Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

TS. Phạm Đỗ Chí & Th.S. Phan Thanh Hà: Tranh Luận Clinton-Trump I: Ý Nghĩ Cử Tri Mỹ Gốc Việt và Người Việt?



TS. Phạm Đỗ Chí & Th.S. Phan Thanh Hà: Tranh Luận Clinton-Trump I: Ý Nghĩ Cử Tri Mỹ Gốc Việt và Người Việt? 


Sau nhiều mong đợi, cuộc tranh luận lần đầu giữa 2 ứng viên TT Mỹ diễn ra sôi nổi tối thứ hai 26/9/16 trong khuôn viên trường đại học  Hofstra ở New York và truyền hình ra khắp thế giới cho một cử tọa ước tính lên đến 100 triệu người.
Nhóm cử tri Mỹ gốc Việt tuy chỉ ít ỏi là 1% tổng số, nhưng lại có mặt rất đông ở vài bang đang cạnh tranh ngang ngửa cho 2 ứng viên, nhất là ở California và Florida. Ngoài ra một số đông người ở Việt Nam cũng theo dõi cuộc tranh cử TT Mỹ do ảnh hưởng lớn đến tương lai tình thế đất nước mình, cũng như đời sống một số đông bà con mình bên đó và biến chuyển đời sống kinh tế của chính mình hàng ngày do lượng lớn kiều hối và doanh số buôn bán hàng năm.

Ngô Nhân Dụng: Dân Trung Quốc coi “Mỹ Đả Tàu” 


Hàng trăm triệu người trên thế giới coi cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên giữa ông Donald Trump và bà Hilary Clinton, ứng cử viên tổng thống Mỹ. Người ta theo dõi để đoán trước coi ai hy vọng đắc cử hơn. Chính sách kinh tế của người đó chắc sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn buôn bán của mình trong bốn năm tới, nên phải biết trước. Thí dụ, trong 90 phút Trump và Clinton nói để chinh phục các cử tri ở Mỹ thì đồng peso của Mexico đã tăng giá thêm 2%. Tiền lên giá cho thấy nhiều tay buôn tin rằng kinh tế Mexico sẽ vững! Cụ thể là hiệp ước tự do mậu dịch (NAFTA) giữa Mỹ, Canada và Mexico vẫn còn. Và dân Mexico sẽ không lo phải trả tiển cho bức tường mà ông Trump hứa sẽ dựng lên ngăn biên giới hai nước!

Tây Tiến vào Trung Á


Hôm Thứ Hai 26 vừa qua, Bắc Kinh thông báo kế hoạch xây dựng một loạt tiền đồn cho Cộng hòa Tajikistan trên vùng biên giới giữa xứ này với Afghanistan. Kể hoạch này khai triển cuộc “vạn lý trường chinh” của Bắc Kinh vào Trung Á: đầu năm nay, Trung Quốc hoàn tất tiền trạm quân sự cho Chính quyền Tajik và nói tới việc thành lập một trung tâm chống khủng bố tại thủ đô Dushanbe và sau nhiều cuộc thao dượt quân sự với Kyrgyzstan, Tháng Tám vừa qua đã hoàn tất quy chế hợp tác tay tư với ba nước Trung Á là Afghanistan, Pakistan và Tajikistan. 

Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016


* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao?
* Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì?

Tân Sơn Hoà – Đại đội 72, Tiểu đoàn 7 Nhảy dù mất tích trên chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965


Trong cuộc hành quân không tải từ Pleiku đến Tuy Hoà, một chiếc phi cơ vận tải C-123B của Không Lực Hoa Kỳ mang số đuôi (Tail number) 376 trong nhiệm vụ chở quân (Airlift Mission) có chở theo 81 quân nhân thuộc đại đội 72 (ĐĐ 72), Tiểu đoàn 7 Nhảy dù (TĐ7ND) cất cánh lúc 1018H ngày 11 tháng 12 năm 1965, đã không đáp xuống phi trường theo giờ ấn định và cũng không đáp xuống bất cứ một phi trường nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà.

SỰ NHẦM LẪN THẾ KỶ:
Ải Nam Quan hay Ải Bắc Quan?


Theo Đại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:
"Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi là Trấn Nam Quan.
Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Đại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở.
Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có"Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Đình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có"Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."

Lúng túng chống ngập


TTCT - Công tác chống ngập của TP.HCM còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, thiếu bền vững, biểu hiện qua việc địa bàn ngập phát triển rộng ra ngoại thành, dự án chống ngập vừa hoàn thành đã có dấu hiệu quá tải...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét