Tưởng Năng Tiến - Cụ Nguyễn Đã Rời Rạch Giá
“Tôi đến vàm Nhựt Tảo thuộc tỉnh Long An vào một ngày tháng
chạp... Chiều hôm sau, lúc đó đã gần 5 giờ, tôi hỏi đường lên vàm Nhựt Tảo và
‘cái tàu ông Nguyễn Trung Trực đốt của tụi Tây’. Bác xe ôm ở một góc đường thị
xã Tân An có vẻ rành, bác chỉ qua cầu Tân An (bắc ngang sông Vàm Cỏ Tây), qua
cầu Bến Lức (sông Vàm Cỏ Đông), đến ngã tư Tân Trụ rẽ phải…”
- Chị ơi vàm Nhựt Tảo ở đâu vậy?
- Đây này! Cô gái chỉ ngay dòng sông trước mặt…
Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Nguyễn Phương
Bài viết này là của Linh mục Sử gia Nguyễn Phương (1921-1993), Giáo sư Sử Học tại Viện Đại Học Huế (1957-1975)
Tháng 2 năm 1946, Hồ Chí Minh trải qua một cơn khủng hoảng lớn, bị kẹt cả với Lư Hán, cả với d’Argenlieu. Hơn bao giờ hết, ông cần một người quốc gia chân chính, chẳng những để làm bình phong cho ông trước mặt quốc tế, mà còn để có thể hô hào nhân dân trong nước ủng hộ.
Nhìn quanh với cặp mắt tinh đời của ông, ông vẫn không tìm được ai hơn cụ Ngô Đình Diệm, kẻ đã bị cán bộ ông bắt giam ở mạn ngược, nhưng lúc đó đang được đem về khám Hà Nội để điều trị bệnh sốt rét. Ở Phủ Chủ Tịch Nhà Nước, khi đối diện Hồ Chí Minh và nghe ông này đề nghị tham chính, cụ Diệm đã không ngần ngại nói:
“- Không thể được, Ông có chính sách cứu nước của ông, và tôi có chính sách của tôi. Ông có cam đoan được rằng ông sẽ bỏ thuyết vô sản chuyên chính không? Khắp nơi, cán bộ ông đang thi hành thuyết đó. Họ giết hết các nhà quốc gia chân chính. Họ giết cả anh em tôi”.
Nền tư pháp hoang dại ở Việt Nam còn tồn tại đến bao giờ?
Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)
25/10/2021
Dùng chữ “hoang dại” để nói về nền tư pháp Việt nam, nhà báo LÊ PHÚ KHẢI, người đã nhiều lần từ chối vào Đảng có bài bình luận về án oan sai ở Việt nam dưới chế độ độc tài Cộng sản như sau:
Ở những nền tư pháp tử tế, khi một nghi phạm bị bắt thì người đi bắt phải nói với nghi phạm: Ông/Bà được phép mời luật sư. Từ đó trở đi, mỗi lần công an hỏi cung nghi phạm thì luật sư ngồi bên cạnh.
Luật sư có quyền không cho người hỏi cung hỏi câu này hoặc câu khác, vì “câu hỏi đó không đúng luật”!
Hoàng Anh Tuấn - Thấy gì từ câu chuyện Tesla trở hãng xe nghìn tỷ USD
26/10/2021
Ngày hôm qua 25/10, hãng cho thuê xe nổi tiếng thế giới Hertz công bố bố bản hợp đồng tỷ USD, khi họ đặt mua 100.000 xe ô tô điện (EV) của hãng Tesla. Việc này đã đẩy cổ phiếu của Tesla lên cao nhất mọi thời đại, và đưa Tesla trở thành hãng xe đầu tiên trên thế giới có giá trị nghìn tỷ USD theo giá cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.
Với bản "hợp đồng thế kỷ" này, Hertz sẽ là hãng có số lượng xe chạy điện cho thuê chiếm 20% tổng số xe của hãng (so với mức 3% của thế giới) vào cuối 2022. Còn với Tesla, hãng này cũng lập kỷ lục là lần đầu tiên trên thế giới giá trị cổ phiếu của hãng xe ô tô lớn nhất thế giới có tổng số vốn bằng 9 hãng xe kế tiếp cộng lại.
Vậy con số trên cho thấy điều gì?
Chính phủ nhiều nước tìm cách thức mới nhằm ngăn chặn quyền tự do ngôn luận trực tuyến
Governments are finding new ways to squash free expression online
The Economist
Anh Khoa dịch
26/10/2021
Nhưng những hình thức đàn áp kiểu cũ này ngày càng được củng cố hoặc thay thế bằng các kỹ thuật mới hơn. Freedom House cho biết trong năm qua các nỗ lực kiểm soát ngôn luận trực tuyến đã leo thang ở 30 trong số 70 quốc gia mà tổ chức này giám sát, và chỉ giảm đi trong 18 quốc gia khác. Nhiều lãnh đạo độc đoán và những ai sắp trở nên chuyên quyền ghen tị với Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giám sát việc xây dựng một hệ thống thông tin kín, hầu như không thể nhìn hoặc nghe thấy những lời chỉ trích nhà cầm quyền. Không ai có thể sao chép chính xác, nhưng nhiều chính phủ đang triển khai các công cụ kỹ thuật số để quản lý những thông tin công dân có thể tiếp cận.
Tin tức thế giới ngày Thứ ba 26 tháng 10 năm 2021
Võ Thái hà tổng hợp
Lê Thành Nhân - Trung Cộng có đánh Đài Loan không?
25/10/2021
Suy cho cùng, gần 150 chiến đấu cơ đủ loại của không quân Trung Cộng, trong đó có cả phi cơ mang bom nguyên tử xâm nhập Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) của Đài Loan, cách bờ biển Đài Loan không xa. Nếu một phi công nào đó sơ ý thì phi cơ sẽ bay trên bầu trời Đài Loan.
Một năm Trung Cộng có hơn 500 lần xâm nhập vùng ADIZ của Đài Loan chứ không phải một vài lần như trong tháng 10/2021 vừa qua.
Những giả thuyết có thể Trung Cộng tấn công Đài Loan:
Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện “trỗi dậy”?
Tác giả: Canh Hân (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
26/10/2021
Lời người dịch: Năm 2006, dư luận Trung Quốc rung chuyển dưới tác động của bộ phim tài liệu có tên “Nước lớn trỗi dậy” chiếu trên đài Truyền hình trung ương. Đó là do bộ phim đã đáp ứng nguyện vọng khao khát của 1,3 tỷ dân nước này –– từ lâu họ đã vô cùng quan tâm vấn đề “Phục hưng Trung Hoa” và “Trung Quốc trỗi dậy”. Đạo diễn Nhiệm Học An cho biết ông có ý định làm phim này vào cuối năm 2003, khi nghe tin Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc 9 lần học tập thể về lịch sử phát triển 500 năm qua của 9 nước từng “trỗi dậy” như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Mỹ. Phim làm trong 3 năm, gồm 12 tập, mỗi tập 50 phút, năm 2006 bắt đầu chiếu làm hai đợt. Sau đó bộ sách cùng tên được biên soạn và phát hành với số lượng cực lớn. Nhiều báo, đài, mạng đã bàn về đề tài này trong nhiều năm. Dư luận cho rằng phim và sách đã góp phần tăng cường tinh thần dân tộc của người Trung Quốc trên con đường phấn đấu trở thành “đại quốc”.
Lê Tây Sơn - Facebook đang tàn phá thế giới?
26/10/2021
“Hồ sơ Facebook” (Facebook Papers) do liên minh 17 tổ chức truyền thông công bố vào ngày 25 Tháng Mười đã cho thấy thêm bộ mặt đáng sợ của Facebook… Chính một quyết định cá nhân của giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg dẫn đến cuộc đàn áp bất đồng chính kiến trên mạng xã hội ở Việt Nam!
Cách nay khoảng một tháng, hàng chục nghìn trang tài liệu nội bộ bị người tố giác Frances Haugen chuyển cho Ủy ban Giao dịch Chứng Khoán Mỹ (SEC) và Quốc hội Mỹ đã trở thành “chất liệu nóng sốt” cho loạt bài “Hồ sơ Facebook” (Facebook Files) của tờ The Wall Street Journal (WSJ) mà đáng chú ý là bài viết “Tác động của mạng xã hội Instagram đối với các cô gái tuổi teen”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét