Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 23 tháng 10 năm 2021

 


Tưởng Năng Tiến – Thời Chó Má

https://docs.google.com/document/d/1XIjI3q6XLZ6kbyPjVER2wGoRKjMz0P0t/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tập thơ Hoa Địa Ngục của Nguyễn Chí Thiện tuy mỏng nhưng có nhiều câu dễ nhớ, và rất khó quên :

 Miếng thịt lợn chao ôi là vĩ đại

Miếng thịt bò lại vĩ đại bằng hai

Chanh, muối, cam, đường, lạc, đỗ, gạo, khoai…

Tất cả những gì người có thể nhai

Đảng mó tới tự nhiên thành vĩ đại 

Riêng thịt chó thì Đảng không “mó” tới nên được mua bán khắp nơi mà không bị “các cơ quan chức năng” phiền hà hay sách nhiễu gì ráo. Tô Hoài tán tụng :

Hoài Nguyễn - Tranh chấp đất đai nội bộ tôn giáo: bằng phán quyết của tòa án, hay bằng quyết định hành chánh của chính quyền?

23/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1A3PrjmGt09SgnC_n-mhgAKX-hi1fm3a3/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Từ những tóm lược quy định trên cho thấy “Đất tôn giáo” là đất được Nhà nước giao cho các cơ sở tôn giáo sử dụng dùng vào việc thờ cúng, lễ bái của các nhà thờ, nhà chùa, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở tôn giáo khác được Nhà nước cho phép hoạt động trên cơ sở đất do Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và quỹ đất của địa phương, quyết định diện tích đất giao cho các cơ sở tôn giáo.

Như vậy, các nội dung liên quan đến “chi phái Cao Đài 1997” – “Khối Nhơn Sanh đạo Cao Đài Chính Truyền 1926”, về căn cứ pháp lý là chịu sự điều chỉnh của Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2018.

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Tù nhân dự khuyết và những qui luật.

22/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1UJWzO6i3jYgnPAnAJHPQIgKW3IlyiXOy/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhiều khi tôi nghĩ môi trường Việt Nam rất tốt trong việc tiêu diệt những cải cách và người tốt. Trong cái hệ thống đầy bất cập, người cao nhứt kêu gọi góp ý cải cách cho tốt hơn. Nhưng lịch sử cận đại cho thấy người có ý tưởng hay nhứt thường là người đi tù sớm nhứt. Người có ý tưởng cấp tiến nhứt là người bị hạ bệ nhanh nhứt. Cứ nhìn THDThức là thấy ngay. Điều đó dẫn đến qui luật 3: người đi trước thời đại là người dễ bị đi tù ở Việt Nam.

Khi những người đó đi tù hay bị hạ bệ thì những kẻ kêu gọi góp ý cải cách thường im lặng, như không biết chuyện gì xảy ra. Trớ trêu là ở chỗ đó. Rồi đến khi người ta chết, những kẻ kêu gọi cải cách đến phúng điếu và tặng huân chương. Thi sĩ Hoàng Cầm là một ví dụ. Điều này dẫn đến một qui luật 4: cái hệ thống ở Việt Nam nó đày đoạ người đang sống rất tốt, và nó truy điệu người qua đời rất … tình cảm.

Ký Thiệt: “Ưu việt”

22/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1UH_QBC91uhFlR1zzqoskCA4y7uYa33_W/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Có lẽ trên đây là những lời tuyên bố ngu ngốc và xảo trá nhất của kẻ đang nắm nhiều quyền lực nhất của cái chế độ được gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã được tờ báo này đăng lên để cho thấy giữa lúc sự khổ đau của toàn dân Việt Nam đã đến tận cùng, và mặt thật của cái “nhà nước XHCN” phơi bày toàn diện trước sự hoành hành của cơn dịch Tàu Covid-19.

Không bao lâu trước những lời tuyên bố không biết nên khóc hay nên phá ra cười của kẻ có biệt danh là “Trọng lú”, chương trình BBC tiếng Việt đã chọn đăng một số bài viết của những người ở trong nước cho thấy tình cảnh thảm thương của họ dưới cái chế độ “ưu việt” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như sau:

Covid: Có cảnh dân van lạy xin về quê, còn lãnh đạo VN đi lại miễn cách ly?

Nuyễn Hải Hoành - Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ

Tháng 6 băn 2021

https://docs.google.com/document/d/1lWay4c8jCvuMTDG1dfw56Nv4qiovap7G/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Năm 1917, tạp chí Nam Phong đăng bài Văn Quốc ngữ và một số bài liên quan của nhà báo Phạm Quỳnh hai mươi nhăm tuổi. Một trăm năm sau, khi đọc lại mấy bài ấy người ta lại một lần nữa thấy tác giả thực là yêu nước và uyên bác.

Những người tinh hoa phát tiết sớm như Phạm Quỳnh rất hiếm[1]. Suốt 15 năm (1917-1932) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong, ông đã dùng tờ báo này trình bày quan điểm của mình trên lĩnh vực văn hóa – xã hội. Cho dù quan điểm chính trị của ông có thể không phù hợp với phong trào giải phóng dân tộc đương thời, nhưng rõ ràng ông là một nhà trí thức yêu nước đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cao quý dùng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để xây dựng nền Quốc học của nước nhà.

Jimmy Nguyen Nguyen - Mạng mới

21/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1PwFdqPXBQHZxZaVydc_SfW0DZzb0JeAy/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tui nhớ hồi trước 75. Những năm dưới thời tổng thống Diệm, báo chí đánh phá ổng tơi bời. Ngay từ nhỏ mà tui đã đọc những câu chuyện "thâm cung bí sử" khiến cái đầu tui chỉ nghĩ ổng là người độc tài, gia đình trị và bao xấu xa khác. Khi ổng mất tui còn vui mừng. Mấy chục năm sau  có trí khôn mới thấy chuyện không phải vậy. Và mới thấy mấy người làm báo cả Việt Nam lẫn nước ngoài  lúc ấy xạo sự hết chỗ nói. Nhưng trễ rồi.

Đến thời tổng thống Thiệu, ông đặt dân vận lên hàng đầu nên có kết quả hơn. Hình như bộ trưởng thông tin là ông Hoàng Đức Nhã rất có trình độ. Lúc ấy các nhạc phẩm tuyên truyền trên radio và tivi hay đến độ tụi tui... chịu hát. Bạn nào nghe lại bài "Trên đầu súng..." xem sao, nhạc hay đó chứ. Rồi mỗi xã đều được cấp một chiếc xe Daihatsu rất đẹp, có hai chiếc loa bự. Nơi nào có dân tập trung là xe đến đậu và phát thanh. Câu "Đừng nghe những gì mấy ổng nói..." trở thành một chân lý cũng nhờ sự lặp đi lặp lại mỗi ngày.

Hoàng Phong Tuấn -  “Cải tạo tư tưởng” như là quy tắc phê bình văn học: cuộc thảo luận tập thơ “Việt Bắc” năm 1955 (Phần 1)

22/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1um_iBJSdmLDXUwWuSyHo6Y1hfKFJudOj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhìn chung khi đề cập đến lịch sử phê bình văn học Việt Nam những năm 1954-1958, các công trình nghiên cứu chủ yếu bị thu hút bởi sự kiện văn học nổi bật có tính chất chính trị xã hội là Nhân văn-Giai Phẩm, mà chưa chú ý đúng mức đến giai đoạn 1955, tức giai đoạn bản lề giữa đời sống văn học chủ yếu diễn ra ở Việt Bắc và đời sống văn học chủ yếu diễn ra ở Hà Nội.

Mặt khác, những công trình này, dù tổng quan nay cụ thể, đều dừng ở việc phân tích hiện tượng ở cấp độ sự kiện, mà chưa đi đủ sâu vào cấp độ diễn ngôn, tức là cấp độ sử dụng ngôn ngữ như là quy ước và quy tắc cho những chiến lược diễn giải của phê bình văn học[1].

Bài viết này nỗ lực bổ khuyết điểm trên bằng việc phân tích cách sử dụng và kiến tạo quy tắc (rule) trong cuộc thảo luận tập thơ Việt Bắc năm 1955, nhằm chỉ ra cách thức các khuôn định ý hệ (ideological formations) tham gia vào trò chơi ngôn ngữ (language-games) trong phê bình văn học[2].

Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 23 tháng 10 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/16m9an0Zd66Fom4jqkyrFmEhPjOiPYhYm/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ý tưởng về chủ nghĩa xã hội “đúng đắn” là một quan niệm sai lầm không bao giờ chết

Die Idee vom «richtigen» Sozialismus ist ein Irrglaube, der niemals stirbt

Tác giả: Rainer Zitelmann

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

https://docs.google.com/document/d/1Vo5zyPkP4WmYTlCXaHkaMnpEm06xvaCN/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thời đại của chúng ta đang chứng kiến chủ nghĩa xã hội đang quay trở lại trong tư tưởng. Tại sao rất nhiều trí thức không học hỏi được từ rất nhiều ví dụ đa dạng, cho thấy chủ nghĩa tư bản ở nhiều nơi dẫn đến thịnh vượng hơn nhiều?

Sau khi tất cả các thử nghiệm xã hội chủ nghĩa đã thất bại không có ngoại lệ trong hàng trăm năm qua, rõ ràng cho chúng ta thấy rằng chúng ta không cần bất kỳ thử nghiệm mới nào. Nhưng với khoảng cách thời gian ngày càng xa so với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội thực sự đã tồn tại ở Liên Xô và Đông Âu, tư duy xã hội chủ nghĩa đang trải qua một thời kỳ phục hưng mới.

Liệu Apple sẽ là hãng công nghệ Mỹ cuối cùng ở Trung Quốc?

James Clayton

Phóng viên công nghệ Bắc Mỹ/BBC News

23/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1EcNf2xSDYBXklHbM1qGewCeABGqpEmtp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các công ty Mỹ cũng không thoát khỏi "chiến dịch trấn áp công nghệ lớn".

"Chiến dịch trấn áp cho thấy rằng cả Apple và Microsoft đều hiểu rõ rằng vị trí của họ là bấp bênh hơn trong những năm gần đây. Họ biết là họ cần có các bước đi thận trọng," James Griffiths, tác giả cuốn The Great Firewall of China [Vạn lý Tường lửa của Trung Quốc] cho biết.

Giọt nước cuối cùng làm tràn cốc cho Microsoft có vẻ như là một đạo luật sắp có hiệu lực vào ngày 1/11 - Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân (PIPL). Luật này yêu cầu hãng phải tuân thủ nhiều quy định hơn nữa.

Microsoft ám chỉ đến luật này trong một thông cáo giải thích quyết định đóng mạng LinkedIn: "Chúng tôi đang phải đối mặt với môi trường hoạt động thách thức hơn nhiều và các yêu cầu tuân thủ lớn hơn ở Trung Quốc."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét