Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Bản tin ngày 27 tháng 4 năm 2017



Tưởng Năng Tiến –  Ông Tuân Nguyễn 



Tôi có trách nhiệm với tất cả, những oan uổng, đớn đau, những xấu xa, đang lăng nhục và xúc phạm con người. Vì tôi chưa đem hết sức mình thực hiện sứ mạng cao cả mà Thượng Đế đã đặc trao cho người nghệ sĩ”.
Tuân Nguyễn 

Việt Nam, “nhà tù lớn thứ nhì đối với các nhà báo công dân”
26/04/2017 


Việt Nam vẫn bị xếp hạng 175 trên 180 quốc gia được khảo sát về tự do báo chí, trong phúc trình năm 2017 của Tổ chức Ký giả Không Biên giới, RSF.
Tổ chức Ký giả Không Biên giới nói vì tất cả truyền thông nội địa đều được đặt dưới quyền kiểm soát và chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên những nguồn thông tin độc lập duy nhất là các blogger và nhà báo công dân, thành phần mà RSF cho là bị đàn áp nghiêm ngặt, kể cả bằng bạo lực dưới tay của cảnh sát mặc thường phục.

‘Tự do báo chí chưa bao giờ bị đe doạ như bây giờ’
26/04/2017


“Tự do báo chí trên thế giới chưa bao giờ bị đe doạ như trong lúc này”. Đó là nhận định của Tổ chức Ký giả Không Biên giới khi công bố chỉ số tự do báo chí thường niên hôm thứ Tư 26/4.
Tổ chức bênh vực tự do báo chí đặc biệt nêu bật các quốc gia dân chủ là nơi mà các quyền tự do báo chí sa sút nhiều nhất trong năm qua.
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới có đoạn viết:
“Với những tuyên bố đáng chê trách, các luật lệ khắc nghiệt, các xung đột lợi ích, và ngay cả việc sử dụng bạo lực, các chính quyền dân chủ đang chà đạp lên một quyền tự do mà trên nguyên tắc, lẽ ra phải là một trong những chỉ dấu hàng đầu về thành tích của họ.”

Luật pháp và các thiết chế của nó đứng về phía nhà báo chân chính
Right Is Might
We have the laws and institutions to fight attempts at information control
Báo cáo viên đặc biệt LHQ
By David Kaye
By Quỳnh Vi

25/04/2017
(Song ngữ Việt Anh)


Chúng ta nhìn thấy chính phủ các nước trên thế giới đang đe dọa sự lưu chuyển của thông tin. Họ làm điều này bằng việc kiểm soát trên mạng, tấn công trực tiếp ngoài đời và sách nhiễu, sử dụng thủ tục pháp lý hay ban hành những luật lệ với khuôn khổ quá rộng để dễ dàng bắt bớ.
Tất cả những hành vi đó của các chính phủ cho thấy họ mang cùng một nỗi sợ hãi và sự khát khao quyền lực không khác gì Một Nhà nước của Zamyatin.
Những chính phủ này đều sợ rằng, nếu người dân được trao cho những công cụ giúp họ tự mình tìm ra sự thật (hoặc bất kỳ một thông tin chính xác nào đó), thì quyền lực của chính phủ sẽ suy yếu.
Càng tham lam và càng suy thoái vì quyền lực, thì những kẻ đứng đầu các chính phủ đó lại càng có động cơ để tìm cách ngăn chặn những cuộc tranh luận công khai và hạn chế việc người dân tiếp cận thông tin.

DONALD TRUMP SẼ ĐI ĐÀ NẴNG HỌP APEC
Bùi Anh Trinh


“Một viên chức ngoại giao yêu cầu không nêu tên cho hay Hà Nội đón nhận tin Tổng Thống Donald Trump sang thăm Việt Nam với niềm phấn khởi rất cao, vì ông Trump là vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam ngay trong năm đầu tại chức”.( RFA, 21-4-2017 ).
Ông Trump đến Việt Nam để tham dự APEC.  Nhưng APEC nhóm họp vào năm nào thì đâu có tùy thuộc vào năm thứ mấy của Tổng thống Mỹ?  Bộ hết lý do để phấn khởi rồi hay sao? Bản tin của RFA đã nói rất rõ :
“Vài giờ đồng hồ trước khi Việt Nam nhận được thư mời ( Mời Thủ tướng CSVN sang Mỹ ), Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence cho báo chí ở Jakarta biết Tổng Thống Trump sẽ sang Việt Nam vào giữa tháng 11 năm nay để dự thượng đỉnh APEC” ( RFA, 21-4-2017 ).
Nghĩa là trước khi đưa thư mời Nguyễn Xuân Phúc thì Mỹ đã loan báo cho thế giới biết rằng Tổng thống Trump “sẽ sang” Việt Nam để dự thượng đỉnh APEC *( Chứ không phải “sang thăm” Việt Nam như CSVN đã 5 lần công khai mời ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét