việt nhưng chỉ cho xe lửa Tàu cộng di chuyển mà thôi vì đầu máy xe lửa Việt Nam không đủ kích thước để sử dụng. Từ đó, hàng hóa lậu và cả người Tàu di dân không cần chiếu khán cũng xâm nhập vào nội địa Việt Nam bằng phương tiện này.

Đọc Bóng Đè
Tác giả: Đỗ Hoàng Diệu 


Xuất hiện lần đầu trên văn đàn hải ngoại với truyện ngắn Tình chuột, in trên Hợp Lưu số 74 (tháng 12/2003- 1/2004), rồi liên tiếp: Những sợi tóc màu tang lễ (HL 75), Cô gái điếm và năm người đàn ông (HL 76), Bóng đè (HL 78), Dòng sông hủi (HL 80) và Vu quy (HL 82).

Đọc sách:  Nhật ký Rồng rắn


Nhật ký Rồng rắn của Tướng Trần Độ được viết vào lúc ông đang ốm nặng sắp mất. Trước khi ông mất vào năm 2002, tập nhật ký đã bị công an VN tịch thu, nhưng tập bản thảo đã được những nhà đối kháng kịp lưu trữ và phổ biến.
Đây là tập nhật ký lúc cuối đời của ông Trần Độ, người đã từng hy sinh cả cuộc đời cho đảng cộng sản, để rồi khi ông nhìn thấy rõ những tội lỗi mà đảng này đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, ông nói lên tiếng nói trung thực thì liền bị đảng trù dập bạo tàn.
Mong các bạn trẻ hãy bỏ chút thời giờ đọc tập tài liệu 3 phần này để tìm hiểu thêm.