Biển Đông ngày Thứ tư 13 tháng 10 năm 2021
Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
13.10: Hải Dương Địa Chất 12 vào vùng biển Việt Nam
Hải Dương Địa Chất 12 không phải là con tàu xa lạ bởi nó chỉ là tên mới của tàu Thám Bảo (Tan Bao Hao).
Vào tháng 6 và 7.2011, tàu Thám Bảo từng tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa đến phía Bắc quần đảo Trường Sa.
Nguyễn Phúc Vĩnh Ba – Bài phú về việc chạy dịch hồi cư
12/10/2021
1. Hỡi ơi!
Đời chẳng đơm hoa,
Người chờ chi trái.
Quê nhà đấy nghìn trùng yêu dấu, cho tụi tôi về dù sớm đói chiều
no,
Thành phố đây một thuở thân thương, há phe mình ở để ngày tàn tháng bại.
Xưa mộng ước có ngày mai tươi sáng, rực rỡ trong ngoài,
Nay tan hoang giữa cõi lạ mịt mùng, lạc loài xa ngái.
Dẫu phụ bạc lần này,
Khỏi lục trầm (1) mãi mãi.
Đất khách hỡi, hãy hiểu thương những số phận khổ nghèo,
Bà con ơi, chớ nói rủa bao ngôn từ ngang trái.
Trùng Dương - Di sản sách báo Miền Nam Việt Nam trên mạng . Phần 1
11/10/2021
Bài này gồm hai phần, như nêu trong tựa bài. Phần đầu giới thiệu bộ báo Sóng Thần và một số báo khác do anh Võ Phi Hùng ở Virginia thực hiện, và được Kho Sách Xưa của ông Hùynh Chiếu Đẳng phổ biến gần đây. Và phần thứ hai duyệt lại và bổ túc một bài tôi soạn cách đây trên hai năm về các nỗ lực phục hồi sách báo xuất bản ở Miền Nam truớc 1975. Có thể còn những nỗ lực khác mà người viết không được biết tới, xin độc giả tùy nghi bổ túc.
Bộ báo Sóng Thần & kho báo Miền Nam
Vào đầu tháng Chín vừa qua, Võ Phi Hùng, một cựu học sinh Petrus Ký hiện đang cư ngụ tại tiểu bang Virginia, viết thư cho nguyên tổng thư ký Uyên Thao và tôi, nguyên chủ nhiệm nhật báo Sóng Thần (Saigon, 1971-1975), thông báo là đã gần hoàn tất việc scan xong bộ báo Sóng Thần từ toàn bộ bẩy cuộn microfilm 35mm mượn của thư viện Đại học Cornell qua chương trình Interlibrary Loan. Anh Hùng cho biết “đang tiến hành công việc chụp lại từng film một tại thư viện địa phương Fairfax Regional Library ở Fairfax, VA, và sau đó về nhà ráp từng trang lại thành một số báo.” Anh hy vọng trong hai tuần nữa thì hoàn tất.
Trùng Dương - Di sản sách báo Miền Nam Việt Nam trên mạng
phần 2. Hết
12/10/2021
Nhà văn Trần Hoài Thư có lẽ là một trong những người đầu tiên sớm cất công lặn lội tới lui nhiều lần thư viện Đại học Cornell ở tiểu bang New York để sao lục sách vở xuất bản tại Miền Nam truớc 1975, nhưng anh chỉ chuyên chú vào loại sách báo văn học. Anh may mắn có được sự tiếp tay đắc lực, với cùng một đam mê không kém anh, đó là chị Ngọc Yến, vợ anh. Viết về cuộc tình nẩy sinh từ văn chương và công trình vãn hồi di sản văn học của Miền Nam của hai anh chị, chi tiết và cả lâm ly hơn cả có lẽ phải kể tới bài này của anh bạn nhà văn bác sĩ Ngô Thế Vinh.
Tôi chỉ nhớ là lần đầu tiên cách nay khoảng trên chục năm, không biết do duyên từ đâu, tôi nhận được bộ sách, đóng bằng tay, ba cuốn truyện Miền Nam do chủ nhân Thư Quán Bản Thảo sưu tầm, đánh máy lại, in thành sách, gửi tặng, kèm theo cả một lời cám ơn đã đóng góp vào kho tàng văn học của Miền Nam. Một ngạc nhiên thú vị đối với tôi nữa là trong một cuốn có một cái truyện ngắn của tôi viết từ hồi nào, đăng ở đâu, thất lạc tới độ tôi không nhớ là đã từng viết, nhưng đọc lại thì nhận ra văn và bối cảnh của truyện ngắn mượn từ một chuyến đi thăm Côn Sơn với một phái đoàn báo chí.
Một số điều trông thấy trong việc chống dịch COVID-19 của người Nhật
Lê Văn Tâm, Trần Ngọc Văn
13/10/2021
Số người bị nhiễm COVID-19 (553 người là số bị nhiễm ngày 10/10/2021)
Việc chống dịch của Nhật Bản không thuộc hạng được thế giới đánh giá cao. Xã hội mỗi nước có bối cảnh kinh tế và văn hóa khác nhau, khó có thể đem nguyên mô hình về cách làm của một nước vào nước khác. Nhưng có một số điều chung đáng tham khảo chung quanh cách phòng chống dịch corona của Nhật Bản.
Cho đến nay, người ta thấy các con số sau (đến ngày 10/10/2021):
Tổng số người bị nhiễm: 1.716.658
Số người tử vong: 17.941
Số khỏi bệnh: 1.680.768
Tỷ lệ người tiêm vắc xin một lần: 72,8%, hai lần: 63,1%
Tin tức thế giới ngày Thứ tư 13 tháng 10 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Võ Văn Quản - Án lệ COVID-19: Cơ quan y tế có được cấm chủ trọ trục xuất người thuê?
Quyền tài sản, chính sách an sinh và khả năng lạm quyền.
13/10/2021
tư hữu tài sản và nhánh quyền loại trừ (right to exclude) trong quyền tài sản thông luật.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ kết luận rằng, chỉ có quốc hội mới là cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục lệnh cấm trục xuất người thuê nhà. Theo đó, lệnh cấm của CDC bị hủy bỏ.
Án lệ này không đơn thuần là câu chuyện giữa quyền tư hữu và việc phòng chống dịch, mà là vấn đề liên quan đến giới hạn quyền lực nhà nước trong giai đoạn khủng hoảng. Thông điệp của Tối cao Pháp viện vì vậy là rất rõ ràng: Khủng hoảng không đồng nghĩa với quyền lực vô hạn cho cơ quan hành pháp.
Nguyễn Kim - Chân Dung Đích Thực Của Joe Biden
12/10/2021
Trong lãnh vực ngoại giao, Joe Biden đã có nhiều khuyết điểm. Trong bài diễn văn nhậm chức, Joe Biden hứa “Hoa Kỳ sẽ là đồng minh mạnh mẽ, đáng tín cậy trong việc kiến tạo hòa bình và an ninh thế giới.” Thực tế đã trái ngược, Hoa Kỳ đã bỏ rơi Afghanistan, bài xã luận mới đây trên Washington Examiner đã chỉ trích: “Tất cả các đồng minh Âu Châu đã khinh Joe Biden trước cuộc di tản thảm bại tại Afghanistan. Joe Biden là kẻ phản bội, đã bỏ rơi những đồng minh lâu đời nhất của Hoa Kỳ.” Bài xã luận nói thêm “An ninh và kinh tế của các đồng minh Âu Châu bị đe dọa khi Biden cho phép đường ống Nord Stream 2 của Nga được hoàn thành, Biden đã đảo ngược lệnh trừng phạt của Trump. Các đồng minh Âu Châu, nhất là những quốc gia vùng Bắc Đại Tây Dương phải đối mặt với gía năng lượng đắt đỏ, và phải lệ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga trong mùa đông lạnh giá. Joe Biden đã không đủ khả năng thuyết phục các quốc gia trong khối NATO chi 2% GDP cho quốc phòng. Bà Merkel, Thủ Tướng Đức nhất quyết chỉ áp dụng 1.3% cho năm nay và sẽ giảm nhiều hơn trong những năm tới. Lời nói của Joe Biden không có giá trị.”
Nguyễn Hải Hoành - Vì sao nói Trung Quốc khó vượt Mỹ?
13/10/2021
Bài “Vì sao người Trung Quốc thiếu tự tin văn hoá” có nêu ra một số nguyên nhân làm cho nền văn hoá Trung Hoa ít có ảnh hưởng toàn cầu và do đó dân Trung Quốc chưa tự tin về nền văn hoá của mình. Văn học, kể cả văn học truyền thống và văn học đương đại của họ, đều chưa có sức hút tương xứng trên thế giới. Trung Quốc đưa Khổng Tử ra làm nhân vật tượng trưng cho văn hoá nước mình, nhưng chính họ từng vùi dập vị “thánh nhân” ấy. Chữ Hán được coi là biểu trưng của văn hoá Trung Hoa cũng bị chính họ phê phán thậm tệ và bị cải cách lên xuống trong cả trăm năm. Tiếng Trung Quốc cho dù được miễn phí dạy trên toàn cầu đi nữa, e rằng cũng vì khó học khó dùng mà khó lòng giành được vai trò ngôn ngữ thông dụng toàn cầu của tiếng Anh.
Tóm lại, Trung Quốc đã tự thấy họ còn phải phấn đấu lâu dài trên tất cả các mặt, sao cho giành được sự phát triển toàn diện nhằm đuổi kịp Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét