Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Bản tin ngày 22 tháng 4 năm 2017



Ai Chống Đảng Và Đảng Chống Ai?
Phạm Trần


Có nhiều dấu hiệu xung đột đang diễn ra trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam trước thềm Hội nghị Trung ương 5 (tháng 5/2017) bàn về kế họach “Đổi mới” đợt hai, hay “Tái cơ cấu kinh tế lần thứ 2”.

Đứng đầu tranh cãi là cuộc chạy đua giữa 2 luồng quan điểm “phải kiên định bằng mọi giá” chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” của phe bảo thủ và “cần dứt khóat cắt cái đuôi thằn lằn “định hướng Xã hội Chủ nghĩa” để ngóc đầu lên của phe cấp tiến.

Đứng giữa, là thành phần thứ ba, muốn dung hòa với chủ trương: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.”

Lý do phe thứ ba nổi lên vì đáp ứng được đòi hỏi của cả hai nhóm bảo thủ và cấp tiến, trong khi hai đối thủ không đủ sức đánh bại nhau.

Quân tử và kẻ tiểu nhân
21/04/2017
Huy Phương - VOA


Trong “Bên Thắng Cuộc,” tác giả Huy Đức ghi lại lời thân phụ ông, di cư vào Nam từ năm 1954: “Chưa có thời nào mà bắt người thua trận bị tù hàng chục vạn như thời Cộng Sản. Các tay này không biết lòng dân là thế nào sao?…
Thêm vào đó, cái ngỡ ngàng khó chịu nhất là dân miền Nam, thấy mình không phải là người “được giải phóng,” mà là “người thua trận,” bị khinh miệt, bị làm tình làm tội, đối xử không ra con người. 

Đối mặt với bạo loạn – thời khắc lịch sử của mỗi chính quyền
(Website Bộ Lao động Hoa Kỳ).
Song ngữ Việt-Anh


Xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây) hai ngày qua đang nóng lên với việc công an cưỡng chế đất đai, bắt giam các “thủ lĩnh” đấu tranh, và bị người dân chống lại, bắt ngược lại 15 cảnh sát cơ động. Cho dù kết cục thế nào, Đồng Tâm hôm nay cũng sẽ trở thành một ví dụ kinh điển (case study) cho khả năng xử lý khủng hoảng – giỏi hoặc dở – của chính quyền.

Cách đây hơn một trăm năm, nước Mỹ tư bản cũng đã có một ví dụ tương tự, đó là cuộc đình công của công nhân ngành than ở Pennsylvania năm 1902.
Vụ việc đã đi vào lịch sử như một bước ngoặt trong chính sách ở Hoa Kỳ, đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của việc đảm bảo thông tin minh bạch, chính xác trong tiến trình chính sách. Ngoài ra, nó còn làm nổi bật vai trò của một vị tổng thống mà đến nay vẫn được nhắc đến với sự mến mộ: Theodore Roosevelt.

Đối thoại FTA: Thứ trưởng Công an cho rằng ‘EU không hiểu rõ cơ chế Việt Nam’
By Trần Hà Linh     


Đó là ý kiến phản hồi của Thứ trưởng Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, với một phái đoàn dân biểu của Quốc hội châu Âu khi họ nói rằng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ gắn chặt với các đòi hỏi về nhân quyền ở Việt Nam.

Như Luật Khoa đã đưa tin, vào cuối tháng 2 vừa qua, một phái đoàn dân biểu thuộc Tiểu ban Nhân quyền của Quốc hội châu Âu (DROI) đã đến Việt Nam để tìm hiểu về tình hình nhân quyền và khả năng phê chuẩn EVFTA.
Dưới đây là tóm lược một số nội dung trong bản báo cáo của phái đoàn sau khi rời Việt Nam do DROI cung cấp cho nguồn tin của Luật Khoa. Báo cáo thuật lại sơ bộ các cuộc gặp với những quan chức cao cấp của Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, trong đó có Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương. Ngoài ra, còn có các cuộc tiếp xúc giữa phái đoàn với đại diện tôn giáo và khối xã hội dân sự (có giấy phép cũng như không có giấy phép) ở Việt Nam.

Điểm Nhấn trong ngày

Đồng Tâm: Thành công và thất bại

Ấy cũng là lúc họ hiểu ra đôi bên cùng thắng vậy.
TIN CỰC NÓNG Ở BẮC NINH, CÒN NÓNG HƠN MỸ ĐỨC
Chưa đi chưa biết Đồng Tâm, đi rồi thì thấy: họ đồng tâm thật!

Người Việt: Người dân cùng lúc chống cưỡng chế đất, bị đàn áp từ Bắc đến Nam

Một tài liệu lịch s quan trọng
PHAN CHU TRINH CHO NGUYỄN TẤT THÀNH MỘT BÀI HỌC
Đường bay thẳng từ Việt Nam đến Mỹ: Giấc mơ còn xa vời

Sắp có đường bay thẳng đến Mỹ

Tổng thống Donald Trump mời Thủ tướng Việt Nam thăm Mỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét