Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 01 tháng 5 năm 2021

Tưởng Năng Tiến – Chính Phủ Mới & Kỳ Vọng Cũ

https://drive.google.com/file/d/11WVfGCyreINyApDzx6t9_iFKl-EAamqK/view?usp=sharing

Tác phẩm Cát Bụi Chân Ai của Tô Hoài có đoạn khá vui :

Mụ mắt cú vọ đứng sắp hàng mua cá bể muối từ Hải Phòng đưa lên đã đóng tảng trước quầy cửa chợ. Gần đến nơi, trỏ tay, hỏi. Cô nhà mậu lạnh lùng bảo cá bán theo phiếu cán bộ. Mụ quay ra giữa hè, mặt phừng lên, vô vô:

- Cha tiên nhân cái mặt này! Sao mày không đẻ ra cán bộ, chỉ đẻ ra thằng nhân dân! Cha tiên nhân...

Đào Như- Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và ngày 30-4-75

(Hậu duệ VNQDĐ trong nước)

01/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1zXRCM133fvViUPFtiVoKHqg-sqYRuQba/view?usp=sharing

Thế-Hệ-Trẻ-Việt-Nam-Hôm-Nay nhận chân giá trị đích thực của lịch sử. Lịch sử của con người không phải chỉ có sanh ra, lớn lên, già, khổ đau, rồi chết. Lịch sử của con người là từ sự sống này đến sự sống khác, triền miên nối tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua mọi thời đại của dân tộc và nhân loại. Lịch sử của dân tộc, của nhân loại là lịch sử của sự sống, của cuộc sống, lịch sử của những đổi thay không ngừng, khi trầm khi bổng, nhưng luôn luôn trong một hướng đi về phía trước.

Trong ý nghĩa lớn của lịch sử, tất cả nhân loại phải được nhận chân như một con người. Dân tộc Việt Nam với những cá thể là một con người. Sống mãi và tiến mãi…

Ls.  Đào Tăng Dực - Bài học quốc hận lần thứ 46 của toàn dân

1/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1_8vFaMO4B2qa_3sKzRwLnGw59SkToIG_/view?usp=sharing

Tuy hai nền cộng hòa tại miền Nam chưa hoàn hảo, nhưng đã có nền móng của những định chế dân chủ phôi thai, không hề thua kém các quốc gia nêu trên.

Sự khác biệt duy nhất là các quốc gia đó không bị thảm họa cộng sản, từ đó có cơ hội hoàn tất tiến trình dân chủ hóa, đồng thời phát triển kinh tế ngoạn mục.

Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 đã cướp đi cơ hội cho nhân dân Việt Nam vươn lên như một nền dân chủ chân chính và một con rồng trên vùng trời Đông Á.

Hình ảnh những bộ đội CS Bắc Việt xâm chiến Miền Nam năm 1975 tương tợ như hình ảnh những bộ lạc man di mọi rợ từ Âu Châu, với những chiến binh mình trần, quấn khố, vũ khí hung tợn, dẫm nát những cung điện nguy nga và những định chế chính trị tiến bô nhất thời đại của nền văn minh La Mã đầy ánh sáng. Sau khi nền văn minh này sụp đổ, nhiều thế hệ dân chúng Âu Châu trải qua cả ngàn năm tăm tối, lầm than.

Lâm Bình Duy Nhiên - 30/4 lại về và nghĩ về một ngày mai...

30.04.2021

https://drive.google.com/file/d/1yPLEcYSKp56DmGhbjV6oRTU6LIzky0oD/view?usp=sharing

Chỉ có một nền giáo dục cởi mở, nhân văn và nhân bản mới khiến một xã hội trở nên vị tha, rộng lượng và công bằng hơn.

Đã chừng ấy thời gian, những người lãnh đạo trong nước còn chờ đợi gì nữa để không chấm dứt vết thương dân tộc?

Họ có tất cả trong tay! Họ có thể làm những điều thiết thực nhất thay vì những khẩu hiệu hô hào rỗng tếch.

Và nhất là hãy thôi “Nhiệt liệt chào mừng” bao năm “giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước”. Sự hận thù và chia rẽ đến chính từ những khẩu hiệu tuyên truyền như thế chứ chẳng cần khói lửa chiến tranh.

Phỏng vấn nhân Tháng Tư nhà văn Tạ Duy Anh

(Nguyễn Thị Thanh Bình thực hiện)

https://drive.google.com/file/d/1trN3jc2ESf_1H1l1C00u5gkJ9zjscjJD/view?usp=sharing

Giờ đây khi Nguyễn Quang Thiều làm Chủ tịch Hội Nhà văn, không biết ông ấy có còn cảm hứng với kế hoạch như tôi vừa nói và có còn đủ “tự do” để thực hiện nó? Về phần mình, tôi sớm nhận ra những khó khăn lớn mà chúng tôi sẽ gặp phải, thậm chí ở mức ngang nhau với việc húc đầu vào núi! Nhưng ngay cả biết rõ như vậy, tôi vẫn không nản.

Hỏi: Câu hỏi cuối cùng rất thật tình: Liệu anh có thực sự tin tưởng là văn chương đúng nghĩa sẽ có khả năng gắn kết mọi khác biệt hay chăng?

TDA: Cứ để văn học thực thi sứ mệnh của nó, mọi việc đều xong hết, kể cả hòa giải dân tộc. Người nói câu này là nhà phê bình Thụy Khuê và tôi hoàn toàn chia sẻ niềm tin ấy của bà.

Phạm Nguyên Trường – Hãy để ngày ấy lụi tàn

Nhân ngày 30 tháng 4 năm 2021

https://drive.google.com/file/d/1A_ySX3w8uy8gfBCh4uGQdGb5tDPLHZ8a/view?usp=sharing

Hỏi tiếp: Không hòa giải được với Nguyễn Thúy Hạnh, Huỳnh Ngọc Chênh, với mẹ con bà Cấn thị Thêu, với LS Lê Công Định… thì làm sao hòa giải với những người đã từng cầm súng ở bên kia chiến tuyến?

Từ “hòa giải” trong miệng kẻ nắm độc quyền chân lý phải được dịch thành: “đầu hàng vô điều kiện, trong im lặng và cam chịu”.

Cho nên điều kiện tiên quyết để có hòa giải chân thành và toàn diện là chế độ dân chủ pháp quyền và đa nguyên.

Đa nguyên để mọi ý kiến, mọi quan điểm đều được chấp nhận. Cũng tức là: “Mà trong lẽ phải có người có ta”.  

Chế độ dân chủ pháp quyền là để mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, người nào giỏi làm kinh tế thì sẽ giàu, người nào giỏi làm chính trị thì lãnh đạo (có thời hạn, theo luật định).

P/S: Bức thư của ông Hữu Thỉnh gửi ông Phan Nhật Nam chỉ là 1 kiểu dân vận/địch vận mà thôi. Ông Phan Nhật Nam đã nhận ra và từ chối. 

Nguyễn Gia Việt - Trí thức Miền Nam sau 1975

30/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1Bn4Kdr18B_9iRjeBvDUAAc5w6E33PTFS/view?usp=sharing

Ta gọi là là số phận chung của những người trí thức phụng sự ,phục tùng,tận tụy sau 1975

Đôi khi không thể đòi hỏi,kỳ vọng người này phải như người kia trong khi khi sanh ra thì chúng ta đều là những người tách biệt,khác nhau hết

Trí thức mà không có quyền lực bảo vệ thì không khác gì nàng chinh phụ đứng giữa cơn bão biển.Thành ra ngày xưa Nguyễn Trãi phải đi bộ hàng ngàn cây số tìm vào Lam Sơn tụ nghĩa với Lê Lợi.Trí thức muốn cống hiến đúng khả năng mình phải có minh quân hiểu và giúp sức

Buồn là buồn lịch sử kìa.Miền Nam không thiếu người tài giỏi,nhưng thiếu một lý tưởng, một ý thức hệ và một giới trí thức cách mạng

Y Chan  - Chiến tranh trong phim Hàn:

Từ cỗ máy tuyên truyền rập khuôn đến những câu chuyện thức động lương tri

70 năm sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn, người Hàn Quốc đã bước ra khỏi bóng tối.

30/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1ZK16OlrNZ6FfWvot1eMXvI0_JwFK3CKU/view?usp=sharing

Những gì diễn ra trên phim ảnh dĩ nhiên không phản ánh tất cả suy nghĩ của người dân trên thực tế.

Nhưng trong những xã hội tự do, nó là một chỉ dấu tốt để đo lường cảm thức của công chúng.

Việc các bộ phim về đề tài chiến tranh, theo những góc nhìn hoàn toàn mới, được đón nhận tích cực là một bằng chứng cho thấy suy nghĩ của người Hàn Quốc về hòa bình, về cuộc chiến, về những người thuộc phe kia đã thay đổi rất nhiều.

Thông qua phim ảnh, họ đã dám đối diện những sự thật bị giấu kín, những tội ác không dám thừa nhận, và những nỗi sợ lâu nay không ai dám động tới.

Bằng cách đối diện với quá khứ, họ có đủ dũng khí để mơ về một tương lai như “Dongmakgol” – một thế giới nơi mọi người có thể sống yên bình bên nhau.

Tương lai đối tác cựu thù: Việt Nam giải quyết thặng dư thương mại kỷ lục với Mỹ như thế nào?

VOA Tiếng Việt

01/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1MP-VRxI_6tH1016McByAUKZ8wIG3i5No/view?usp=sharing

Dù mới được Bộ Tài chính Mỹ cho ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ và thoát khỏi nguy cơ bị Mỹ đánh thuế hàng hoá nhưng Việt Nam còn cần phải giải quyết thặng dư thương mại đang ở mức cao kỷ lục với Mỹ để tránh những căng thẳng trong tương lai

Thặng dư thương mại ngày càng tăng cao giữa Việt Nam và Mỹ được xem là một vấn đề cản trở sự phát triển mối quan hệ kinh tế giữa hai nước dù lợi ích song trùng về anh ninh chiến lược và ổn định khu vực giữa Hà Nội và Washington đang ngày càng đưa hai nước gần lại với nhau hơn.

Điểm tin thế giới ngày 1 tháng 5 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1iN9GDUZSzSKX8qEk-NbR1QVQu0o3mNEW/view?usp=sharing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét