Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Bản tin ngày 5 tháng 6 năm 2017


CUỘC ĐẤU TRANH NÀY LÀ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM !

Trần Trung Đạo


Chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến bằng súng đạn, đã chấm dứt. Ngày nay, Việt Nam có thể vẫn là mối quan tâm cho quyền lợi của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương, nhưng sẽ không quan trọng đến mức họ phải mang Hạm đội Thứ Bảy đến để bảo vệ hải phận Việt Nam hay chuẩn chi nhiều tỉ Mỹ kim để thay thế chế độ CS độc tài đảng trị tại Việt Nam hiện nay bằng một thể chế dân chủ.

Nhiều người khi đọc tin một chiến hạm Mỹ hay hàng không mẫu hạm Mỹ đi vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông là hồi hộp đợi chờ dường như cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Cộng sắp bùng nổ nay mai. Họ không biết rằng trong thời đại toàn cầu hóa này không có kẻ thắng và người bại dứt khoát nào và ngoài ra những mâu thuẫn giữa các cường quốc chỉ mới bắt đầu còn rất lâu mới chín muồi cho xung đột võ trang.

Đánh giá tiếp chuyến đi của ông Phúc

6/05/2017

Nguyễn Quang Dy

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbjlzWF9ibnJob0VRM2Itc2VlaTlOb080UUFV/view?usp=sharing Cuộc gặp được mong đợi giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump đã diễn ra ngày 31/5/2017, nhưng dư âm của nó vẫn còn, với những đánh giá kết quả khác nhau. Trong khi nhiều người kết luận là thành công, thì không ít người lại cho là thất bại. Thậm chí có người còn để ý đến cái bắt tay xem ông Trump “nắm chặt hay nhẹ”.

Sau mỗi lần giao dịch quan trọng, người ta thường kiểm kê lại xem kết quả ra sao, vì vậy cuộc gặp giữa ông Phúc và ông Trump cũng không phải ngoại lệ, cần được đánh giá lại một cách khách quan. Căn cứ vào thái độ thì cả hai nhà lãnh đạo đều tươi cười, có vẻ hài lòng với một giao dịch “cùng thắng” (win-win). Căn cứ vào “Tuyên bố Chung về Tăng cường Đối tác Toàn diện Việt Nam-Mỹ”, thì những kết quả (chính thức) là rất khả quan.

"Việt Nam mộng" trong bài diễn văn của TT Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Tokyo

05/06/2017

Trương Nhân Tuấn


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng hôm nay có bài phát biểu tại Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23, tổ chức tại Tokyo. Chủ đề Hội nghị kỳ này là “Chủ nghĩa toàn cầu hóa giữa ngã tư đường - Bước đi tiếp theo của châu Á”. Không biết nguyên văn bài nói chuyện của ông Phúc là thế nào. Bài tóm lược đăng trên các báo trong nước rõ ràng là có nhiều vấn đề cần bàn luận.

Mở đầu bài phát biểu ông Phúc đã không sai khi dẫn Adam Smith để tán dương rằng “chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia đó là "tự do tự nhiên". Mặc dầu cắt tỉa bớt hoa lá cành của “tự do tự nhiên” để “túm gọn” tự do này vào “tự do sản xuất” và “tự do trao đổi hàng hóa” theo nhu cầu tự nhiên. Ông Phúc chắc phải biết rằng Adam Smith là “cha đẻ” của nền kinh tế chính trị của các nước tư bản hiện đại. Đó là nền kinh tế tự do (libérale) được qui định bằng một hệ thống luật lệ mà nền tảng là “sự tự điều hòa - autorégulation”. Nói gọn thì Adam Smith là “ông tổ” của chủ nghĩa tư bản.

Điểm tin báo Thứ hai 5 tháng 6 năm 2017


Mỹ rút, thỏa thuận Paris đi về đâu?

03/6/2017

Hà Quang Hải (Địa chất môi trường)


Để thực hiện mục tiêu ấy, mỗi quốc gia cam kết cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong từng giai đoạn. Như Mỹ cam kết giảm 26-28% đến năm 2025, Trung Quốc giảm 18% đến năm 2030.

Khác với Nghị định thư Kyoto, thỏa thuận tại COP 21 không có tính ràng buộc, mà theo tinh thần tự nguyện của mỗi quốc gia cả về chỉ tiêu giảm phát thải lẫn mức tài chính đóng góp cho thỏa thuận.

Cứ sau mỗi 5 năm, họ sẽ họp lại để đánh giá, nhưng những quốc gia không hoàn thành chỉ tiêu sẽ không phải chịu bất kỳ chế tài nào.

Thỏa Ước Paris Vẫn Sống - Vì Sao Thỏa Ước Khí Hậu Sẽ Tồn Tại Dù Trump Rút Lui

04/06/2017

Tác giả: Bryan Deese - 22/5/2017
Người dịch: Đỗ Tùng - 3/6/2017

Dịch giả gửi tới Dân Luận


Trong nhiều thập kỷ qua, thế giới đã hiểu được mối đe dọa của biến đổi khí hậu. Nhưng những trở ngại về kinh tế và chính trị kéo dài mãi cho đến gần đây đã cản trở hành động toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề. Ngày nay những tính toán đã thay đổi. Tiến bộ về kỹ thuật đã làm cho việc đầu tư vào năng lượng sạch trở nên có lợi, và áp lực dư luận ngày càng tăng đã buộc các chính trị gia phải đối phó với nguy cơ thảm họa sinh thái. Những xu hướng này đã tạo nên những đột phá ngoại giao quan trọng, đáng chú ý nhất là thỏa ước Paris năm 2015. Trong thỏa ước đó, 195 quốc gia đã cam kết giảm đáng kể lượng xả thải khí nhà kính. Sau khi các cuộc đàm phán kết thúc, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố: "Chúng ta đã chứng tỏ những gì có thể làm được khi thế giới đồng lòng với nhau.”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét