Tô Văn Trường - Bất cập trong xây dựng chính sách của Việt Nam: nhìn từ việc huy động vốn trong dân
13/10/2021
Theo tôi, Việt Nam muốn huy động được tiền vốn trong dân, thì cần ba giải pháp thực chất:
(1) Quốc hội phải sửa lại các đạo luật về tín dụng, cơ chế huy động trái phiếu, quan hệ thương mại, quan hệ dân sự, quan hệ hành chính… với những cam kết cụ thể, đủ sức ràng buộc giữa nhà nước (bên huy động) và người dân (bên cho vay) cùng với chế tài rõ rằng, minh bạch.
(2) Người đứng đầu các cơ quan nhà nước, nhất là Chủ tịch Quốc hội cần phải cam kết các đạo luật được sửa đổi theo hướng đó, và sẽ được thực thi nghiêm minh, bảo đảm củng cố được niềm tin của người cho vay, nhà đầu tư.
(3) Việt Nam phải bằng hành động cụ thể để chứng minh sự cam kết trong các văn bản pháp lý và tính chịu trách nhiệm của người đứng đầu của chính quyền ở các cấp. Nếu không như vậy, người dân sẽ không an tâm bỏ tiền ra, bởi họ đã bị lừa nhiều lần rồi!
Lời kết
Ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói vốn trong dân còn nhiều là đúng. Nhưng trách nhiệm của nhà nước kiến tạo là có chính sách để tạo môi trường cho dân sử dụng vốn của mình làm giàu cho bản thân, cho xã hội, chứ không phải là tìm cách huy động, thu gom, để rồi làm nó tan biến giống như nguồn vốn khổng lồ của nhà nước.
Nguyễn Lương Hải Khôi - Việt Nam - để sẵn sàng cho những khủng hoảng trong tương lai (Phần 1)
09/10/2021
Chính trong hoàn cảnh này, Sài Gòn chứng kiến vai trò của xã hội dân sự đối với sự tồn vong của thành phố.
Hàng trăm hội nhóm thiện nguyện tự động xuất hiện, tự quyên góp và tổ chức giúp đỡ đồng bào. Có những nhóm thiện nguyện trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, vốn chạy khỏi Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau sau ngày 30/4, đã quyên góp ở bên ngoài để gửi về giúp các nhóm thiện nguyện hoạt động tại Sài Gòn. Họ giúp đỡ theo nguyên tắc “thà cho nhầm còn hơn bỏ sót", cứ thấy đói là giúp.
Tháng 7, tháng 8, khi các bệnh viện quá tải mà không có thêm bệnh viện mới, khi số bệnh nhân F0 trở nặng tại nhà và số người tử vong ở Sài Gòn tăng vọt, hàng loạt nhóm tình nguyện cung cấp Oxy tại nhà đã ra đời.
Trong số đó, Trạm Ô Xy Cộng đồng Sài Gòn là nhóm hoạt động mạnh nhất, cung cấp Ô Xy cho khoảng 500 bệnh nhân F0 tại nhà mỗi tuần, dưới sự hướng dẫn của các nhân viên y tế. Trạm có hàng trăm tình nguyện viên tham gia. Trạm ngừng hoạt động đầu tháng 10, sau khi Sài Gòn gỡ phong tỏa.
Nếu Sài Gòn trước đó không có một xã hội dân sự sơ khai thì không xuất hiện được những nhóm như vậy.
Nguyễn Lương Hải Khôi - Việt Nam - để sẵn sàng cho những khủng hoảng trong tương lai Phần 2. Hết
13/10/2021
Ở Nhật Bản có một bộ môn khoa học gọi là “Thất bại học" (“Shippai-gaku"), nghiên cứu sự thất bại của con người ở tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục đến kỹ thuật, giao thông, nghiên cứu khoa học… nhưng không dừng lại ở việc mô tả từng thất bại riêng lẻ mà thông qua dữ liệu về những sự kiện thất bại cụ thể của xã hội con người, để khám phá các nguyên nhân chiều sâu dẫn tới thất bại, mô hình hoá cơ chế dẫn đến thất bại của con người, để từ đó sáng tạo những cơ chế và phương pháp ngăn chặn thất bại tương tự trong tương lai.
Một trong những quy luật thất bại mà bộ môn “Thất bại học" ở Nhật Bản đã đúc kết được, là nếu để xảy ra trung bình khoảng 300 sự cố nhỏ thì tất yếu sẽ xuất hiện một tai nạn, nếu cứ để xảy ra trung bình khoảng 29 tai nạn mà không nhận diện để sửa chữa thì xuất hiện một đại khủng hoảng, tức một thất bại phải trả giá bằng những tổn thất không sửa chữa được.
Võ Văn Quản - Hoa Kỳ giúp đỡ Việt Nam giữa COVID-19: Nhớ dịch tả 1964 tại miền Nam
Sau tất cả, Hoa Kỳ lại tiếp tục viện trợ vaccine cho Việt Nam.
14/10/2021
Hoa Kỳ đang được khen ngợi là một người bạn tốt của Việt Nam khi viện trợ hàng triệu liều vaccine và cả tiền mặt cho chính quyền Hà Nội trong đại dịch (gần nhất là 2 triệu liều vaccine Pfizer cập cảng vào đầu tháng Mười). [1]
Cách đây gần 60 năm, chính quyền Hoa Kỳ cũng là một trong những người bạn đáng tin cậy nhất của chính quyền Sài Gòn khi miền Nam phải đối mặt với đợt dịch tả (cholera) nghiêm trọng, ngay trong giai đoạn xung đột vũ trang leo thang giữa chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Việt Cộng (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam).
Quang Nguyên - Hầu chuyện cụ Huỳnh Văn Lang
14/10/2021
Được hỏi trong thời điểm này có nên thành lập một đảng giống như Cần Lao Nhân Vị để chống lại đảng CSVN? Cụ Huỳnh văn Lang cho biết không nên. Thế giới bây giờ khác xưa. Theo cụ Huỳnh Văn Lang trong nước phải xây dựng các phong trào đấu tranh đòi lại quyền lợi mà người cộng sản đã cố tình tước đoạt của dân. Tuy vậy cụ không tin giới trẻ VN có thể làm được điều gì lớn lao, tinh thần dấn thân chính trị của họ bạc nhược, có thể một số nhỏ trong họ hoạt động trong nhà thờ, chùa chiền, làm từ thiện tốt nhưng không dám dấn thân thay đổi xã hội.
Theo cụ Huỳnh Văn Lang, thế giới chia ra 3 thế lực chính trị, Thiên Chúa giáo, Hồi Giáo, và Cộng sản. Cụ không kể Phật giáo, vì Phật giáo thế giới nói chung không làm chính trị. 3 thế lực chính trị này kình chống nhau. Sức mạnh tinh thần của Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo đặt trên lòng tín ngưỡng và tín đồ của họ liên kết chặt chẽ. Một số tổ chức Hồi Giáo dùng vũ khí áp chế người ngoại đạo không theo họ. Thiên Chúa giáo không dùng sức mạnh, họ khuyến khích, có tính tự vệ, nhưng tinh thần chặt chẽ hơn.
Tin tức thế giới ngày Thứ năm 14 tháng 10 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Nguy cơ Trung Quốc xâm lược Đài Loan đang đe dọa hòa bình thế giới
Thụy My
12/10/2021
Bài xã luận của Le Monde nhấn mạnh « Trung Quốc-Đài Loan : Mối đe dọa cho hòa bình thế giới ». Lâu nay vẫn được coi là một bất đồng lâu dài trong khu vực với mức độ trung bình, vấn đề Đài Loan từ nay tập trung mọi quan ngại, từ Washington đến Bruxelles, từ Tokyo đến Canberra.
Kể từ cuộc khủng hoảng 1995-1996, khi đó cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều biểu dương sức mạnh, chưa bao giờ mối đe dọa của Bắc Kinh lên Đài Loan lại mạnh mẽ đến thế. Căng thẳng gần đây tăng nhanh khi Tập Cận Bình liên tục đòi « thống nhất » Đài Loan vào Trung Quốc. Từ ngày 01/10, khoảng 150 chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Đài Loan. Việc nhà lãnh đạo Bắc Kinh thổi phồng dân tộc chủ nghĩa, sức mạnh quân sự Trung Quốc tăng lên - nay có thể tiến hành những cuộc tấn công tin học lẫn quy ước với địch thủ - gây lo ngại cho đảo quốc, nền dân chủ hiếm hoi trong khu vực.
Lê Tây Sơn - Ai đang thắng ai trong cuộc chạy đua 5G?
14/10/2021
Cơ sở hạ tầng 5G có sẵn, cùng với các ưu đãi lớn của chính phủ dành cho 5G, đã đặt nền móng cho việc áp dụng 5G kết nối siêu nhanh trong nhiều lĩnh vực, kể cả mỏ than và các nơi nguy hiểm khác. Vào Tháng Sáu năm ngoái, mạng China Mobile đã công bố “mỏ than 5G” đầu tiên do họ và Huawei cùng phát triển tại một khu mỏ sâu 1,752 foot ở trung tâm than của tỉnh Sơn Tây. Huawei cho biết đã có kế hoạch mở rộng 5G tới các mỏ khác trên khắp Trung Quốc.
“Mỹ đang tụt hậu so với Trung Quốc trong việc triển khai 5G, nhưng không nhiều” – Handel Jones, giám đốc điều hành công ty tư vấn International Business Strategies Inc nhận xét. Mỹ đã lắp khoảng 100,000 trạm gốc 5G đến giữa năm nay, tức một trạm cho mỗi 3,300 dân. Một trở ngại cho việc phát triển 5G ở Mỹ là một số nhà cung cấp dịch vụ thiếu quyền truy cập vào các tần số vô tuyến phù hợp nhất cho vùng phủ sóng 5G. Chỉ năm ngoái, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ mới bắt đầu giải phóng một khối đáng kể phổ “băng tần trung bình” mà các nhà mạng yêu cầu cho mạng 5G của họ.
Biến thể Delta phá tan chiến lược Zero Covid tại châu Á-Thái Bình Dương
Trọng Nghĩa /RFI
13/10/2021
Zero Covid không khả thi trong một thế giới mở cửa
Nhìn chung, theo giới phân tích, việc các nước như Việt Nam, New Zealand, Singapore… thay đổi trong chiến lược, hoàn toàn không có gì là đáng ngạc nhiên trong bối cảnh biến thể Delta đã khiến cho các phương pháp tiêu diệt hoàn toàn trở nên vô ích.
Trả lời kênh truyền hình Mỹ CNBC ngày 06/10, nhà virus học Lawrence Young, giáo sư ung thư phân tử tại Đại Học Warwick cho rằng: “Không có gì ngạc nhiên khi New Zealand đã từ bỏ chiến lược Zero Covid. Biến thể Delta có khả năng truyền nhiễm cao đã thay đổi cuộc chơi và có nghĩa là chiến lược loại bỏ không còn khả thi nữa”.
Đối với chuyên gia này thì điều đó không có nghĩa là cách tiếp cận Zero Covid (như đóng cửa biên giới, cách ly, phong tỏa, truy vết…) không có hiệu quả, nhưng việc tiếp tục các hạn chế nặng nề sẽ gây tổn hại cho cá nhân và xã hội”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét