Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Bản tin ngày 7 tháng 5 năm 2017


Lịch sử hạt nhân sẽ lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?



Will Nuclear History Repeat Itself in Korea?



Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp



1/5/2017

(Song ngữ Việt Anh)




Trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra tại khu nghỉ dưỡng sang trọng Mar-a-Lago thuộc bang Florida của ông Trump, ít nhất một phần của cuộc thảo luận sẽ chắc chắn tập trung vào Triều Tiên – một trong những nơi nghèo đói nhất thế giới. Mặc cho các cuộc đàm phán đứt quãng diễn ra trong suốt hơn hai thập niên qua, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang đẩy thế giới vào một bước ngoặt mang tính chiến lược rất giống với tình thế mà các nước phương Tây đã đối mặt cách đây 60 năm, khi Mỹ và Liên Xô đối đầu nhau tại châu Âu.





‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo

China's One Belt, One Road to challenge US-led order


(Song ngữ Việt Anh)



07/05/2017






Biên dịch: Mỹ Anh



Vào tháng 5/2017, một hội nghị thượng đỉnh quốc tế có thể lớn nhất năm nay sẽ được nhóm họp tại Bắc Kinh để thảo luận dự án tham vọng nhất thế giới. Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” (OBOR) của Trung Quốc nhằm định hình lại kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 bằng việc kết nối các nền kinh tế Á – Âu – Phi thông qua một mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ chưa từng có.



Theo ước tính của một số nhà phân tích, với chi phí khoảng 1.000 tỷ USD, OBOR đã trở thành một trong những chương trình phát triển kinh tế lớn nhất trong lịch sử của Trung Quốc, vượt xa Kế hoạch Marshall (nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai) của Mỹ. Dự kiến, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế lớn nhất trong năm 2017 tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 14-15/5 tới để thảo luận về OBOR với sự tham gia của rất nhiều lãnh đạo các nước trên thế giới.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết có 110 nước cử đại diện trong đó có 28 nguyên thủ quốc gia gồm các nước như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Phillippines và Việt Nam cùng nhiều quốc gia châu Âu và châu Phi. Tuy nhiên, cũng có nhiều nước không cử lãnh đạo cấp cao tham dự như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Singapore và phần lớn các nước Tây Âu còn lại. Không phải ngẫu nhiên khi các quốc gia này đều có mối quan hệ gần gũi với Mỹ và được cho là “không thoải mái” với sự trỗi dậy hiện nay của Trung Quốc.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét