Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 10 tháng 10 năm 2021

 


Đỗ Duy Ngọc – Giết 15 con chó của người thợ hồ chạy về quê, tàn nhẩn quá !

10/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1d0ajJ9m8J_JbYOyps4eo0hu0Ohdwmyru/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lại nhớ chuyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Cái cảnh đành bán con Vàng đi với dòng nước mắt của Lão Hạc cho ta thấy tình cảm giữa người và chó nó sâu lắm, nó đậm lắm. Làm gì có chuyện thản nhiên tự nguyện bỏ đàn chó vào bao đem tiêu huỷ. Các quan chắc đe doạ, hét hò, doạ nạt dữ lắm khiến anh Hùng phải đồng ý lệnh quan với nỗi đau xé lòng.

Hỡi ôi! Đến những con chó con, đến cả đàn chó của người nghèo cũng không tha thì gọi đám sai nha ấy là gì nhỉ? Chị Dậu của nhà văn Ngô Tất Tố bán ổ chó để kiếm tiền đóng thuế cho chồng, đọc đã rơi nước mắt. Giờ giết cả đàn chó, có còn nước mắt để khóc nữa chăng? Tưởng cái thời khốn nạn đó đã qua đi rồi, ai ngờ giờ nó còn tàn nhẫn hơn, khốn kiếp hơn. Viện cớ chó nhiễm virus, xin hỏi đó là con virus tên gì, nguy hiểm thế nào mà phải vội vàng đem đi giết? Bằng chứng đâu, xét nghiệm đâu? Toàn là cái cớ không thể chứng minh. Một cái cớ để thịt mấy con chó tội nghiệp.

Không những con người bị giam hãm, đói khát trong thời dịch bệnh, mà đến con chó cũng không tha. Biết nói gì đây? Phật, Chúa, Thần linh cũng đành quay mặt đi để khỏi phải trả lời.

Hoài Nguyễn - Quyền đi lại

10/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1knmoM40-1gipQ1PkiqK0bfKJkf-t9dUi/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Qua điện thoại, Lương Văn Bách (28 tuổi) được mẹ hướng dẫn cách đỡ đẻ, cắt dây rốn, tắm cho con… cứ thế Bách làm từng bước một. Đến 6g30, “mẹ tròn con vuông” trong tiếng thở phào của người thân ở quê nhà. Đến tối 13-9, một số người cùng khu trọ biết chuyện đã hỗ trợ ít tiền để Bách mua sữa, cháo cho vợ.

Chiều ngày 4-10, Bách mượn được 2 triệu đồng của người thân, vội đưa vợ đi xét nghiệm Covid-19, rồi sửa lại chiếc xe máy, hai vợ chồng tức tốc đem con lên đường về quê. “Vì không biết đường nên tôi chạy xe ra ngoài chốt, thấy xe biển 37 hỏi họ rồi cứ thế chạy theo đoàn” – Bách kể.

Chiến tranh vệ quốc kết thúc thắng lợi, nhà chính trị ngồi trên lễ đài tươi cười nhìn cả đoàn quân đang hân hoan trong buổi diễu binh mừng chiến thắng, chẳng mấy ai để ý về những bà mẹ già hay những người vợ trẻ đang rơi nước mắt khi nghĩ đến con mình/ chồng mình đã vĩnh viễn nằm lại ở chiến trường xa…

Phạm Nguyên Trường – Thiền đàm về nghiệp lực luân báo

10/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1bm-tCwwe-dr3QgBXm3pNAFxJzUJve5PV/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cách đây cả trăm năm, Phan Châu Trinh viết Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam mà đến nay chúng ta vẫn còn thấy đúng:

Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.

Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.

Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.

Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.

Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.

Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.

Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.

Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v...

Minh Dũng - Văn hóa tiểu nông và thói khôn lỏi của người Việt

Cựu Chủng sinh Huế - Ex-Seminarians of Hue's Archdiocese

Tháng 9 năm 2021

https://docs.google.com/document/d/1TwvSV1jLqXG4pfDyldb5QXwlpjciyKJj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

“Văn hóa tiểu nông” tạo nên một nếp sống bừa bãi, tùy tiện của người Việt (văn hóa sống, văn hóa ứng xử). Nhiễm “văn hóa tiểu nông”, con người sẽ thiếu sự tôn trọng xung quanh (bao gồm tất tần tật từ người cho đến vật)- tất cả những thứ mà họ cảm thấy không liên quan trực tiếp tới mình. Vì vậy, nó là thủ phạm của sự thờ ơ với lợi ích cộng đồng, cũng là nguyên nhân của tính cách đố kỵ, tham lam, bè nhóm, thiển cận, cục bộ…

Vậy là ngoài việc tìm ra thủ phạm tạo ra cái mác “thông minh” háo danh của người Việt, ta cũng đã tìm ra một trong những thủ phạm cản trở sự thăng tiến của dân tộc Việt Nam nằm trong lĩnh vực văn hóa, đó là “văn hóa tiểu nông”.

Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 10 tháng 10 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1NBZPAoK5OexfQqXZZu9jcez8KEmB_tkb/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Câu chuyện Henrietta Lacks: giữa thương mại và khoa học

10/10/2021

https://docs.google.com/document/d/189ikXLjKJ-Q1Ohb-8_gi49eACb240J92/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Rất nhiều công ti sinh học và labo trên thế giới hưởng lợi từ HeLa. Các công ti sinh học chỉ cần 1 tế bào, và với công nghệ ngày nay, họ có thể nhân bản thành nhiều tế bào và … bán lấy lời. Không ai biết rõ có bao nhiêu công ti đã hưởng lợi như thế từ HeLa, nhưng con số chắc chắn không nhỏ. Một trong những công ti đó là Thermo Fisher Scientific (TFS). Công ti đã sử dụng HeLa để phát triển các dòng sản phẩm, và lấy lời.

Tuần vừa qua, nhân dịp tưởng niệm 70 năm ngày bà Henrietta Lacks qua đời, gia đình bà đệ đơn kiện TFS. Cáo trạng cho rằng TFS đã dùng tế bào từ bà Lacks mà không có sự đồng thuận của bà và tạo ra một hệ thống y khoa bất bình đẳng. Họ cho rằng TFS biết rằng tế bào lấy từ bà Henrietta Lacks là một sự đánh cắp của bệnh viện, nhưng công ti vẫn sử dụng để lấy lời. Gia đình bà Lacks còn cho biết rằng họ sẽ đệ đơn kiện nhiều công ti sinh học khác đã từng sử dụng và làm tiền trên dòng tế bào HeLa.

Trung Quốc thiếu điện – Ngập mặn sẽ kéo dài kỷ lục và sinh kế khốn đốn trên đồng bằng sông Cửu Long

Thuỷ Tiên

08/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1KbIUMfqzUTZyfZ7J2tkZyi6dHlWZennd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việt Nam và các nước nghèo Đông Nam Á ở hạ nguồn sông Mekong đã sớm gánh hậu quả nặng nề về biến đổi sinh thái và khí hậu kể từ khi Trung Quốc chặn thượng nguồn Mekong để xây 11 đập thuỷ điện khổng lồ. Trong cơn bĩ cực thiếu điện của Trung Quốc, hàng triệu sinh kế dưới hạ nguồn của dòng sông này tiếp tục trở thành nạn nhân khốn khổ nhất. Các lời kêu cứu, các cuộc ngoại giao với Trung Quốc kêu gọi xả đập để nước về càng trở nên vô vọng…

Trung Quốc đang ở giữa cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng do thời tiết khắc nghiệt, nhu cầu năng lượng tăng cao, và các giới hạn nghiêm ngặt trong việc sử dụng than đá. Vấn đề này có thể kéo dài trong nhiều tháng, gây căng thẳng cho sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc, và đè nặng lên thương mại toàn cầu .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét