Lội ngược dòng
(Against the currents)
Vasana Chinvarakorn and Piyanan Jitjang
Bangkok Post – 21 April 2021
Bình Yên Đông lược dịch
16/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1Fr4z9RVZkdfHAsz14qNIGkhLZxx_4DGt/view?usp=sharing
Đây là bài cuối của loạt 2 bài khám phá người dân bị ảnh hưởng của các đập dọc theo Mekong đã cùng nhau thúc đẩy thay đổi.
Tình bằng hữu đã nẫy nở qua các thảm họa. Ormboon Thipsuna nhớ rõ ngày, 12 tháng 8 năm 2008, khi hồng thủy của Mekong quét qua thị trấn Nong Khai của bà và 7 tỉnh ven sông ở đông bắc. Vì lượng mưa ít và mức dao động theo mùa chầm chập của Mekong, nhiều người địa phương tin rằng lũ lụt lớn bất thình lình, có lúc mực nước lên cao đến 13 m, là do các đập ở thượng lưu của Trung Hoa gây ra. Quan trọng hơn, Ormboon được biết Niwat Roykaew, tức “Kru Tee”, người sáng lập nhóm Rak Chiang Khong ở tỉnh Chiang Rai.
Nguyễn Ngọc Già - Nền giáo dục lạc loài
15/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1Hym9hD7XmuDL8LfWxTEmkCKbvtWb3dLW/view?usp=sharing
Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhậm chức vào ngày 8 tháng Tư năm 2021, sau khi được tân Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cử, Quốc hội chuẩn thuận và tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định bổ nhiệm.
Báo Tuổi Trẻ ngày 10 tháng Tư năm 2021 cho biết [1], ông Sơn gởi thư cho nhà giáo khi vừa nhậm chức. Lá thư xoay quanh: nghề làm thầy là nghề vinh quang. Nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề, yêu cầu càng cao thì vinh quang càng lớn. Ông Sơn cũng kêu gọi giới giáo chức tự tin, đoàn kết, cùng nhau củng cố vị trí tôn nghiêm của nghề giáo và biết yêu thương, bao dung với học trò.
Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Trạng Quỳnh và ‘cunning’
16/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1gQ5OiWNoc56-eDrR3ijdsS6J6tIkKi5z/view?usp=sharing
Nói chung, những kẻ cunning cố ý làm chệch hướng vấn đề để gây lợi cho mình. Ví dụ như người ta nói 'cao', mình chuyển sang 'dài', chỉ để giấu diếm sự cái tâm yếu đuối của mình. Những kẻ cunning có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn, nhưng về lâu dài thì họ không thể thành công được.
Có thể người Việt chúng ta không tồi, nếu không muốn nói là khá về cái mà Tây gọi là 'Cognitive Ability'. Nhưng cái khả năng tri thức đó hình như chỉ dùng giải quyết các vấn đề nhỏ nhặt, chớ không phải vấn để vĩ mô.
Thật ra, những câu chuyện kiểu Trạng Quỳnh rất ư là ... trẻ con. Hơn thua nhau chỉ một hành động láu cá / cunning hay một chữ nào đó thì làm sao có thể nói rằng chúng ta tài giỏi hơn họ. Và, nếu chúng ta chỉ làm theo kiểu Trạng Quỳnh thì suốt đời chúng ta sẽ không bao giờ trưởng thành, và không thể nào hòa nhập vào môi trường văn minh phương Tây.
Việt Nam vẫn là yếu tố quan trọng trong chính sách châu Á của Biden
17/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1ywk3QZnw7RRoQUuz6-UJ_0ZSBCh_rYQN/view?usp=sharing
RFI: Nhưng trong lịch sử Hoa Kỳ, một chính phủ Dân Chủ thường có chính sách đặt nặng với đề nhân quyền hơn đối với các nước đối tác. Theo ông thì chính quyền Biden có sẽ đặt nặng vấn đề nhân quyền hơn so với thời Donald Trump, trong quan hệ với Việt Nam?
LS Nguyễn Hoàng Dũng: Chắc chắn là tổng thống Biden, một người thuộc đảng Dân Chủ, sẽ đặt vấn đề nhân quyền với Việt Nam nhiều hơn là thời Donald Trump. Tuy nhiên, đặt vấn đề là một chuyện, đó là về lý thuyết, còn thực tế sẽ có những biện pháp chế tài gì hay không. Tổng thống Donald Trump xuất thân là một nhà kinh doanh, thành ra đôi khi ông không đặt vấn đề nhân quyền. Thật ra thì tổng thống Trump đã nhấn mạnh vấn đề tự do tôn giáo rất nhiều, bởi vì ông được hậu thuẫn của các nhà hoạt động tôn giáo, nên lúc nào cũng nêu vấn đề đó lên hàng đầu. Nhưng thường thì ông Trump đặt vấn đề thương mại nặng hơn các vấn đề khác, nhất là vấn đề nhân quyền.
Nguyễn Vy Khanh - Văn Học Miền Nam Tự-Do 1954-1975 (phần I)
Gồm 2 phần
24.02.2015
https://drive.google.com/file/d/1-AqjhyZstNKlnu4h5EWAgY6jqrEdR-Qf/view?usp=sharing
Ông Nguyễn Vy Khanh, một nhà văn / nhà biên-khảo từng cộng tác với nhiều tạp-chí ở hải-ngoại trong nhiều thập niên qua, và cũng là một cựu giáo chức trước 1975 ở Việt-Nam và quản thủ thư viện Quốc hội và Chính phủ Québec, hiện sống hưu trí ở Canada; ông vừa cho xuất-bản bộ Văn-Học Miền Nam 1954-1975: nhận-định, biên-khảo và thư-tịch do nhà Nguyễn Publishings (Toronto, Canada) xuất-bản và do hệ thống amazon.com phát hành trong tháng 9-2016. Được biết đây là một công trình kéo dài từ nhiều năm qua, nay xuất-bản như một đóng góp cho việc tìm hiểu và bảo tồn một nền văn-học đã bị Cộng-sản Việt-Nam cấm đoán từ sau biến cố 30-4-1975 cho đến nay.
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 17 tháng 5 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
https://drive.google.com/file/d/1sPJHc1bUUSkx-hlzFiaC5Cb6Hy9fJ66-/view?usp=sharing
Trung Quốc làm gì để đáp trả việc bị Mỹ coi là mối đe doạ số một?
Tác giả: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
16/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1wzkA8jaNL42S0XEYcR0QYlseBdbRRQmu/view?usp=sharing
Thứ nhất, Trung Quốc cần khẩn cấp củng cố khả năng răn đe của mình để ngăn chặn Mỹ sử dụng các biện pháp cưỡng ép chiến lược cực đoan đối với Trung Quốc, nhất là việc xây dựng quân đội của chúng ta phải phù hợp với yêu cầu an ninh quốc gia ngày càng tăng nhanh. Ví dụ, nếu chuẩn bị thống nhất Đài Loan bằng biện pháp quân sự, thì chúng ta cần tăng cường đáng kể khả năng răn đe đối ngoại, bao gồm cả khả năng răn đe hạt nhân. Vì Trung Quốc sẽ không tấn công các mục tiêu của Mỹ, nhưng Mỹ có dã tâm can thiệp quân sự vào công việc của Trung Quốc, nên việc chúng ta tăng cường sức mạnh quân sự là cách duy nhất để thiết lập sự cân bằng và an ninh.
Chuyên gia: 5 ‘kiểu chiến lược mơ hồ’ giúp Đài Loan đều không khả thi, phương Tây phải hành động cụ thể
Phụng Minh
15/5/2021
https://drive.google.com/file/d/13BZz1Rv5JExs3vxrILEigJwTxXLek9Ye/view?usp=sharing
Khi được hỏi về lựa chọn từ bỏ chiến lược mơ hồ, Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines nói rằng, làm như vậy sẽ khiến Bắc Kinh ngày càng cảm thấy rằng, Washington có ý định kiềm chế chế độ ĐCSTQ, theo đó, chính quyền Trung Quốc “có thể” vì điều này để tìm cách làm suy yếu lợi ích của Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Một số người khác cho rằng, việc bảo vệ rõ ràng các cam kết của Đài Loan sẽ khuyến khích chính quyền Đài Bắc thực hiện các hành động liều lĩnh và cuối cùng có thể kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến với ĐCSTQ.
Gần đây, tuyên bố về một chiến lược rõ ràng hơn của Mỹ đã bị cáo buộc là khiêu khích. Lời buộc tội này là vô lý, bởi vì những lời nhận xét của ĐCSTQ mang tính chất kích động hơn. Trong một ví dụ gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi rằng, nếu Nhật Bản can dự vào vấn đề Đài Loan, quan hệ Trung-Nhật sẽ phải đối mặt với “đòn trả đũa nặng nề nhất”. Một bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu thời báo cũng nói rằng, nếu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia vào cuộc khủng hoảng Đài Loan, các căn cứ quân sự của Nhật Bản sẽ bị tấn công.
18 nhà khoa học nổi tiếng gửi thư kêu gọi một cuộc điều tra ‘thực sự’ về nguồn gốc Covid-19
16/5/2021
Nguồn: Rowan Jacobsen, Top researchers are calling for a real investigation into the origin of covid-19
MIT Technology Review, May 13, 2021
https://drive.google.com/file/d/1jSklW4h3SrG6etVFXys75hV-jUBbAcaN/view?usp=sharing
Một năm trước, ý kiến cho rằng đại dịch viêm phổi vũ Hán (Covid-19) có thể do
một tai nạn trong phòng thí nghiệm gây ra đã bị các tạp chí, nhà khoa học và tổ
chức tin tức hàng đầu thế giới tố cáo là thuyết âm mưu. Nhưng nguồn gốc của
loại virus đã giết chết hàng triệu người vẫn còn là một bí ẩn, và khả năng nó
đến từ một phòng thí nghiệm sinh học Vũ Hán đã trở thành một giả thuyết không
thể bỏ qua...
Theo MIT Technology Review, mới đây, trong một lá thư trên tạp chí Science, 18
nhà sinh vật học nổi tiếng - bao gồm cả nhà nghiên cứu về virus corona hàng đầu
thế giới - đang kêu gọi một cuộc điều tra mới về tất cả các nguồn gốc có thể có
của virus và kêu gọi các phòng thí nghiệm và cơ quan của Trung Quốc “mở ra các
hồ sơ của họ” để phân tích độc lập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét