Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 29 tháng 5 năm 2021

Bs. Nguyễn Đan Quế - Bàn về giáo dục nhân bản

28/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1CQwMZSZ2zf1jZaOCr6VTfu5eLVGleAgX/view?usp=sharing

Tôi muốn nói ‘chút xíu thôi’ về thế nào là một nền Giáo Dục Nhân bản. Tôi thật sự không muốn vì thấy chưa phải lúc. Khổ nỗi đây lại là cơ bản nhất.

Bàn về Giáo Dục Nhân Bản, chỉ nghe không thôi đã đủ thấy khó. Cho nên, theo tôi, người nghe phải là những người, không những trong nghành giáo dục, mà còn có những quan tâm, ưu tư đặc biệt về giáo dục và đang tìm tòi một hướng đi mới cho nền giáo dục Việt nam. Hướng này là xu thế tất yếu của thời đại, chứ không phải sản phẩm tưởng tượng của trí tuệ. 

Sở dĩ tôi ngần ngại chưa bàn đến nền Giáo Dục Nhân Bản vào lúc này là ví chế độ cộng sản và những nhà lãnh đạo cộng sản còn ngồi tại vị đó. Trong khi chúng ta bàn một vấn đề mà vấn đề đó đòi phải có thay đổi toàn bộ cách điều hành xã hội từ kinh tế – văn hoá cho đến sinh hoạt chính trị ở tầm mức quốc gia.

Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 29 tháng 5 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1MOQDLuXmJ7FMrJ88LpjgIjZ3b0vkUFjF/view?usp=sharing

Không loại trừ sự có mặt của các tàu hải giám ở Trường Sa sẽ liên quan đến việc khảo sát phục vụ cho hoạt động lắp đặt cấu trúc phi pháp trong tương lai.

I. Biển Đông

1. Chuyển động quân sự

Ngày 28.5, HKMH USS Ronald Reagan đã đến khu vực đông nam Okinawa sau khi xuất hiện ở gần đảo Iwo Jima vào ngày 22.5.

Truyền thông Mỹ trước đó đưa tin tàu này sẽ được triển khai đến Trung Đông để yểm trợ hoạt động rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan trong vài ngày tới.




Nguyễn Phú Trọng dáng đi như bại liệt, Phạm Minh Chính mừng thầm?

28/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1SwWOimGVj-Kkvdn_h39YeMA0zuLQZQ7H/view?usp=sharing

Lâu nay người ta không thấy ông Trọng đi đứng ra sao. Lần đầu tiên sau bầu cử VTV đã quay rất rõ dáng đi của ông Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu tại Hà Nội. Nhìn dáng đi của ông nhiều người cho rằng, nội chuyện đi lại đã là thử thách quá tầm đối với ông thì làm sao ông có thể điều hành đất nước?

Thực sự đó là một câu hỏi rất khó trả lời, ắt hẳn ông Nguyễn Phú Trọng không đủ sức khỏe để điều hành đất nước. Nếu là người có tâm với đất nước thì người ta xin nghỉ ngơi để lớp trẻ lên thay, đằng này chính ông còn tạo ra suất đặc biệt cho chính mình và cố bám ghế bất chấp giới hạn tối đa 2 nhiệm kỳ theo điều lệ đảng.

Tuấn Khanh - Phỏng vấn Ls Võ An Đôn: “Ls Hòa mất niềm tin vào ngành tư pháp là điều có thật”.

29/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1UbYX31ZJkwOjCs7MrSt_eVVytQFrLUW_/view?usp=sharing

Do máu nghề nghiệp cứ thúc đẩy, thì khi không là luật sư chính thức, tôi vẫn nhận tư vấn các vụ án, viết đơn hoặc nhận ủy quyền ra tòa (luật vẫn cho phép), thế nhưng tuyên truyền của chính quyền vẫn bao vây và ngăn chận người dân đến với tôi, dọa rằng tôi là “phản động”, dính đến tôi thì kiện tụng nhất định sẽ thất bại… nên thỉnh thoảng, những người dân nào đã oan ức tận cùng, nhưng vụ đòi công lý đã cùng đường rồi mới dám tìm đến gặp tôi, bởi họ không còn biết sợ là gì nữa. Thậm chí có những vụ án kiện tụng bình thường, phía bên tòa án khi biết tôi là người tư vấn hay giúp đỡ gì thì cũng nói riêng với người đứng tên đơn là nên đổi người mới hy vọng có kết quả.

Và hôm nay, anh đang vẫn sống như một nông dân, và dành thời gian để tư vấn, điền đơn… giúp cho những ai đang gặp khó khăn và cần đến một tiếng nói về luật pháp…?

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Bé Pavlik và Bé Tám

28/5/2021

https://drive.google.com/file/d/14cu3ZJsnUsNwHkk4_UgP1ET_TZsPknuZ/view?usp=sharing

Câu chuyện bé Pavlik được dàn dựng như là một phương tiện tẩy não cả một thế hệ thiếu niên Soviet. Nhưng bé Pavlik chỉ là một nhân vật anh hùng hư cấu. Ngày nay thì nhiều người nhìn lại và thấy bé Pavlik không phải là một anh hùng gì cả, mà chỉ là một đứa trẻ bình thường, có phần ngỗ nghịch. Tuy nhiên, vì thời đó chế độ Soviet cần anh hùng nên họ hư cấu hoá bé Pavlik như thế.

Ở Việt Nam chúng ta không có một bé Pavlik, nhưng có một anh hùng khác tên là Lê Văn Tám. Nhưng cũng như số phận của bé Pavlik, bé Lê Văn Tám cũng là một nhân vật được hư cấu hoá theo chủ nghĩa anh hùng.

Lang Linh  - An Dương vương trong dòng lịch sử tộc Việt

Lược Sử Tộc Việt

29/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1bx4uUAKfX93KpzE5WGpnQ01ISqTFYMT8/view?usp=sharing

Như vậy qua các tài liệu lịch sử và khảo cổ, chúng ta có thể nhận diện An Dương Vương hay Thục Phán là cư dân tộc Việt thuộc hệ ngữ Tai-Kadai, ông không phải là hoàng tộc nước Thục như một số tài liệu cũ đã ghi chép. Sau đó ông đã chiếm ngôi của vua Hùng, lập nên nước Tây Âu (Lạc) vào năm 257 TCN, chính ông là người đã lãnh đạo tộc Việt chiến đấu chống lại nhà Tần, chứ không phải Dịch Hu Tống như sách Hoài Nam Tử của Lưu An đã ghi lại.

Việc khảo cứu về An Dương Vương giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về giai đoạn lịch sử chuyển giao quan trọng giữa độc lập và lệ thuộc của người Việt trong thời kỳ Âu Lạc – Nam Việt – thuộc Hán, góp phần làm rõ hơn các chi tiết giai đoạn sau thời kỳ Hùng Vương. Tộc Việt đã có một tiến trình phát triển lâu dài với trình độ văn minh cao trong nhiều giai đoạn, và An Dương Vương là điểm cuối của tiến trình phát triển của họ, không phải là đỉnh cao như một số nhà nghiên cứu nhận định. An Dương vương đã góp phần quan trọng bảo vệ nền độc lập của tộc Việt, tuy kết cuộc cũng thất bại, nhưng những thành tựu của ông vẫn là đáng ghi nhận trong lịch sử dài của tộc Việt.

NilsAxel Mörner – Mực nước biển dâng không đáng báo động

Phương Thi dịch từ There is no alarming sea level rise!

27/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1AXG9JROP_KXPi_rKW2s0_bmoFKhm5mIa/view?usp=sharing

Một trong khoảng 1.190 hòn đảo san hô xinh đẹp bao gồm quốc gia Maldives. Như Mörner cho thấy, Maldives không có nguy cơ bị ngập lụt

Trong một buổi phỏng vấn và một bài báo được xuất bản vào thế kỉ 21 năm 2007, tôi đã từng nói về vấn đề mực nước biển toàn cầu là mối đe dọa chính trong các kịch bản biến đổi khí hậu của IPCC nhưng lại không nằm trong chế độ cảnh báo. Nếu mực nước biển dâng lên không nằm ở mức cao, thì không có mối đe dọa hay vấn đề thật sự nghiêm trọng nào. Trong những bài báo tiếp theo, tôi tiếp tục đưa ra những dữ liệu mới về sự ổn định của mực nước biển. Cơ sở dữ liệu về những sự quan sát thực tế của chúng tôi từ quần đảo Maldive được mô tả chi tiết trong Mörner 2007b. Một nghiên cứu mới ở Bangladesh được công bố vào năm 2010 (Mörner 2010a). Dữ liệu mới về sự thay đổi mực nước biển chung được công bố ở bài báo khác (2010b).

Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 29 tháng 5 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1JKRXzLdYRyBT741Cpzloc78AmMXxDngz/view?usp=sharing

Vũ Linh – Câu chuyện xã nghĩa

29/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1fnj4lTSO-QdsV6So0SYyodDLQ7YwftqU/view?usp=sharing

    Kẻ viết này nhớ lại có bà cụ hàng xóm, cũng dân tị nạn. Trong cuộc bầu cử Gore-Bush năm 2000, hỏi bà sẽ bầu cho ai thì bà trả lời “Tao chẳng bầu cho ai hết. Dân Chủ toàn là mấy thằng phản chiến thân cộng khiến tao phải tị nạn ở đây, còn Cộng Hòa là thằng nhà giàu Bush nó sẽ cắt hết tiền già và thuốc men của tao”. Sau khi Bush thắng, bà cụ ăn không ngon ngủ không yên, hồi hộp chờ đợi bị cắt tiền già và tiền Medicare. Trong 8 năm của TT Bush con rồi 4 năm của TT Trump, dù chưa bị cắt bất cứ một đồng nào, cụ vẫn hồi hộp vì đọc báo vẫn thấy hù dọa mối nguy mất tiền trợ cấp và mất thuốc men.

    Kẻ này nghĩ hù dọa những người cao niên thiếu hiểu biết chính là hành động bất nhân và bất nhẫn nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét