Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Bản tin ngày 6 tháng 6 năm 2017


Tại Việt Nam lịch sử được viết như thế nào?


Đầu tháng năm, năm 2017, tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ có diễn ra một cuộc hội thảo về cuốn sách lịch sử mang tên Vietnam the New History, của nhà sử học Christopher Gosha, tạm dịch, Việt Nam cái nhìn lịch sử mới. Ông Gosha hiện dạy sử tại Đại học Quebec ở Montreal, Canada, ông cũng từng nghiên cứu lịch sử và học tiếng Việt tại Việt Nam. Trong quyển sách này tác giả cho rằng lịch sử được dạy ở Việt Nam như một công cụ chính trị.

Luật sư và nền tư pháp cùng chung số phận hẩm hiu?


Luật sư Ngô Ngọc Trai gửi cho BBC từ Hà Nội –

Luật sư Việt Nam đang đứng trước mối nguy xâm phạm nghề nghiệp khi dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi quy định, luật sư bào chữa phải có trách nhiệm tố giác thân chủ khi biết thân chủ phạm vào một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.

Ép luật sư tố giác thân chủ: Hiếm có khó tìm trên thế giới


30/05/2017


Nếu chúng ta nhìn vào các hệ thống luật pháp trên thế giới hiện nay thì quan điểm ép luật sư phải tố cáo hành vi phạm tội của thân chủ tỏ ra rất lạc lõng và phi lý, nhưng cũng có một số ngoại lệ rất hiếm hoi.

Những người ủng hộ quan điểm này muốn luật hoá nó trong Bộ luật Hình sự 2015, lồng nó vào tội không tố giác tội phạm.

Tội không tố giác tội phạm (misprision) đã từng nằm trong các bộ luật hình sự của hệ thống thông luật  (common law) Anh – Mỹ, và là một tội tiểu hình (misdemeanor).

Điểm tin báo Thứ ba 06.06.2017


Việt Nam và Nợ

Việt Nam chưa tìm thấy lối thoát khỏi vực thẳm nợ nần

4.6.17

Ông Đinh Tiến Dũng, bộ trưởng Tài Chính, lại tiếp tục cảnh báo về sự bế tắc trong việc giải quyết tình trạng nợ nần đang càng ngày càng trầm trọng.

Tại cuộc thảo luận về dự luật sửa Luật Quản Lý Nợ Công hiện hành, thêm một lần nữa, ông Dũng bày tỏ sự lo ngại khi Việt Nam “không làm mà vẫn phải ăn.” Cách nay ba tháng, ông từng khuyến cáo, nếu Việt Nam tiếp tục thu – chi ngân sách như thời gian vừa qua thì& “chỉ có chết!”


Công ty tài chính Điện lực đang nợ hàng chục ngàn tỷ đồng, nguy cơ mất cân đối.

( Bài báo đã bị xóa trên tờ Giáo Dục online ngày 5 tháng 6 năm 2017 …)


Báo cáo tài chính cho thấy, Công ty tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance) có tổng tài sản 19.000 tỷ thì nợ lên đến hơn 16 ngàn tỷ, tức chiếm 80% tài sản.

Báo cáo tài chính của Công ty tài chính cổ phần Điện lực EVN Finance quý 1/2017 cho thấy, một bức tranh tài chính “ảm đạm”:

Tổng tài sản của công ty hơn 19.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ phải trả lên tới hơn 16.000 tỷ đồng, chiếm hơn 80%. ​

Mỗi người “gánh” hơn 20 triệu đồng nợ công, dân nghe lo lắm!



Với con số nợ công bình quân đầu người đã lên tới 20 triệu đồng, đại biểu Trần Quang Chiểu cho biết, người dân luôn lo lắng họ chính là người sẽ phải trả nợ. Trong khi đó, đại biểu Hồ Thanh Bình đề nghị cần phải giám sát chặt chẽ các dự án sử dụng vốn vay của Nhà nước, vì người dân thu nhập chỉ vài triệu đồng, nghe thất thoát tới hàng nghìn tỷ đồng rất băn khoăn và lo lắng!

Vay không trả được, dân phải trả bằng tiền thuế..

Nợ công đạt đỉnh năm 2017: Đã nhìn thẳng vào sự thật



Mức độ nhìn thẳng sự thật đã cao hơn so với trước đây, tuy nhiên việc xử lý nợ công rất khó.

Nhìn thẳng tới mức nào?

Đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính vừa thừa nhận nợ công Việt Nam có thể sẽ đạt đỉnh vào năm nay với mức nợ có thể tiến sát ngưỡng 65% GDP.

Theo đánh giá PGS.TS Phạm Quý Thọ, Khoa Chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển, sự tuyên bố trên cho thấy cơ quan chức năng đã nhìn thẳng vào sự thật ở một cấp cao hơn.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét