Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 08 tháng 5 năm 2021

Tưởng Năng Tiến – Thêm Một Bàn Huề

https://drive.google.com/file/d/16HxzibT-fjs3EfUHgMTOW3-og9SPK9x4/view?usp=sharing

Sau khi gửi bản “Chương Trình Cải Cách Ruộng Đất” đến Stalin để xin chỉ dẫn, bắt đầu từ tháng Giêng năm 1953, Đảng và Nhà Nước phóng tay phát động quần chúng để thực hiện cuộc Cải Cách (long trời lở đất) ở miền Bắc Việt Nam.

Hệ quả (hay hậu quả) là hàng vạn nông dân bị hành hình. Tiếng kêu thương, rên xiết của nạn nhân vang lên đến tận Cửu Trùng nên đến tháng 2  năm 1956 thì Hội Nghị Trung Ương (lần thứ 9) ban hành lệnh sửa sai.

Tại kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khóa I, Chủ Tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ nhận mọi khuyết điểm. Người vừa nói vừa lấy khăn tay lau nước mắt khiến thiên hạ vô cùng xúc động, và quên hết những “sự cố đáng tiếc” đáng tiếc vừa qua.

Vậy là kể như … huề!

Trưởng Thành từ lũy tre Dương Nội

Nguyệt Quỳnh trò chuyện cùng Trịnh Bá Phương

Tháng  5/2021

https://drive.google.com/file/d/1Ng2aGKMNuJGwyfYGriqvrtrTcKN9k3ET/view?usp=sharing

Trịnh Bá Phương: Trong cuộc đấu tranh giữ đất, nhóm chúng tôi đã tham gia các phong trào khác như bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường, tham gia biểu tình đòi tự do cho các nhà yêu nước, tham gia các phiên toà xét xử người yêu nước bị nhà nước cộng sản bắt giam tuỳ tiện. Và hướng về biển đông, chống sự bành trướng của Bắc Kinh khi đã cướp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam! Và mới đây là phản đối bè lũ bán nước đã đưa ra dự luật đặc khu và dự luật an ninh mạng.

Ngày 22-9-2016, khi bị bắt vào đồn CA Nghĩa Đô, mấy an ninh quận Hà Đông thuyết phục gia đình tôi làm đơn riêng để họ dễ giải quyết. Tôi từ chối, vì cuộc đấu tranh giữ đất của 356 hộ dân phường Dương Nội đã trải qua gần một thập kỷ (bắt đầu từ năm 2008). Trong quãng thời gian dài ấy, chúng tôi đã dựa vào nhau vượt qua những hình thức đàn áp đê hèn của cộng sản Hà Nội, bà con dân oan Dương Nội đã dành cho gia đình tôi những ân tình, và gia đình tôi sẽ không bao giờ phản bội lại bà con đi đêm với cộng sản để mưu lợi cho riêng mình.

Ăn Cướp Mà Gọi Giải Phóng

NGUYEN DUONG

07/5/2021

Ban Tu Thư TVVN

https://drive.google.com/file/d/1Gb8BOnFinsOQrDgoAWYO6D5TKTbIhU_I/view?usp=sharing

Một bài viết thật xuất sắc. Những em nào sanh ra thời 9x, 2000. Nên đọc kỹ để hiểu rõ tại sao nhưng người Saigon bỏ nước ra đi, liều mạng sống trên biển nhưng vẫn ra đi. Coi đi rồi mới hiểu tại sao 46 năm qua rồi mà mọi người vẫn không tha thứ đuọc nỗi đau mất mát do CS gây ra. Các bạn đừng so sánh khập khễnh giữa VN và các nước khác như Đức chẳng hạn. Họ thống nhất đất nước đưa cả nước thành một nhưng họ chưa bao giờ cướp của người dân vô tội thì đừng bao giờ so sánh VN vơi những nước mà có chiến tranh. Dĩ nhiên thắng làm vua, thua làm giặc. Nhưng CS bắc việt chiếm được miền nam, vơ vét hết tài sản của dân miền nam, bắt người ta đi tù , đi kinh tế mới và ghép cho cái tội “Tư Bản”. Nếu là bạn, bạn có tha thứ không? Trả lại hết tài sản đã cướp, trả hết những năm người ta bị tù đày, bị đánh đập dã man đén bỏ mạng trong tù đi, rồi những mạng ngươi chết trên biển đông. Trả lại hết những mất mát đó đi ròi hoà giải và cùng nhau xây dựng đất nước nhé.

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Nhập gia tuỳ tục.

07/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1epqgcrDMAzGRkWHSlMr2A-HFru8DO9DI/view?usp=sharing

Nhưng sự thù hận biểu tượng đó đã lan tràn từ cấp trên xuống cấp dưới. Trong một xã hội mà những gì từ thời VNCH bị các quan chức cao cấp phỉ báng, thì các thiếu niên lớn lên trong môi trường đó cũng sẽ bắt chước làm theo thôi. Bắt chuớc một cách không cần suy nghĩ đúng sai. Có thể nói rằng các quan chức đã tạo nên một tấm gương không lành mạnh cho giới trẻ.

Có lần tôi hỏi một cựu trung tá VNCH rằng nếu anh có dịp về Việt Nam và dự một hội thảo mà người ta chào cờ (đỏ sao vàng) thì anh có chào cờ không. Anh ấy, một người từng đi 8 năm tù cải tạo sau 1975, trả lời không ngần ngại rằng anh ấy vẫn đứng lên chào cờ, vì đó là đạo lí của 'nhập gia tuỳ tục'. Cái sai lầm của thiếu niên xúc phạm lá cờ là không biết cái đạo lí nhập gia tuỳ tục.

Luật sư Việt ‘làm án’ ở Mỹ

Hoài Nguyễn ghi

08/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1gySirKs4TqLfAHfVNTlDX8bwl3nA2sB_/view?usp=sharing

Kết luận: Tố tụng hình sự nước Mỹ khác hẳn pháp luật Việt Nam: Quá trình điều tra, truy tố, xét xử diễn ra cùng một lúc và công khai tại Toà án. Cảnh sát chỉ là một nhân chứng không có quyền hỏi tại Toà việc điều tra, và hỏi cung của cảnh sát chỉ nhằm để điều tra và bắt tội phạm, không có giá trị như một bản cung, cảnh sát chỉ thu thập chứng cứ và làm chứng trước Toà.

Công tố chỉ được dựa vào chứng cứ để kết tội không tham gia vào điều tra. Toà án là nơi quyết định bắt giữ, khám nhà… và chỉ duy nhất là nơi phán quyết bản án dựa theo án lệ, dựa theo nguyên tắc chung của Luật Hình sự. Toà án cũng không xét hỏi các bị cáo, nhưng có quyền bác bỏ hoặc chấp nhận các đề nghị của các bên.

Nói dối sau khi tuyên thệ được coi là trọng tội có thể bị phạt tù ngay lập tức và chỉ cần một điều nói dối tất cả các điều khác sẽ bị bác bỏ. Điều này áp dụng với tất cả các thành phần tham gia phiên toà…

Ts. Nguyễn Hồng Vũ -  Anaphylaxis - Sốc phản vệ sau khi chích vaccine COVID-19

07/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1MAugJSP5HirOCnIfpp0XYaa5WQm3Ssar/view?usp=sharing

Theo thông tin báo chí, Việt Nam vừa có một ca sốc phản vệ là nữ nhân viên y tế 35 tuổi sau khi chích vaccine COVID-19 của AstraZeneca và đã qua đời một ngày sau đó! Cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện chích ngừa loại vaccine này cho khoảng 750 ngàn nhân viên y tế và đây là trường hợp chết người đầu tiên. Vậy chúng ta nên nhìn nhận sự việc này như thế nào?

Hiện nay, Anh là nước có nhiều người nhất đã chích vaccine COVID-19 của hãng AstraZeneca. Dựa trên số liệu từ ngày 9 tháng 12 năm ngoái cho đến ngày 28 tháng 4 vừa rồi thì ở Anh đã có 22,6 triệu người được chích liều đầu tiên và 5,9 triệu người được chích liều thứ 2 của vắc xin vaccine này. Họ ghi nhận có 590 trường hợp sốc phản vệ xảy ra, tức tỉ lệ này khoảng 26 người trên mỗi 1 triệu người nếu chỉ tính trên số lượng người đã chích liều thứ nhất. Tỉ lệ này ở vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech là 5 trên 1 triệu và của Moderna là khoảng 3 trên 1 triệu.

Về cách viết sử ‘rập khuôn’ ở Việt Nam hiện nay

BBC News

08/5/2021

https://drive.google.com/file/d/19MhsQOEEsb5qeNMyf3sw-302-yA33G_m/view?usp=sharing

Đã có một lối nhìn 'rập khuôn' trong cách 'làm sử học' ở Việt Nam mà để khắc phục sẽ cần đến những nhà sử học 'đàng hoàng' với những thái độ, cách làm khác biệt và đổi mới, một nhà sử học từ Mỹ nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm.

Bàn về tiếp cận lịch sử và phản ánh lịch sử hiện đại Việt Nam làm sao cho khách quan, vượt qua các thách thức lâu nay mà giới nghiên cứu sử học trong nước đang gặp phải, Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Khoa Lịch sử, Đại học Maine, Hoa Kỳ nói với một cuộc hội luận chuyên đề của BBC hôm 06/5/2021:

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 08 tháng 5 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1oMvouzkrl-uRoPpp0d7h5AuPprd0wsEf/view?usp=sharing

Tại sao Internet không mang lại tự do cho Trung Quốc?

Nguồn: “Why the internet has not freed China”, The Economist, 13/3/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

https://drive.google.com/file/d/1ZChkE8c-jncYrUu7vWHJJYlEA4wT9dUo/view?usp=sharing

Vào buổi bình minh của kỷ nguyên số, Bill Clinton đã dự đoán rằng nền kinh tế thị trường cùng hệ thống mạng toàn cầu Internet có thể khiến Trung Quốc đi theo hướng tự do hóa. Tầm nhìn này của ông rất táo bạo, đầy lạc quan nhưng rất tiếc là sai lầm. Năm 2000, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ đã được chứng kiến một cuộc cách mạng khi Đảng Cộng sản Trung Quốc từ bỏ vị thế độc quyền của mình trong việc phân phối mọi thứ, từ việc làm, nhà ở cho đến tin tức. Clinton cho rằng trong thời đại có nhiều cơ hội và nguồn thông tin mới, khả năng kiểm soát người dân sẽ bị hạn chế. Theo ông: “Trong thế kỷ mới, quyền tự do sẽ lan rộng thông qua những chiếc điện thoại di động và modem kết nối Internet”. Biết được việc Trung Quốc đang cố tìm cách kiểm soát hệ thống Internet của họ, ông phản ứng một cách đầy mỉa mai “Chúc may mắn, nỗ lực này sẽ chẳng đi đến đâu giống như việc cố gắng đóng đinh một miếng thạch rau câu vào tường”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét