Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 19 tháng 5 năm 2021

Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 19 tháng 5 năm 2021

Philippines tiếp tục điều tàu đến bãi Scarborough

Trung Hiếu

19/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1rPAZfDvM-Xp_oJc0e4mVbvef6_l2s581/view?usp=sharing

Đây là lần đầu tiên Philippines triển khai cùng lúc 4 tàu công vụ ra khu vực bãi cạn Scarborough kể từ khi căng thẳng với Bắc Kinh leo thang liên quan đến sự hiện diện của tàu dân binh Trung Quốc ở Biển Đông.

1. Chuyển động quân sự

Hải quân Mỹ thông báo khu trục hạm USS Curtis Wilbur đã băng qua eo biển Đài Loan vào ngày 18.5. Đây là lần thứ 5 một tàu chiến Mỹ băng qua eo biển này kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng 1.

Phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu USS Curtis Wilbur đã áp sát đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan ở khoảng cách 800 mét trước khi rẽ ra xa và di chuyển xuống Biển Đông.




Phản ứng với diễn biến này, một phát ngôn viên của Chiến khu Đông bộ ở Trung Quốc cáo buộc tàu Mỹ đe dọa ổn định và hòa bình ở khu vực.

Tuấn Khanh - Những Điểm Tương Đồng Giữa Phật Giáo Quốc Doanh Tàu Và Việt Nam

17/5/2021

Ban Tu Thư TVVN

https://drive.google.com/file/d/1s3HCkAnWHk6MY6prZqDXPm0Qq2tY_8k6/view?usp=sharing

Câu chuyện chùa Ba Vàng chỉ là một trong những nơi đang lạm dụng mê tín, phản bội tinh thần Phật Giáo chính tông, phụng sự cho thế quyền và mua bán tín ngưỡng. Từ Nam chí Bắc, những lời ta thán như vậy vẫn xuất hiện không ngớt trên các trang mạng xã hội, cùng hình ảnh tố cáo. Nhưng nếu chú ý, hình thức trừng phạt những người đã tạo ra các bê bối đó – ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc – thường là kiểm điểm hoặc khai trừ khỏi các chức vị. Đó cũng là một biểu hiện cho thấy tổ chức tôn giáo giờ đây cũng hành xử như một chi bộ đảng, điều đó hoàn toàn khác biệt với một tổ chức tôn giáo chân chính

Loan Thảo  - Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tái lập ban báo chí và xuất bản

19/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1388_jcLoHVTDZu8sLL-cqNiftovRdH_o/view?usp=sharing

Tuần báo Đuốc Tuệ, Tuần báo Hải triều âm, tuần báo Thiện mỹ, nhật báo Chánh Đạo, nhật báo Đất Tổ, nguyệt san Vạn Hạnh, nguyệt san An Lạc, nhà xuất bản Lá Bối… là những sinh hoạt dân sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.

Vào ngày 14-5-2021, Văn phòng Viện Tăng thống có email gửi đến nhiều tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội dân sự về Thông bạch số 10VTT/VP do Tỳ kheo Thích Tuệ Sỹ ký ngày 10-5-2021, Phật lịch 2564, năm Tân Sửu.

Gửi kèm còn có biên bản hội thảo “Hội nghị toàn thể Hội đồng phiên dịch Tam Tạng”, tổ chức vào các ngày 20, 21, 22 tháng 10-1973 tại Đại học Vạn Hạnh.

Phạm Trần: hòa giải-hòa hợp đãi môi

Tháng 5/2021

https://drive.google.com/file/d/1vAPtvEGwCAJVGtWOHmsaCxEOSco7ZXl3/view?usp=sharing

Ngày 30/4 năm thứ 46 sau 1975 đặt ra câu hỏi: Còn bao nhiêu năm nữa thì người Việt Nam ở hai đầu chiến tuyến trong chiến tranh mới “hòa giải, hòa hợp” được với nhau để thành “Một Người Việt Nam”?

Hỏi chơi vậy thôi chứ cứ như tình hình bây giờ thì còn mút mùa lệ thủy. Nhưng tại sao?

Sau đây là những lý do:

Thứ nhất, đảng cầm quyền độc tài CSVN không hề quan tâm đến vấn đề “hòa giải” thật sự mà chỉ đặt mục tiêu vào “hòa hợp”. Họ quan niệm rằng, “bên thắng” không có lý do để hòa giải với bên thua. Do đó, nếu bên thua muốn góp sức chung tay xây dựng đất nước thì chỉ có cách là “hòa hợp” vào với Chế độ, dưới sự lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối của đảng CSVN.

Tướng Lương Xuân Việt ‘chấp nhận thử thách’ khi là nguồn cảm hứng cho người gốc Á

18/5/2021

VOA Tiếng Việt

https://drive.google.com/file/d/1sKr9Dj1rPcgzsrAZBMx7UTsNBKlWsAIg/view?usp=sharing

Cùng với vấn đề thiên kiến đó, những vụ việc có tính chất thù ghét người gốc Á xảy ra gần đây làm cho ông cảm thấy tổn thương sâu sắc, Thiếu tướng Việt nói.

“Tôi nghĩ để giải quyết tổng thể vấn đề, chúng ta cần một cách tiếp cận toàn diện. Cùng với tội ác từ lòng thù ghét, có những vấn đề khác mà chúng ta cũng phải xử lý cùng một lúc. Nếu chúng ta không biết gốc rễ của vấn đề, chúng ta chỉ xử lý các triệu chứng chứ không phải là giải quyết vấn đề, mà dường như đó là điều tôi đang thấy hiện nay”.

Dù nước Mỹ không hoàn hảo, song Thiếu tướng Lương Xuân Việt khẳng định ông biết ơn quốc gia này và luôn giữ niềm tin rằng đó là đất nước tốt đẹp nhất trên thế giới.

Ts. Phạm Quý Thọ - Thay đổi tư duy chính sách để cải thiện thực trạng tự chủ “khó khăn” của các đơn vị sự nghiệp công lập

17/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1vNXXW2FqC0jxzVmOY-sAUREeV7wCLb1R/view?usp=sharing

Hơn 6.000 đơn vị sự nghiệp công lập trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề cần phải “tự chủ”, “tự chịu trách nhiệm”, nhưng “sự tắc nghẽn” của chính sách đang là vấn đề nóng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thay đổi tư duy chính sách đang cấp thiết để cải thiện tình hình.

Ngày mồng 6 tháng 5 năm 2021, khi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc từ hoàn thiện thể chế và thúc giục “quyết tâm” thực hiện tự chủ các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Giang Văn Minh - Trung Quốc “ve vãn” ASEAN, Việt Nam chọn hướng nào?

18/5/2021

https://drive.google.com/file/d/19zbOvM0zeQGRqOT5C-vFJqMAdILeX7WX/view?usp=sharing

Trung Quốc đang đề xuất tổ chức một hội nghị cấp ngoại trưởng với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên vào tháng tới - một hội nghị thượng đỉnh sẽ giúp mở rộng và củng cố cuộc "tấn công" ngoại giao gần đây của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Năm nay là năm kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại Trung Quốc-ASEAN, điều đó có nghĩa là năm 2021 sẽ là một năm quan trọng trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Nếu hội nghị mà Trung Quốc đề xuất được tiến hành, nó cũng sẽ đánh dấu thời kỳ gắn bó sâu sắc hơn của Trung Quốc với Đông Nam Á trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường nỗ lực tập hợp một liên minh khu vực để chống lại sự đe doạ của Trung Quốc.

Quá trình nhận thức về nhà nước pháp quyền tại Việt Nam từ 1991 đến nay (Phần 2)

Thang văn Phúc và Nguyễn Thị Doan

Hết

18/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1SOlQqix6weswLvdmOpm8pKWq8dkgZgif/view?usp=sharing

Nhà nước pháp quyền là một lĩnh vực mà khoa học chính trị và pháp lý đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu và đã được ghi nhận lần đầu tiên ở nhà nước Việt Nam trong Hiến pháp 1992 phiên bản 2001. 

Cương lĩnh 1991 mới xác định chuyển từ nhà nước chuyên chính vô sản sang nhà nước có tính pháp quyền. Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, nhận thức về nhà nước pháp quyền còn sơ khai, đơn giản, còn hiểu nhà nước pháp quyền là một kiểu hay hình thức nhà nước; nhà nước pháp quyền đồng nghĩa với pháp trị (tuân thủ pháp luật); nhà nước pháp quyền là nhà nước có nhiều luật (càng nhiều luật càng tốt); nhà nước pháp quyền là một nhà nước hiện thực với một bộ máy nhà nước cụ thể…

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 19 tháng 5 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/11-q6j4DMT6XB4OWq1hKP7AjU9cryCNQ6/view?usp=sharing

Tại sao các tổng thống Mỹ ngày càng nhiều quyền lực?

Nguồn: Eric Posner, “Long Live the Imperial Presidency?”, Project Syndicate, 12/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

https://drive.google.com/file/d/18ju4V_-LHMCSy8AqUurM_8sE2zrZj9vk/view?usp=sharing

Tuy nhiên, kể từ khi Joe Biden nhậm chức, Đảng Dân chủ đã không làm gì để kiềm chế tổng thống – mặc dù họ biết rằng một nhân vật giống Trump, hoặc chính Trump, có thể kế nhiệm Biden. Thay vào đó, họ đã chuyển trọng tâm thể chế sang vấn đề quyền bỏ phiếu.

Tại sao Đảng Dân chủ lại phung phí một cơ hội để cải tổ thể chế tổng thống? Một cách giải thích là Đảng Dân chủ không muốn mạo hiểm bó buộc vị tổng thống của họ, đặc biệt là vì quyền kiểm soát Quốc hội có thể tuột khỏi tay họ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022. Nếu Đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Hạ viện hoặc Thượng viện, việc thực hiện chương trình nghị sự chính sách của họ sẽ bắt buộc tổng thống phải có quyền lực mạnh mẽ, điều họ đã lên án một năm trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét