Tác dụng bất thường của Covid-19 J&J và AstraZeneca vắc xin
Chúng ta biết gì cho đến nay
Ts. Phạm Đình Bá và Bs. Nguyễn Đan Quế
02/5/2021 ty
https://drive.google.com/file/d/1Yz9JFX1Vxc-ALDITSLlR4kYNKforqk_p/view?usp=sharing
Câu hỏi 3. Những tác hại nào đối với tôi nếu tôi dùng J&J và AstraZeneca vắc xin?
Gợi ý: Nguy cơ bị tác dụng phụ của cụm máu đông bất thường là rất thấp. Khoảng 10 người có thể bị cụm máu đông bất thường từ 1 triệu người dùng J&J hoặc AstraZeneca vắc xin. Khoảng 1 trong 5 người bị cụm máu đông bất thường có thể chết vì nó.
Tuy nhiên, bây giờ chúng ta đã biết về tác dụng phụ này của vắc xin, và các ca đông máu bất thường đang được theo dõi chặt chẽ trên toàn thế giới (3). Chỉ cần mọi người nhận biết được các triệu chứng (xem ở trên) để được điều trị kịp thời thì có thể người đó không bị các biến chứng trầm trọng.
Trương Thị Hà - Tâm Tư Một Người Miền Bắc “9X” Về Ngày 30 Tháng Tư
1/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1jtoROsF-rE8t6lXUPdzsjyLc18H1Mvg3/view?usp=sharing
Mỗi lúc buồn hoặc cần viết bài về những câu chuyện không hay đang xảy ra trên đất nước Việt Nam thân thương, tôi thường lắng nghe bài hát “Việt Nam tôi đâu.” Chỉ có giai điệu của bài hát mới giúp tôi diễn tả hết tâm trạng day dứt, đượm buồn, thất vọng nhưng không bao giờ bỏ cuộc…
Cách đây vài năm, những ai gọi ngày 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi chưa tin họ. Những ai gọi ngày 30/4 là ngày quốc tang, quốc hận, tôi cũng chưa tin họ. Tôi không tin ai hoàn toàn khi tôi chưa tự đặt ra các câu hỏi và tự tìm hiểu về ý nghĩa thực sự của ngày 30/4.
Cảm thấy bị lừa dối
Gs. Nguyễn văn Tuấn - Giới lãnh đạo Việt Nam sau 1975 qua cái nhìn của Lý Quang Diệu
Trích Hồi ký của Lý Quang Diệu phần Việt Nam
1/5/2021
https://drive.google.com/file/d/15tBEQ7XWrpF_9hsVE3VTnpumTkaB4_hW/view?usp=sharing
Thời còn ở trong nước, vì do thiếu sách báo và tuyên truyền tẩy não, nên tôi chỉ biết các lãnh đạo rất tuyệt vời, thông minh, sáng suốt, dũng cảm, làm cho Việt Nam nở mặt nở mày với thế giới. Nhưng khi có dịp ra nước ngoài và đọc các sách, hồi kí của các lãnh tụ nước ngoài thì họ tô vẽ các lãnh đạo Việt Nam rất khác với những gì tuyên truyền. Điển hình là cuốn Hồi kí Lý Quang Diệu dành nhiều trang nói về những người như Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Đỗ Mười, v.v. Những trang viết về ông Đồng là 'thú vị' nhứt.
Ts. Nguyễn Hữu Liêm - Dân tộc Việt Nam 'còn đang ở tuổi thiếu niên chờ trưởng thành'
02/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1OGIlQGZ2lwDR33qBg23EQsg9xurFP9NA/view?usp=sharing
Năm 1916 Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết bài thơ ngắn "Bính Thìn Xuân Cảm," trong đó có hai câu lừng danh:
"Dân hai lăm triệu ai người lớn. Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con"
Hơn 100 năm sau, cho đến ngày hôm nay, 2021, nhìn vào con người, chính thể và văn hóa Việt Nam tổng quan, chúng ta nên tự vấn, Nước và Dân ta đã hết trẻ con chưa?
Theo tôi, câu trả lời là Chưa.
Dân ta, như là một khối nhân loại trên trường tiến hóa tâm thức, vẫn còn mang nặng bản chất trẻ con. Dù có trưởng thành lên chút ít, nhưng tựu chung thì Việt Nam vẫn còn đang ở trong giai thời thiếu niên, và chưa thực sự trưởng thành.
Từ bản sắc Sử tính sợ hãi 'the unknown'
Nhắm ghế phó Thủ tướng – Nguyễn Thanh Nghị hô hào chống tham nhũng
Nguyễn Phúc – Thoibao.de (Tổng hợp)
02/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1i7MfPxJHW0DZnEPchLqkMfWxOhHKt4c8/view?usp=sharing
Ông Nguyễn Tấn Dũng là một con người mang tai tiếng lớn nhất về tham nhũng. Tuy lò Nguyễn Phú Trọng không bắt ông ta nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta vô tội. 12 đại dự án của Bộ Công Thương vẫn còn đó, hàng loạt quả đấm thép dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm cho nền kinh tế đất nước tan nát. Có lẽ ở đất nước 100 triệu dân dân này không ai nghĩ ông Nguyễn Tấn Dũng là trong sạch ngoại trừ vợ và con ông. Không thể có chuyện Nguyễn Thanh Nghị không biết rằng, cha của ông ta đã làm cho nền kinh tế đất nước tan nát như thế nào.
Những thuộc hạ của Nguyễn Tấn Dũng như Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Vũ Huy Hoàng vv.. tội chất như núi thì không thể nào Nguyễn Tấn Dũng không liên can.
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 02 tháng 5 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/10Jv7-FiXc_r3JgODEBmc0LzEdSa1R2ac/view?usp=sharing
Vũ Linh – Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần
1/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1JLwHCmRMjuMMF8bXmzFVey6P1J5lqE_F/view?usp=sharing
Bài học lịch sử về tình hình kinh tế – xã hội hậu đại dịch
Nguồn: “What history tells you about post-pandemic booms”, the Economist, 25/4/2021.
Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải
1/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1GFFrZRKs-pyB5pkRj0B-ix8jsycobNUh/view?usp=sharing
Vào đầu những năm 1830, đại dịch tả gây ra thiệt hại nặng nề cho nước Pháp. Chỉ trong vòng một tháng, nó đã cướp đi sinh mạng của gần 3% dân số thủ đô Paris, các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải và các bác sĩ thì lúng túng trước căn bệnh mới này. Đại dịch chấm dứt đã thúc đẩy sự phục hồi kinh tế với việc Pháp theo chân Anh bước vào kỷ nguyên cách mạng công nghiệp. Nhưng đối với những ai đã đọc tác phẩm Les Misérables (Những người khốn khổ) thì sẽ biết rằng đại dịch này cũng góp phần thúc đẩy một cuộc cách mạng khác. Người nghèo trong thành phố, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, tỏ ra rất bất bình với thành phần giàu có, những kẻ chỉ biết trốn chạy về các vùng quê để tránh lây nhiễm bệnh. Pháp lâm vào vòng xoáy bất ổn chính trị suốt nhiều năm sau đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét