Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Bản tin ngày 12 tháng 5 năm 2017



Tưởng Năng Tiến Chuyện Hậu Lê Mỹ Hạnh & Nguyễn Hữu Tấn 


Chính quyền nên biết xấu hổ khi có loại người du côn vô học hành xử lưu manh vi phạm luật pháp để ra vẻ bảo vệ chính quyền!
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu
Trong tác phẩm Đèn Cù  , tập II, Trần Đĩnh nhắc đi nhắc lại đôi ba lần đến mối âu lo ra mặt (và ra miệng) của Nguyễn Văn Linh:  “Có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi.”
Có lẽ cũng vì nỗi lo sợ này nên ông TBT bèn dẫn đầu phái đoàn VN đi dự Hội Nghị Thành Đô, rồi hớn hở mang về Mười Sáu Chữ Vàng (“ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện”) và soạn lại hiến pháp để ...  biến thù thành bạn!

Nghìn năm bia miệng
Huy-Phương


Mặc dầu quy luật của thế gian là “trăm năm bia đá cũng mòn,” một chế độ muốn tuyên truyền những điều tốt đẹp cho chế độ mình, phải đã hết sức xây cho mình nhiều tượng đá về các nhân vật của thời đại mình, đặc biệt là tượng lãnh tụ, trên đó khắc những dòng chữ ca tụng hết lời những điều tốt đẹp cho chế độ.
Theo thời gian “nước chảy đá mòn,” cũng không phải có một chế độ nào là vĩnh viễn, nên mỗi lần, có một cuộc thay đổi chế độ, lại một lần bao nhiêu bức tượng bị đập vỡ, khuôn mặt lãnh tụ bị kéo nát lê lết trên mặt đường như trường hợp Lenin, Staline.

Giới lập pháp đòi Trump thúc đẩy nhân quyền Việt Nam 


Lễ kỷ niệm năm thứ 23 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam diễn ra hôm 11/5 tại Quốc hội Mỹ. Tham gia tổ chức buổi lễ là Cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland và Virginia, Tổ chức Tập hợp vì Nền Dân chủ, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Hệ thống Truyền hình SBTN. Thượng nghị sĩ John Cornyn (đảng Cộng hòa, bang Texas) bảo trợ cho buổi lễ năm nay.
Đã 23 năm kể từ ngày Quốc hội Mỹ và Tổng thống Clinton chỉ định ngày 11/5 là Ngày Nhân quyền cho Việt Nam, song tình hình nhân quyền tại Việt Nam đến nay vẫn có nhiều vấn đề nghiêm trọng, theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch Uỷ ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS), một diễn giả tại buổi lễ.
 
Hiệp định Paris và Nhân quyền: Điều khó nói của ‘bên thắng cuộc’


Gần như người Việt Nam trưởng thành nào cũng từng nghe nói đến Hiệp định Paris năm 1973 về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Đó được coi là thắng lợi của phe miền Bắc, tạo đà cho họ, cùng với Mặt trận Giải phóng, kiểm soát hoàn toàn miền Nam hai năm sau đó. Nhưng chấm dứt chiến tranh, buộc Mỹ rút quân có phải là toàn bộ nội dung của Hiệp định Paris không?
Câu trả lời là không. Hãy cùng xem:


Điều 11 – Hiệp định Paris 1973
Ngay sau khi ngừng bắn hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:
– Thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc, xoá bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;
– Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.
Cần lưu ý rằng, có bốn bên và hai phe tham gia ký kết Hiệp định Paris: một phe gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CPCM), phe kia là Việt Nam Cộng hoà (VNCH) và Mỹ.
“Hai bên miền Nam Việt Nam” mà hiệp định nhắc tới là VNCH và CPCM.

Đinh La Thăng: Lãnh đạo thất sủng hạ cánh an toàn?
Cát Linh, phóng viên RFA
2017-05-11 


Tại Hội nghị trung ương 5 diễn ra tại Hà Nội từ ngày 5 đến 10 tháng 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi chức Uỷ viên Bộ Chính trị. Ông Thăng sau đó phải thôi chức Bí Thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và được điều động về làm Phó Ban Kinh tế Trung ương.
Cách xử lý kỷ luật này được dư luận đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến sai phạm trong quá khứ của ông Đinh La Thăng khi còn là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN. Bên cạnh đó, cũng không thiếu những bàn luận xung quanh hình thức xử lý một lãnh đạo bị “thất sủng” như nhà nước Việt Nam thường áp dụng.

Nước Pháp, thế hệ Macron
Từ Thức


Nước Pháp có Tổng Thống mới : Emmanuel Macron, 39 tuổi, mới chập chững bước vào chính trị từ 2 năm , mới lập đảng từ một năm nay. Như một chai nước, người thấy chai nửa vơi sợ ông Tổng thống còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm; người thấy chai nửa đầy, nghĩ ông ta là người của thời đại mới, có phương pháp hành động khác hẳn những chính khách kỳ cựu, đã thi nhau lãnh đạo, thi nhau thất bại, đã đưa một quốc gia đầy tiềm năng vào ngõ cụt. Điều chắc chắn: Macron vừa mở một kỷ nguyên mới trong sinh hoạt chính trị ở Pháp và ở Âu Châu. Macron đứng trước những trở ngại vạn nan , cải cách một cường quốc tụt hậu, đã quen sống trên khả năng của mình và không có thói quen hy sinh quyền lợi cá nhân. 

Bài diễn văn đầu tiên của Emmanuel Macron, Tổng thống Pháp.

May-8-2017
Gs Nguyễn Đăng Hưng
(Song ngữ Việt Pháp)

Hôm nay 8/5/2017 tân Tổng Thống Pháp vừa đắc cử đã phát biểu hồi 21 giờ (Paris) tại tổng hành dinh của ứng viên Emmanuel Macron.
Đây là bài diễn văn đầu tiên của tổng thống đắc cử.
«Tôi muốn cám ơn mọi người, với tất cả tấm lòng. Lòng tri ân của tôi sẽ dành cho những ai trong quí vị đã bỏ phiếu cho tôi, đã ủng hộ tôi.
Tôi sẽ không quên các bạn. Tôi sẽ cẩn trọng và nổ lực để xứng đáng với lòng tin yêu của quí vị.
Nhưng lúc này tôi muốn tỏ bày cùng tất cả mọi người, tất cả công dân.
Đã từ lâu chúng ta đã bị yếu đi vì những khó khăn. Tôi đã không phải không thấy tất cả, khó khăn kinh tế, rạn nứt xã hội, bế tắc ngoại giao, xuống cấp đạo đức. Tôi muốn với phong cách cộng hòa, thăm hỏi đối thủ của tôi, Bà Le Pen. Tôi biết rằng những mối chia rẽ của dân tộc chúng ta đã mang đến những lá phiếu cực đoan. Tôi tôn trọng những vị này !

Moon Jae-in: Từ luật sư nhân quyền đến tân Tổng thống Hàn Quốc
By Trần Long Vi


Ông Moon Jae-in – một cựu luật sư nhân quyền ở Busan – chính thức trở thành Tổng thống thứ 19 của Đại Hàn Dân Quốc kể từ ngày 10/5/2017.
Theo Cơ quan Bầu cử Quốc gia Hàn Quốc, ông Moon giành được 41.08 phần trăm trong tổng số hơn 32,8 triệu cử tri đi bỏ phiếu. Đây là cuộc bầu cử bất thường đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc và tổng thống mới tiếp quản chính phủ mà không có quá trình chuyển tiếp như thường lệ. Ông Moon tuyên thệ nhậm chức ngay sau ngày bầu cử.

Trump sa thải Giám đốc FBI James Comey
10/05/2017


Tổng thống Donald Trump, trong công văn gởi ông Comey hôm thứ Ba 9/5, nói thẳng thừng rằng: “Ông theo đây bị ngưng chức và phải rời khỏi nhiệm sở, với hiệu lực tức khắc.” Tổng thống nói thêm rằng ông Comey “không còn khả năng lãnh đạo hiệu quả Cục Điều tra Liên bang.”
Các giám đốc FBI thường phục vụ nhiệm kỳ 10 năm. Ông Comey, 56 tuổi, được bổ nhiệm làm Giám đốc FBI vào tháng 9 năm 2013 bởi cựu Tổng thống Barack Obama, tức là cách nay chưa đầy 4 năm.

Chiến dịch đàn áp luật sư ở Trung Quốc: Trông người, ngẫm ta
By Đoan Trang  
Posted on 12/05/2017


Tính đến nay, sau gần hai năm, Trung Quốc đã bắt tổng cộng 317 luật sư nhân quyền.
Một số luật sư nhân quyền Trung Quốc bị bắt từ năm 2015 đến nay. Ảnh: CNN.
Chiều thứ ba, 9/5, sau gần hai năm tù, Li Heping – một trong những luật sư nhân quyền nổi tiếng nhất Trung Quốc – được tự do. Trước đó, vào cuối tháng 4, ông đã bị xét xử trong một phiên tòa bí mật và nhận án treo vì tội “phá hoại quyền lực nhà nước”.

Điểm Nhấn trong tuần


Việt Nam và Cam Bốt bị tố nhận hối lộ để làm ngơ nạn buôn lậu gỗ
Trần Đại Quang đến Bắc Kinh, Trung Quốc nói chuyện ‘tích cực’ về Biển Đông
Mỹ-Trung cải thiện rõ rệt quan hệ thương mại
Vì sao VnEconomy vội xóa các chi tiết liên quan đến VinGroup?

Công khai giá trị tài sản nhà nước của Việt Nam: Đạt 1.045 nghìn tỷ đồng cuối 2016



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét