Tội ác của chế độ CS không phải vì bắt một người dân mà độc
ác hơn là chia cắt tình thiêng liêng của mẹ con, cha con, vợ chồng, anh em, chị
em như họ đã làm từ 1954 tại miền Bắc và suốt 41 năm trong phạm vi cả nước. Những
người chết trong Cải Cách Ruộng Đất, trong Thảm Sát Mậu Thân có thể đã nằm yên
trong lòng đất nhưng nước mắt của gia đình, thân nhân họ chảy dài theo lịch sử.
Hãy Cùng Tôi Phản Đối chuyến viếng thăm của Phái
Đoàn Cộng Sản Việt Nam
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang California Janet Nguyễn, kêu gọi cộng
đồng người Mỹ gốc Việt tham gia cùng Bà để lên án chống đối chuyến viếng thăm sắp
tới của phái đoàn Dân Biểu Cộng Sản Việt Nam đến Quốc Hội Thủ Phủ Sacramento.
Phái đoàn Dân Biểu Cộng Sản Việt Nam bao gồm 8 thành viên, do ông Chủ Tịch Ủy
Ban Kinh Tế Vũ Hồng Thanh của chính quyền Cộng Sản Việt Nam và các đảng viên, dự
kiến sẽ viếng thăm Thủ Phủ Sacramento vào Thứ Hai, Ngày 03, Tháng 7.
Quan hệ Mỹ-Ấn
BANG GIAO QUỐC TẾQUA
RỒI THỜI KỲ NGOẠI GIAO NƯỚC BỌT
Tổng thống Donald Trump đã tiếp
và khoản đãi Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ tại Toà Bạch Ốc hôm 26 tháng 6
năm 2017 trong không khí bạn bè, nồng ấm.
Cả hai đều xuất thân từ giới kinh
doanh và cùng chủ trương "Make America First" và "Make in
India" nên không màu mè, chãi chuốc để kiếm phiếu và được tung hô. Họ nói
và làm điều gì mà đem lại lợi ích cho đất nước, dân tộc.
Trong cương vị Thủ tướng của quốc
gia đông dân thứ hai trên thế giới mà nghèo, Narenda Modi chấm dứt "chính
sách phi-liên-kết" hình thành từ năm 1955 để "liên kết đa
phương", "cân bằng chiến lược". Đặc biệt, nghiêng sang phía Hoa
Kỳ nên từ khi nhậm chức năm 2014 đến nay, Thủ tướng Modi đã đi thăm Mỹ 5 lần.
“Ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống
trị châu Á sẽ thống trị thế giới.” (Alexander Vuving, “Trung Quốc sẽ làm gì ở
Biển Đông”, Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016).
Trong báo cáo “Asia-Pacific Rebalance 2025: Capabilities,
Presence, and Partnerships”, CSIS, January 19, 2016), các chuyên gia CSIS đã cảnh
báo rằng Trung Quốc trỗi dậy là “thách thức chính” đối với Mỹ, và “đến năm 2030
thì Biển Đông hầu như sẽ trở thành cái ao của Trung Quốc” (“by 2030 the South
China Sea will be virtually a Chinese lake”).Liệu Việt Nam và Mỹ có muốn điều đó không, và có thể làm gì để ngăn chặn
điều đó?
1. Độc quyền tư tưởng, độc
quyền chân lý và hệ lụy tất yếu
1.1 Từ khi ra đời đến nay, “Đảng ta” vốn chỉ
sùng bái và tôn thờ duy nhất chủ nghĩa Mác-Lênin. Nói cho cùng, đây là chuyện hết
sức bình thường vì đó là quyền tự do tư tưởng của Đảng (chính xác hơn là của những
người trong Đảng, theo Đảng). Tuy vậy, điều không bình thường là Đảng ta hiện
nay (ước khoảng 4 triệu người) lại buộc cả dân tộc với hơn 90 triệu dân còn lại
phải tôn thờ và sùng bái giống như mình. Người xưa bảo: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Ấy vậy mà Đảng
ta đã dùng sức mạnh của toàn hệ thống chính trị áp đặt lên toàn thể dân chúng
(“Điều 4” của Hiến pháp năm 2013) để mình độc quyền lãnh đạo dân tộc và đất nước.
Đây rõ ràng là sự xâm phạm thô bạo quyền tự do tư tưởng của 90 triệu dân chúng
ngoài Đảng; là nguyên nhân cốt tử nhất làm cho con người Việt Nam tụt hậu và
trì trệ trước hết là về tư duy và nhận thức so với các dân tộc, quốc gia tiến bộ
khác trên thế giới. Bởi lẽ, tri thức nhân loại ngoài học thuyết Mác-Lê, còn biết
bao chủ thuyết khác, điều hay khác; Đảng si mê Mác-Lê là quyền của Đảng cớ sao
lại bắt ép người khác cũng si mê như mình?
Tin cho hay bản in lại cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn
Lục) của học giả Trần Trọng Kim vừa bị Cục Xuất bản, in và phát hành thu hồi vì
"có nhiều chi tiết không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng" trong
khi có ý kiến nói cuốn hồi ký có "giá trị lịch sử".
Cuốn hồi ký của học giả, thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng
Kim xuất bản năm 1949, tóm lược quãng đời làm chính trị của ông trong giai đoạn
1942 - 1948. Ông cũng là đồng tác giả bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư nổi tiếng đối với
bao thế hệ học sinh Việt Nam.
Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là “Một cơn
gió bụi” của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là “một cơn gió bụi”, hồi ký của
Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một
“cơn bão” xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về “một
góc đời thường” Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về
những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng
phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng “mền trùm đầu rồi bắt đi
mất tích”. Việt Minh, theo miêu tả trong “Một cơn gió bụi”, là tổ chức có thủ
đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940. “Một cơn
gió bụi” cũng cho thấy những chi tiết trong vấn đề xây dựng quan hệ Việt Minh
và Trung Cộng (dẫn đến tình trạng “phức tạp” mà đến nay tiếp tục gánh chịu như
một hậu quả lịch sử).
Lohman
previously served for four years as senior vice president and executive
director of the U.S.-ASEAN Business Council. There, he oversaw the regional
trade association’s mission of building U.S. market share in Southeast Asia and
led multiple delegations of Fortune 500 companies to the region. He
participated in business and policy forums and regularly represented the
council in interaction with high-level ASEAN officials. In the late 1990s,
Lohman was the council’s senior country director representing American
interests in Indonesia and Singapore.
Lohman
also has critical experience on Capitol Hill as a Senate staff member. In 2002,
he served as a senior professional Republican staffer advising then-Sen. Jesse
Helms, R-N.C., the ranking Republican on the Foreign Relations Committee, on
issues affecting East Asia. From 1991 to 1996, Lohman was a policy aide to Sen.
John McCain, R-Ariz., advising him on foreign policy, trade and defense issues.
Nhiều ngưởi tin rằng, Trung Quốc đang nắm lợi thế ở Biển
Đông. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn thì thấy Trung Quốc còn rất xa mới có thể hoàn
thành được những mục tiêu của mình – thậm chí Trung Quốc còn có một số thất bại
nghiêm trọng.
Trung Quốc đã thực hiện được nhiều hoạt động trên Biển Đông
– xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo, trang bị vững chắc về kinh tế và
yêu sách chủ quyền lãnh thổ. Những diễn biến đó đã khiến nhiều người tin rằng
quốc gia này đang nắm được lợi thế trong cuộc chiến địa chính trị cam go. Tuy
nhiên, xem xét kỹ hơn thì thấy Trung Quốc còn rất xa mới có thể hoàn thành được
những mục tiêu của mình – thậm chí Trung Quốc còn có một số thất bại nghiêm trọng.
Để biết liệu Trung Quốc đã đạt được những mục tiêu của mình
hay chưa, trước hết ta phải hiểu những mục tiêu đó là gì. Có ba điều Bắc Kinh
muốn đảm bảo ở Biển Đông. Đó là: chủ quyền, ưu thế chiến lược và lợi ích kinh tế.
Liệu có phải một số dự án dầu khí của Việt Nam được thúc đẩy
mạnh gần đây khiến Trung Quốc phật lòng, dẫn tới việc Phó Chủ tịch Quân uỷ
Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam?
Giải thích chính thức của Trung Quốc không đề cập gì đến khả
năng có mâu thuẫn giữa hai bên.
Tuy nhiên, Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải đặt
tại Hải Nam, nói với South China Morning Post:
"Một nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc cắt ngắn chuyến
thăm của ông Phạm có thể là vì Bắc Kinh xem Việt Nam nuốt lời hứa không khai
thác dầu khí ở khu vực tranh chấp ở Nam Hải."
Mỹ sắp đưa Trung Quốc
vào danh sách các nước phạm tội buôn người nghiêm trọng
Mỹ chuẩn bị đưa Trung Quốc vào danh sách các nước phạm
tội buôn người và cưỡng bức lao động nghiêm trọng nhất thế giới.
Reuters dẫn lời một nguồn tin cho biết Ngoại trưởng Mỹ Rex
Tillerson đã quyết định hạ Trung Quốc xuống “Hạng 3”, cấp độ tồi tệ nhất liên
quan đến vấn đề buôn bán người. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc bị
xếp ngang hàng với Iran, Triều Tiên, Syria và một số nước khác.
Danh sách cụ thể dự kiến sẽ được công bố ngày 27/6 trong một
báo cáo thường
26/06/2017 TTO - Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ
Thông tin và Truyền thông) vừa có công văn gửi nhà xuất bản Hội nhà văn thu hồi
sách Một cơn gió bụi (Kiến văn lục) của tác giả Trần Trọng Kim (NXB Hội nhà văn
& Phương Nam Books phát hành).
Lý do được Cục xuất bản, in và phát hành đưa ra là nhà xuất
bản Hội nhà văn đăng ký xuất bản đề tài Một cơn gió bụi với thể loại là thơ văn
nhưng nội dung cuốn sách khi xuất bản không đúng thể loại và tóm tắt nội dung
như đăng ký.
Cục Xuất bản, in và phát hành cũng cho rằng trong cuốn sách
có nhiều chi tiết, đánh giá không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm
chứng.
Vì vậy, đơn vị này yêu cầu nhà xuất bản Hội nhà văn không
phát hành và thực hiện thu hồi toàn bộ số sách Một cơn gió bụi đang phát hành
trên thị trường.
Một cơn gió bụi (Kiến văn lục) là cuốn hồi ký của học giả Trần
Trọng Kim (1882-1953), từng được NXB Vĩnh Sơn phát hành năm 1969.
Đầu năm 2017 sách được NXB Hội nhà văn và Phương Nam Books
phát hành.
Ngày 18-6-2017, tướng Trung Cọng Phạm Trường Long đến Hà Nội
tiếp xúc với các ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Ngô
Xuân Lịch rồi đột ngột bỏ về nữa chừng sau khi tuyên bố : “Biển Đông là lãnh thổ
của Trung Cọng từ xa xưa”.
Bình luận về việc này, VOA đưa ra giả thuyết :
Một số nhà phân tích cho rằng việc Việt Nam xích lại gần với
Hoa Kỳ và Nhật, nhất là chuyến thăm mới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với
các tuyên bố về Biển Đông sau đó, đã làm mếch lòng Trung Quốc. ( VOA, 22-6-2017
)…
Đó là bài học quý cho những ai đang nắm trong tay quyền lực.
Nếu thực sự vì dân, tin dân, hiểu dân và trọng dân, đừng vì bất kỳ lẽ gì để tìm
cách giấu dân.
South China Morning Post, Trung Quốc ngày 25/6 đưa tin, em
trai út của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ông Lý Hiển Dương và vợ đã được
nhìn thấy tại sân bay Hồng Kông cuối tuần qua.
Thông tin này lập tức gây chú ý đối với cánh truyền thông
cũng như dư luận xã hội, bởi tuyên bố gây sốc của ông Dương về khả năng ông sẽ
phải tìm đường tị nạn do những bất đồng, mâu thuẫn với anh trưởng và chị dâu về
cách xử lý ngôi nhà ông Lý Quang Diệu để lại. [1]
Ô Nhiễm ở Trung Quốc đã Đạt Mức Tận Thế
| Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
Theo Bộ bảo vệ môi trường Trung Quốc, 9 trong 10 thành phố của
Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn về mức độ ô nhiễm. 250,000 người Trung Quốc chết
mỗi năm vì ô nhiễm, các con sông chuyển sang màu đỏ, và vào năm 2030, Trung Quốc
sẽ HOÀN TOÀN CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC! Đó chỉ là một vài dấu hiệu của việc ô nhiễm ở
Trung Quốc đã đạt mức độ tận thế, điều đó đã ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu
toàn cầu. Hãy tìm hiểu phần còn lại trong tập này của Trung Quốc Không Kiếm Duyệt.
Điều khủng khiếp gì sẽ
xảy ra khi Vietnam vỡ nợ công lên hơn 2,7 triệu tỷ đồng ?
Nợ công có thể được coi là vấn đề tiêu biểu nhất của việc:
Cha chung không ai khóc – nhức nhối nhất trong xã hội ta từ xưa tới giờ. Mọi
người đều nghĩ nó không liên quan gì tới mình nên thờ ơ sống và “KHÔNG QUAN
TÂM”.
Gần đây trên truyền thông bắt đầu nói nhiều về nợ công hơn
trước kia. Nhiều người trẻ đọc và lướt qua vì nghĩ nó là vấn đề quá vĩ mô chả
liên quan gì tới mình.Người viết bài này sẽ phân tích cho các đọc giả thấy được
những tác động gián tiếp và trực tiếp đến túi tiền của bạn nhé.
Ủng hộ anh Phạm Minh Hoàng - Petition .....
Các Bạn và các Anh Chị thân mến,
Chắc một số các anh chị đã biết chuyện : anh Phạm Minh Hoàng đang bị vấn đề tại VN. Nhà cầm quyền VN muốn hủy bỏ quốc tịch VN của anh và trục xuất anh về Pháp. Nhưng nguyện vọng của anh là muốn ở lại VN.
Nhưng nếu chính phủ Pháp không donner le feu vert thì bên CSVN sẽ không làm được chuyện đó. Nên chúng ta cần làm áp lực bên phía Pháp.
Hiện nay đang có 2 hai phong trào để ủng hộ ang Hoàng , mong các anh chị tiếp tay giúp cho anh Hoàng:
Modèle lettre : Monsieur le Président Emmanuel Macron, Je vous écris pour vous faire part de mes préoccupations concernant le cas de Pham Minh Hoang, un blogueur renommé et ancien conférencier universitaire vivant au Vietnam. Le professeur Hoang a étudié et travaillé en France durant de longues années avant de retourner dans sa patrie pour enseigner. Ses écrits sur les questions sociales, l'environnement et l'éducation ont conduit à une peine injuste de prison de 17 mois par les autorités vietnamiennes en 2010. Plus tôt ce mois-ci, le gouvernement vietnamien a informé le consulat de France de leur décision de retirer à M. Pham Minh Hoang sa citoyenneté vietnamienne, ce qui pourrait conduire à son expulsion forcée. Si le professeur Hoang devait être extradé, il serait séparé de sa femme et de sa jeune fille et ne pourrait plus s'occuper de son frère aîné invalide de guerre. Cela constituera un acte inhumain et aussi une grave violation des droits de l'homme. Les autorités vietnamiennes veulent expulser Pham Minh Hoang vers la France. Je demande instamment au gouvernement français de refuser de coopérer avec le gouvernement vietnamien, car Pham Minh Hoang a clairement indiqué son souhait de rester dans son pays de naissance. J’ai confiance dans le fait que la France ne facilitera pas les actions de Hanoi contraires aux droits de l'homme et à la décence.
2) Pétition cho anh Hoàng do những người bạn của anh bên VN khởi xướng:
An ninh kiểm tra hộ khẩu bất ngờ bắt cóc thầy giáo Phạm Minh Hoàng và sẽ trục xuất sang Pháp Jun 23, 2017
Khẩn: An ninh kiểm tra hộ khẩu bất ngờ bắt cóc thầy giáo Phạm Minh Hoàng và sẽ trục xuất sang Pháp
DIỄN BIẾN VỤ VIỆC AN NINH XIN KIỂM TRA HỘ KHẨU RỒI BẤT NGỜ ĐỌC LỆNH TRỤC XUẤT GIÁO SƯ PHẠM MINH HOÀNG
Khoảng 18 giờ 30 hôm nay, An ninh khu vực xin vào tư gia giáo sư Phạm Minh Hoàng kiểm tra hộ khẩu. Sau khi cửa nhà được mở, đột ngột đoàn một nhóm người vào đọc quyết định trục xuất giáo sư Phạm Minh Hoàng sang Pháp. Họ lôi giáo sư Hoàng đi khi Giáo sư Hoàng vẫn chưa thay y phục. Sau đó an ninh nhốt vợ giáo sư Hoàng trong nhà và đưa giáo sư Hoàng đi. Trong quyết định được đọc, ngày 24/6/2017 Việt Nam sẽ trục xuất một người Việt ra khỏi Việt Nam.
Được biết, giáo sư Phạm Minh Hoàng là người Công giáo đang sống tại Sài Gòn. Theo từ điển Wikipedia, Giáo sư Hoàng sinh ngày 8.8.1955 tại Vũng Tàu. Ông đi du học tại Pháp năm 1973 và tốt nghiệp học vị thạc sĩ ngành Cơ học ứng dụng. Năm 2000 ông trở về Việt Nam, làm giảng viên hợp đồng dạy môn Toán học ứng dụng tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Vì lên tiếng, viết bài liên quan đến những vấn đề của đất nước, Giáo sư Hoàng đã bị bắt và kết án 17 tháng tù giam và 3 năm quản chế vào năm 2010.
Ra tù, Giáo sư Hoàng không rời bỏ lý tưởng, tiếp tục dấn thân cho những vấn đề xã hội. Có thể vì lý do đó mà nhà cầm quyền Việt Nam muốn tước quốc tịch Việt Nam của ông.
Việt Nam bắt ông Phạm Minh Hoàng, ‘trục xuất ngày mai’
23/06/2017
Giáo Sư Phạm Minh Hoàng bị công an bắt vào ngày tối ngày thứ Sáu 23/6 và sẽ bị trục xuất vào ngày mai, theo Facebook của gia đình.
Hôm 23/6, bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông Phạm Minh Hoàng, viết trên Facebook như sau: “Công an tới nhà lôi anh Phạm Minh Hoàng đi đâu không biết? Và nói ngày mai sẽ trục xuất anh ấy.”
Trần thuật từ Cối Xay Gió Nộp đơn khiếu nại về quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với Giáo Sư Phạm Minh Hoàng do Chủ Tịch nước ký.
22/06/2017
Luật sư Đăng Mạnh Theo FB Pham Minh Hoang
Sáng thứ hai ngày 19/06/2017, với tư cách là người đại diện theo sự ủy quyền của Giáo Sư Phạm Minh Hoàng, tôi đến trụ sở Bộ Tư Pháp – Văn phòng tiếp công dân tại địa chỉ số 12 Chu Văn An, Hà Nội để trực tiếp nộp đơn khiếu nại về quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với Giáo Sư Phạm Minh Hoàng do Chủ Tịch nước ký. Tiếp tôi tại văn phòng tiếp công dân là một nữ công chức trẻ tuổi, sau khi xem lướt qua đơn, cô ấy đề nghị tôi ngồi chờ để gọi cho nhân viên thuộc Vụ Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực ra để tiếp. Khoảng năm phút sau, cô ấy trở ra và trả lời rằng Vụ Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực từ chối tiếp vì không có thẩm quyền.
Reuters World News Vietnam police detain dissident for deportation
HANOI Vietnamese police detained a French dissident of Vietnamese descent for deportation on Friday after the Communist state revoked his Vietnamese citizenship last month, his wife said.
Pham Minh Hoang, a 61-year-old activist and mathematics lecturer, had dual French and Vietnamese citizenship before Vietnam canceled his citizenship without giving a reason, a move that drew criticism from human rights groups.
Vietnam Detains French-Vietnamese Professor, May Expel Him
2017-06-23
Authorities in Vietnam on Friday detained French-Vietnamese professor Pham Minh Hoang, according to his wife, who said the former political prisoner is likely to be expelled from his home country over the weekend following a decision by the government to revoke his citizenship.
Kieu Oanh told RFA’s Vietnamese Service that Hoang, 62, had been taken into custody late on Friday by police officers pretending to carry out a census survey at their home in Vietnam’s economic capital Ho Chi Minh City.
By Editorial Board By Editorial Board
June 22 at 7:39 PM
PRESIDENT TRUMP met with Vietnamese Prime Minister Nguyen Xuan Phuc last month to discuss trade and security issues. In their public statements about the visit, one topic got short shrift: human rights.
This was a glaring lapse. Vietnam has a long history of stifling dissent and cracking down on political activists. The State Department’s Vietnam 2016 Human Rights Report called the country an “authoritarian state.” Freedom House gives it the lowest possible rating on political rights and classifies it as “not free.”
Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tồi tệ về mọi mặt. Đảng Cộng sản duy trì độc quyền chính trị, không cho phép bất cứ thách thức nào đe dọa sự lãnh đạo của đảng. Các quyền cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận, chính kiến, báo chí, lập hội và tôn giáo, đều bị hạn chế. Các nhà hoạt động vì quyền con người và các blogger bị sách nhiễu, đe dọa, hành hung và tù giam. Nông dân tiếp tục mất đất cho các dự án phát triển mà không được đền bù thỏa đáng; công nhân không được phép thành lập công đoàn độc lập. Công an sử dụng tra tấn và đánh đập để ép nhận tội. Hệ thống tư pháp hình sự thiếu tính độc lập. Các trung tâm cai nghiện của nhà nước bóc lột trại viên, buộc họ lao động tạo ra sản phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Bất chấp những điều đó, ngày càng có nhiều nhà hoạt động và blogger công khai lên tiếng đòi các quyền tự do và dân chủ.
Cả gia đình Tôi tới định cư tỵ nạn Cộng sản Việt Nam tại Hoa Kỳ, vào đầu tháng 8 năm 1992 theo diện H.O.10 (Humanitarian Operation), đến nay 2015 tính ra cũng được hai mươi hai năm rồi. Các cháu nội, cháu ngoại của Tôi đã tiếp theo nhau vào Đại học. Có người đã tốt nghiệp và đã đi làm, có người còn đang tiếp tục học nửa chừng, có người sắp sửa hết chương trình Trung học, có người mới vào Tiểu học. Bạn bè của các cháu, có người là Hoa Kỳ chính gốc da trắng, cũng có người là Mỹ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ hay gốc các sắc tộc khác, đến nhà chơi trong những dịp Lễ hoặc kỷ niệm sinh nhật, biết Tôi là cựu Sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà ngày xưa, nên thường đưa ra những câu hỏi rất đơn giản và thành thật, yêu cầu Tôi giải thích cho họ rõ về 2 điểm mà họ thường thắc mắc sau đây: 1.- Ngày Quân Lực 19 tháng 6 là ngày kỷ niệm của Quân đội nước nào vậy?
2.- Việt Nam Cộng hoà đã tan rã không còn, tại sao các Ông vẫn hàng năm tổ chức ngày kỷ niệm Quân lực làm chi vậy?
Kỷ Niệm Ngày Quân Lực 19 Tháng 6 VNCH
Kỷ niệm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 6, 2016
Việt Nam Cộng Hòa: DiễN binh ngay Quân lực VNCH
Vinh danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu
Vann Phan
May 23, 2017 https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNEFIUTR1X1BlclJXYVlBNnAtLU9rdVVZTnRj/view?usp=sharing
Có thể nói rằng, so sánh với các quân đội khác trên toàn thế giới thời cận đại, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trong gần hết thời gian có cuộc Chiến Tranh Việt Nam (1960-1975), là lực lượng quân sự duy nhất mang trên vai hai trọng trách cùng một lúc: bảo vệ an ninh quốc gia và quản trị guồng máy hành chánh đất nước.
Việc thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ nặng nề này, tức là việc các thành viên thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa đánh giặc vừa trị nước, có vẻ như đã đặt chế độ quân nhân (military regime) tại Miền Nam Việt Nam vào vị thế của những chế độ quân phiệt (militarism, militaristic regime) cùng thời hay sau này trên khắp thế giới, đặc biệt là tại những quốc gia kém mở mang ở Nam Mỹ (Argentina [Á Căn Ðình], Brazil [Ba Tây], Chile [Chí Lợi], El Salvadore, Haiti, Nicaragua, Panama, Peru…), Á Châu (Bangladesh [Ðông Hồi cũ], Indonesia [Nam Dương], Iraq, Myanmar [Miến Ðiện cũ], Nam Hàn, Pakistan [Hồi Quốc], Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ…) hay Phi Châu (Algeria, Cộng Hòa Trung Phi, Congo-Brazaville và Congo-Kinshasa, Ai Cập, Ethiopia, Ghana, Libya, Niger, Nigeria, Somalia, Sudan, Uganda…), và ngay cả tại những quốc gia không Cộng Sản và tân tiến ở Âu Châu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà 1968-1975 ARVN: Reflections and Reassessments After 30 Years. Nhà sử học Bill Laurie Dịch giả: Nguyễn Tiến Việt
(Song ngữ Việt-Anh)
Bill Laurie is not only a Vietnam Vet, but a Vietnam War historian as well (a true expert on Vietnam War, not the kind of "military pundits" who used to talk "bullshit" in some military programs on TV). His following writing has been presented at The Vietnam Center Conference (Texas, March 29. '06) on the the subject "ARVN: Reflections and Reassessments After 30 Years." Don't let the quotations, statistic tables, and references intimidate you, this ARVN report speaks outright simple and is worth reading
Lời người dịch: Bill Laurie là sử gia Hoa Kỳ, một trong những chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam và nhân chứng được mời trình bày quan điểm trong cuộc hội thảo mang tên “Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa: Suy ngẫm và tái thẩm định sau 30 năm” (ARVN: Reflections and reassessments after 30 years) do Trung Tâm Việt Nam thuộc Ðại Học Texas Tech tổ chức tại Lubbock trong hai ngày 17 và 18 Tháng Ba năm 2006.
Trong số nhiều diễn giả Việt-Mỹ, ông Laurie là người nêu ra quan điểm của riêng ông về một quân đội mà ông từng sát cánh với cương vị một chuyên viên tình báo cao cấp trong nhiều năm. Bài này được chuyển ngữ từ nguyên bản bài viết của Bill Laurie, mà ông dùng để trình bày, vắn tắt hơn, trong buổi hội thảo. Bill Laurie gửi tặng bài viết cho dịch giả, cho phép được dịch và phổ biến trong giới truyền thông Việt ngữ. Những chữ viết ngả để trong ngoặc đơn là chú thích của tác giả để câu văn chuyển dịch mang được đầy đủ ý nghĩa của nó.
Từ khi Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 tại nước ta, dân chúng Việt Nam liên tiếp nổi lên tranh đấu chống Pháp giành độc lập. Lúc đầu, những cuộc khởi nghĩa bạo động nổ ra dữ dội khắp nơi trong nước, nhưng lực lượng quân sự Pháp được trang bị tối tân hơn, đã đàn áp mạnh mẽ và dẹp yên dần dần các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương và Văn thân. Không thể chiến đấu bằng quân sự, các sĩ phu vào đầu thế kỷ 20 kiếm cách tranh đấu khác, chuyển qua vận động duy tân để canh tân đất nước, và từ đó tiến lên đòi hỏi độc lập. Khởi nghĩa Yên Bái
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc tổng nổi dậy bằng vũ trang, nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của miền Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 2 năm 1930, do Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tổ chức và lãnh đạo. Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp để xây dựng một nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa. [2] Tỉnh lỵ Yên Bái chỉ là một trong những mục tiêu của cuộc tổng tấn công của VNQDĐ vào quân đội và chính quyền thuộc địa. Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại, đảng viên của VNQDĐ bị truy nã, giam cầm, và hành hình. Các lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính bị Pháp áp giải từ Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 11 đồng chí sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930. Những cái chết hào hùng ấy khiến địa danh Yên Bái mặc nhiên gắn liền với cuộc tổng nổi dậy, và từ đó lịch sử Việt Nam mệnh danh sự kiện này là cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái hay Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái.
Cuối thế kỷ thứ 19 thực dân Pháp đô hộ Việt Nam từ năm (1884). Quân dân, sĩ phu Việt Nam liên tiếp nổi lên nhiều phong trào chống giặc dành chủ quyền. Các cuộc khởi nghĩa Văn Thân, Cần Vương đều thất bại nhưng không dập tắc được lòng yêu nước của người Việt Nam. Ðầu thế kỷ 20, các phong trào cách mạng rút được kinh nghiệm thất bại của hai phong trào trên nên thay đổi chiến thuật. Phong trào Ðông Du (19051908) của Phan Bội Châu (1867-†1940) được Tăng Bạt Hổ (1858-†1906) giúp đưa du học sinh sang Nhật Bản, nhằm đào tạo giới trẻ khi tốt nghiệp về canh tân đất nước, Phan Bội Châu chủ trương theo chế độ quân chủ, đồng thời nhờ Nhật giúp để đánh Tây…
17 THÁNG SÁU TƯỞNG NIỆM NGÀY TANG YÊN BÁI
Trần Trung Đạo
Massachusett, USA – Vào khoảng thời gian này 85 năm trước, tức vài hôm sau Ngày Tang Yên Bái, ngày 17 tháng Sáu năm 1930, bức hình bên đây được đăng trên báo Pháp. Mười ba chiếc đầu của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa bị chém còn phơi trên bãi cỏ. Chiếc đầu được đánh dấu tròn được tờ báo ghi chú “đây là đầu của Nguyễn Thái Học”.
Theo tác giả Hoàng Văn Đào trong tác phẩm “Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò”: Trong chuyến xe lửa bí mật, riêng biệt khởi hành từ Hà Nội lên Yên Bái, các tử tù cứ hai người còng làm một, trò chuyện ở toa hạng tư trên một lộ trình dài 4 tiếng đồng hồ. Cùng đi với các tội nhân còn có thanh tra sở mật thám Pháp, hai cố đạo người Âu là Linh mục Mechet và Dronet. Máy chém di chuyển theo cùng chuyến xe. Đao phủ thủ phụ trách buổi hành quyết là Cai Công. Cuộc hành quyết khởi sự vào lúc 5 giờ kém 5 phút sáng ngày 17.6.1930 trên một bãi cỏ rộng với sự canh phòng cẩn mật của 400 lính bản xứ. Xác chết 13 người chôn chung dưới chân đồi cao, bên cạnh đồi là đền thờ Tuần Quán, cách ga xe lửa độ một cây số.
17/6 Nguyễn Thái Học hy sinh 18/6 Cô Giang tuẫn tiết
…Tờ mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) để lạy tạ cha mẹ chồng (ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh), tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ "G" tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người.
Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đông Vệ giáp quốc lộ số 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước trà xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền vua Hùng ngày nào.
Chuyện Bảy Mươi Mốt Năm Trước (17/6/1945 – 17/6/2016)
Phạm Cao Dương
Lần Đầu Tiên Lễ Tưởng Niệm Nguyễn Thái Học và Các Liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng Được Công Khai Tổ Chức ở Kinh Đô Huế trong Một Nước Việt Nam Độc Lập có Thủ Tướng Trần Trọng Kim tới dự.
“TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT”.
Yên Báy hay Yên Bái trong “Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt”
Như một nén hương tưởng niệm nhà văn Nguyễn Thượng Tiến, cộng sự viên báo Việt Nam tại Hà Nội năm 1946.
Đây là một trong những đảng cách mạng đầu tiên trong nội địa Việt Nam, qui tụ sự nối kết giữa giới học thức, điền chủ trung lưu và quân nhân do Pháp đào tạo, với mục đích giải phóng đất nước bằng võ lực. Chào đời vào dịp Giáng Sinh 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] hoạt động được hơn hai năm thì bị Pháp khám phá và hủy diệt sau nỗ lực bi hùng vào đầu năm Canh Ngọ (1930), lưu lại một gương sáng lịch sử “không thành công thì thành nhân.” (1)
Nhượng Tống và những tài liệu liên quan đến Việt Nam Quốc Dân Đảng
Do Nhị Linh sưu tầm và phổ biến tại Blog:
http://nhilinhblog.blogspot.com/
Vào label: Nhượng Tống
Loạt bài trên Phụ nữ tân văn năm 1930 thuật lại "vụ Yên Bái".
Jun 17, 2015
Yên Bái. 17/6/1930.
Cách đây đúng 85 năm, diễn ra vụ hành quyết "các nhân vật Yên Bái" thuộc Việt Nam Quốc Dân đảng.
Phó Đức Chính là nhân vật số hai của Việt Nam Quốc Dân đảng, là người bị chém thứ mười hai, ngay trước Nguyễn Thái Học. Người duy nhất không chống án và/hoặc xin ân xá trong phiên tòa trước đó (thực chất là "hội đồng đề hình", một "thủ thuật tư pháp" của người Pháp), cũng là người đòi nằm ngửa xem lưỡi dao guillotine sập xuống.
Các nhân vật lớn của Việt Nam Quốc Dân đảng quãng thời gian 1927-1930 là Nguyễn Thái Học, lãnh tụ, cùng một loạt nhân vật: Ký Con Đoàn Trần Nghiệp, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu...
Việc tước khí giới quân đội Pháp đêm mồng 9 tháng ba dương lịch 1945 đã đem lại nền độc lập cho nước nhà. Trong khi quốc gia được giải phóng, các đảng chính trị đã thấy công nhiên xuất đầu lộ diện để làm việc cho tổ quốc.
Nhiều người nhắc nhở đến Việt nam quốc dân đảng, một đảng chính trị đã gây nên bao vụ đổ máu ghê hồn để chống lại với kẻ thù chung.
Muốn biết về Việt nam quốc dân đảng, không gì bằng hỏi ngay một yếu nhân của đảng đó, ông Nhượng Tống, người đã trung thành với đảng ngay từ lúc khai sơ.
Trong vòng nhiều năm cho tới nay, muốn tìm hiểu về Nam Đồng thư xã, tài liệu khả tín nhất là cuốn sách này của Nhượng Tống:
(Nguyễn Thái Học (1902-1930), Việt Nam thư xã, 1945, xuất bản nhân dịp kỷ niệm 15 năm vụ Yên Bái; tác phẩm này về sau đã có vài lần tái bản)
Sở dĩ nói cuốn sách khả tín là vì tác giả là Nhượng Tống, vừa là thành viên sáng lập Nam Đồng thư xã vừa là thành viên sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng (trong khi đó, Nguyễn Thái Học không phải thành viên sáng lập Nam Đồng thư xã).
Chương IV cuốn sách mang tên "Nam Đồng thư xã" cho biết Nam Đồng thư xã "lập nên vào cuối năm 1926", vì "trình độ trí thức của dân mình còn thấp kém quá! Đại đa số người dân không có một chút gì là công dân giáo dục", thế nên tôn chỉ của Nam Đồng thư xã là "dậy cho người ta biết thương đồng bào, biết yêu Tổ quốc, biết thế nào là quyền lợi và nghĩa vụ của một người công dân. Sau nữa, giúp cho ai nấy có đôi chút thường thức về các khoa chính trị, như kinh tế học, xã hội học, các hiến pháp, các chủ nghĩa".
Các Bạn, Dù sao thì ba chữ Nguyễn Thái Học tới nay cũng đã là một cái tên trên lịch sử. Không phải trên lịch sử của dân tộc Việt Nam bị xiềng xích! Mà là trên lịch sử của cả nhân loại, hiện nay còn quằn quại đau thương! Đó không phải là ý riêng tôi, một bạn cùng thề với Anh. Nhưng là ý chung hết thảy những kẻ hữu tâm ở thế gian này, chẳng hạn như những nhà văn Nhật Bản, khi họ viết cuốn ‘’An Nam Lê Minh Ký’’ hay ‘’Nam Phương Dân Tộc Vận Động Sử’’. Trong các cuốn sách ấy, người ta đã vì công lý, vì nhân đạo mà nói nhiều về Nguyễn Thái Học.
Vậy mà Quốc Dân ta, các đồng bào Anh, đối với thân thế Anh, nhiều người mong được biết qua loa mà không thể được! Bao nhiêu là đợi trông! Bao nhiêu là tủi nhục! Cho nên trong lúc này, là lúc có thể được, tôi cần phải viết ngay cho Anh một cuốn tiểu sử. Tôi tự nhận đó là một nghĩa vụ. Nghĩa vụ đối với Quốc Gia, vì thân thế Anh chính là tấm gương phấn đấu, hy sinh, cần phải được nêu ra để khích lệ tất cả mọi người trong nước.
Đây là bài viết của Nhượng Tống về Phó Đức Chính, đăng báo năm 1946:
Phó Đức Chính
“Mình về mình nhớ ta chăng?
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười…”
Nếu nụ cười của mỹ-nhân có sức buộc được lòng người, thì nụ cười của anh Chính cũng làm cho tôi nhớ Anh mãi mãi…
Nước da thiết bì, khuôn mặt gân guốc, cặp mắt to còn phản chiếu một linh-hồn trong trắng, nụ cười của anh không phải đã có duyên thầm hay đầy tình tứ. Tuy vậy, nó tỏ cho ta biết anh là một người bình tĩnh, vui vẻ, luôn luôn bằng lòng với mình, và tin cậy ở bạn-hữu. Sự bằng lòng và sự tin cậy ấy còn tỏ ra một lần cuối cùng khi anh đứng trước hội-đồng Đề Hình của người Pháp lập ở Yên-Bái… Khi ấy, sau khi kết cho anh cái án xử-tử, vì anh tự nhận là người chỉ huy việc khởi nghĩa ở đấy, viên chánh Hội-Đồng hỏi lại anh:
“Có chống án không?”
Anh mỉm cười đáp:
“Làm một việc hỏng cả một việc rồi! Còn sống làm gì nữa mà chống án?”
Giai đoạn 1945-1946 tao loạn, làm nảy sinh những mối cộng tác rất kỳ lạ. Vũ Bằng từng kể mình bắt tay với Khái Hưng làm cùng một tờ báo, coi như đó là một điều rất bất thường. Nhưng Vũ Bằng thì ai mà chẳng cộng tác được: cùng quãng thời gian ấy, sự cộng tác của Nhượng Tống và Khái Hưng mới là đáng kể và kỳ lạ. Bài báo dưới đây xuất hiện trên một tờ báo có sự cộng tác ấy.
Ta có thể để ý, ở đoạn đầu bài, khi Nhượng Tống kể lại về "tai nạn dịch thuật" phiên tên Phạm Hồng Thái thành "Phan Hồng Tài", xét về niên đại thì đó chỉ có thể là tờ Khai hóa hoặc tờ Thực nghiệp dân báo (Dân báo).
Thực chất, chính là quanh hai tờ báo này mà lứa trí thức Việt Nam sinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tìm được cách khởi đầu cho sự nghiệp trước tác của mình. Nhượng Tống, nhưng cả Khái Hưng nữa; cũng chính nhờ tòa soạn mấy tờ này mà Nhượng Tống sẽ quen biết với Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, để từ đó mà nảy sinh Nam Đồng thư xã vài năm sau.
Lịch sử Việt Nam, thật ra, có những câu chuyện rất là khác.
“Theo tác giả Hoàng Văn Đào thì Nhượng Tống đã bị Nguyễn Văn Kịch, biệt động nội thành của Việt Minh ám sát ngày 20 tháng 8 năm 1949, tức 26 tháng 7 âm lịch năm Kỷ Sửu (theo Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại 1927- 1954, tr. 466-467 và ở đây:[1]).”
Ông tên thật là Hoàng Phạm Trân, do bút danh Nhượng Tống nên còn gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ông quê ở làng Đô Hoàng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân sinh của ông là Hoàng Hồ, một danh sĩ đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này.
VĂN HÓA DÂN TỘC SỬ QUAN BIỆN CHỨNG PHÁP VĂN HÓA DÂN TỘC SỬ
Đỗ Quý Sáng (1943-2002)
TÂM THỨC VÀ VÔ TÂM THỨC VIỆT TÍNH
Khổng Tử khi thấy thế đạo của ngài chưa được tin dùng đã có lần than: “Đạo của ta cùng rồi sao?” để thấy tri thiên mệnh như ngài mà cũng có lúc phải giao động. Một số người khi thấy cái thế hung bạo, bành trướng của Cộng sản đã ngã lòng và cho rằng Cộng sản chỉ có tiến chứ không bao giờ tụt xuống. Lấy tất yếu mà nói thì hễ nhân vi là có sơ lâu, không có vật gì lên đến cực đại mà đứng mãi, không có vật gì có khởi điểm mà không có dứt điểm. Dùng Dịch Lý mà suy xét, không có vật gì không có chuyển biến. Trong lãnh vực nhân vi, niềm tin là căn nguyên của mọi động tác và biến chuyển. Hễ một niềm tin mới được xuất hiện, sự duỗi dài của niềm tin ấy sẽ khiến thành tựu vào sự việc. Tình Sử Cô Giang - Cải lương - Soạn giả Hương Chiều.
Jul 14, 2015
Tình Sử Cô Giang - Cải lương - Soạn giả Hương Chiều.
Vở kịch thơ Lời Thề ở Đền Hùng ca ngợi mối tình cao đẹp của nhà Chí sĩ Nguyễn Thái Học và nữ anh thư Nguyễn Thị Giang, tiêu biểu cho hang ngũ cách mạng tiền phong, không phải chỉ của Việt Nam Quốc Dân Đảng mà của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Có nhiều phê bình cho rằng Cô Giang tự tử chứ không phải do can đảm chiến đấu mà tử trận như các chiến sỉ bỏ mạng sa trường. Bà Hồng Diệp (Nguyên bí thư Thành bộ VNQDĐ Houston) nói rằng kịch bản Lời thể ở Đền Hùng do Ảo Giản Phan Ngô soạn chỉ thuật lại câu chuyện chứ không mô tả bối cảnh ấy nên vẫn có hiểu lầm rằng Cô Giang chủ bại sau khi người yêu tuẫn quốc.
Nhờ các phân giải ấy, Đường Sơn Đỗ Quý Sáng trước tác kịch bản Lời Thề ở Đền Hùng với thời điểm trước, khi khí thế cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng còn hừng hực lửa và làm sang tỏ vai trò trung trinh của một người liệt nữ trong khúc quanh éo le của lịch sử.
Lấy Đền Hùng làm nơi tuyên thệ, tác giả có ý muốn nói lên chính nghĩa và mục đích phục vụ không rein gì cho Việt Nam Quốc Dân Đảng mà cho tất cả mọi đảng phái trong quốc dân Việt.
Đem nỗi bi hùng tráng của đảng trưởng Nguyễn Thái Học và Cô Giang vào vở kịch “ Lời Thề ở Đền Hùng” là nói lên tinh thần Việt bất diệt ở mọi hoàn cảnh khó khan trong lịch sử. Tất cả đều là những quyết tâm hy sinh vỉ đại nghĩa dù “ Chưa thành công, cũng thành nhân”.
Có thể nói cả hai vở kịch đều diễn tả cao đẹp mẫu người liệt nữ phi thường Nguyễn Thị Giang, một bậc cân quắc anh thư đã làm chúng ta:
“ Hãnh diện chẳng vì song núi đẹp,
Anh hùng liệt nữ quá hy sinh.”
Một trung tâm nghiên cứu mới đang vật lộn với một ý tưởng
lâu đời, nếu không muốn nói là một ý tưởng luôn luôn thời thượng.
Vào ngày 16/5/2017, Aga Khan (trong hình, bên trái), nhà
lãnh đạo tinh thần của 15 triệu người Hồi giáo Shia Ismaili, đã khai trương một
Trung tâm Đa nguyên Toàn cầu ở Canada. Trung tâm này, mang trong mình chút tính
biểu tượng khi được xây dựng tại nơi đã từng là một bảo tàng chiến tranh ở
Ottawa, có ý định trở thành một trung tâm nghiên cứu và hội nghị về chủ nghĩa
đa nguyên. Nhưng chính xác thì chủ nghĩa đa nguyên (pluralism) có nghĩa là gì?
Ngày 4-6-2017 VOA đưa ra bài viết của Reuter xác nhận đã có
thương thảo riêng giữa CVSN và ông Trump ngay sau khi ông Trump đắc cử.
Lý do khiến cho CSVN phải móc nối sớm như vậy là vì Trump tuyên bố sẽ hủy kế hoạch
TPP; mà đối với CSVN thì đó là một bi kịch :
“Đi đầu trong việc dàn xếp liên hệ là đại sứ của Việt Nam tại
Washington, ông Phạm Quang Vinh … Ông Vinh cũng có vai trò quan trọng liên quan
đến Hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng ông Trump đã từ
bỏ hiệp định này – một bi kịch đối với Việt Nam”.
“Việt Nam đã bắt đầu vận động hành lang ngay khi ông Trump đắc
cử”… .. “Việt Nam đã thu xếp được một cuộc điện đàm giữa hai ông Phúc và
Trump hơn một tháng trước khi ông Trump nhậm chức.”
Thư tay HT Thích
Không Tánh gửi phái đoàn dân biểu Đức quốc
Trong cuộc hội kiến
với Ông Đại sứ Đức và phái đoàn Dân Biểu Quốc Hội Đức vào chiều ngày 11- 6-
2017 vì hoàn cảnh eo hẹp,chúng tôi có gởi một Thư tay đến phái
đoàn
- Xin kính
chuyển Trình lên Chư Tôn Đức , Quý Chức Sắc trong HĐLTVN, Quý HĐLK/QNHNVN...
- Quý Ân
Nhân,Thân Hửu, Thiện Tri Thức Phật tử được Thẩm Tường.
VN: Dân sẽ bầu tổng
thống đồng thời là lãnh đạo Đảng?
Lần đầu tiên ý tưởng gộp hai vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền
và nguyên thủ quốc gia vào làm một được đề nghị công khai tại Việt Nam, kể cả
trong khuôn khổ thể chế độc đảng.
Thế “lưỡng long tranh
châu” trên Biển Đông và lựa chọn nào cho Việt Nam?
TS Trần Công Trục
12/06/17
(GDVN) - Thành công tốt đẹp của những chuyến công du các
lãnh đạo cấp cao Việt Nam sang Trung Quốc, Mỹ, Nhật đã cho thấy khả năng làm chủ
tình thế, cân bằng quan hệ.
1. Cạnh tranh địa-chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ tại châu
Á-Thái Bình Dương đang trong thế “lưỡng long tranh châu” hay “lưỡng long chầu
nguyệt”?
Hình ảnh hai rồng chầu vào vòng tròn chính giữa xuất hiện
trên các nóc đình đền và chùa chiền một thời gây tranh cãi gáy gắt trong giới
khoa học.
Nhiều người dùng thuật ngữ "lưỡng long chầu nguyệt"
để chỉ đôi rồng chầu về mặt trăng.
Nhưng theo ý kiến của các nhà nguyên cứu văn hóa dân gian,
thì đó là một sai lầm, vì vòng tròn ở giữa không phải mặt trăng, trăng không thể
có ánh lửa bùng cháy.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần nữa
trong năm 2017 và sẽ bắt đầu giảm lượng tài sản nắm giữ vào cuối năm nay, bất
chấp triển vọng lạm phát đi xuống - theo kết quả một cuộc khảo sát ý kiến 43
chuyên gia kinh tế do hãng tin Bloomberg thực hiện.
Will we see just
'two-and-through' rate hikes in 2017?
Susan
Tompor , Detroit Free Press Personal Finance Columnist Published 10:30 p.m.
ET June 10, 2017 | Updated 3:10 a.m. ET June 11, 2017
Hé lộ vũ khí trong hợp
đồng 110 tỷ USD giữa Mỹ và Saudi Arabia: Vô tiền khoáng hậu
Mai Anh
10/06/2017
Hợp đồng vô tiền khoáng hậu 110 tỷ USD giữa Mỹ và Saudi
Arabia khiến cả thế giới choáng váng. Nhưng danh mục những vũ khí vừa được hé lộ
còn khiến người ta "sốc" hơn.