Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 29 tháng 10 năm 2021

 


Nhóm Công tác LHQ về Bắt giữ Tùy tiện ra phán quyết vụ Phạm Đoan Trang

VOA Tiếng Việt

27/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1SwCZrRWCHJRwEdfLvdLZCI_gOvNYL771/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Luật sư nhân quyền quốc tế Kurtulus Bastimar vừa nhận được phán quyết của Nhóm Công tác Liên hợp quốc về Bắt giữ Tùy tiện (UNWGAD) hôm 25/10, tuyên bố rằng việc chính quyền Việt Nam bắt giam và xét xử nhà báo Phạm Đoan Trang là vi phạm 5 khoản mục về việc giam giữ tùy tiện, chiếu theo các điều khoản của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Ngoài ra, ông cho biết phán quyết của UNWGAD không công nhận quyền công tố của Viện Kiểm Sát Nhân dân vì cơ quan này không độc lập.
Sau đây là nội dung trao đổi giữa luật sư Bastimar ở Thổ Nhĩ Kỳ với VOA.

Căng thẳng trên eo biển Đài Loan và ảnh hưởng tới Việt Nam

Bài phân tích của Trần Tài Năng
27/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1Z1PTmaiy7MxZ6yRsPinJXGHpyd6W9Nkx/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Câu chuyện của Đài Loan cũng là câu chuyện của Việt Nam. Trung Quốc không chỉ đặt mục tiêu vào Đài Loan mà còn có dã tâm chiếm đoạt toàn bộ biển Đông. Trung Quốc đã xây dựng những tiền đồn ở đây để biến thành các căn cứ quân sự. Vì vậy, Trung Quốc đã điều động những tàu hải cảnh rất lớn và đe dọa các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc muốn cấm các nước này khai thác các nguồn tài nguyên ở vùng biển mà trên thực tế thuộc chủ quyền của họ theo Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982, bao gồm cả quyền đánh bắt cá và khai thác năng lượng. Và Trung Quốc cũng đã sử dụng các căn cứ quân sự này để báo hiệu rằng Bắc Kinh có thể có một số yêu sách vượt ra ngoài các tuyên bố về quyền hàng hải hợp pháp. Do đó, Mỹ và các nước phương Tây khác lo ngại Trung Quốc sẽ ngăn cản tự do hàng hải trong khu vực. Các lực lượng hải quân - không chỉ của Mỹ, mà còn của Nhật Bản, Australia, Pháp và các quốc gia khác - đã tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông chỉ để chứng minh rằng vùng biển này phải được duy trì tự do cho tất cả các quốc gia khác.

Trần Trung Đạo - Bảy đảo nhân tạo Trung Cộng và lý do Tập phải xây nhanh

28/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1-eJQdhakklF5lXbVv2MNJ9JwvURwU6b4/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9, 2015, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa.”

Trong lúc Tập mặt dày nói dối trước thế giới, các mục tiêu quân sự hóa Biển Đông gần hoàn tất.

Dấu tích khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên đất Lĩnh Nam xưa

Trần Hưng

27/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1ne2lP_sUBWGaSUNIdcDsnpo99qSNUSF-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta cό tên gọi là Lῖnh Nam, biên giới phίa bắc lên tận tới Hồ Động Đὶnh (phίa bắc thành phố Hồ Nam thuộc Trung Quốc). Ngày nay vẫn cὸn đό rất nhiều miếu thờ Hai Bà Trưng cὺng cάc tướng cὐa mὶnh ở vὺng đất Trung Quốc thuộc Lῖnh Nam xưa kia.

Quе́t sᾳch quân Hάn

Cuối nᾰm 39 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng khởi nghῖa, hiệu triệu tất cἀ cάc thὐ lῖnh cὺng quy tụ về. Thάnh Thiên, Lê Chân cὺng hàng chục cάc nữ thὐ lῖnh khάc cὺng về theo Hai Bà Trưng.

Nᾰm 40 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng xuất quân. Đᾳi hội quân sῖ được tổ chức tᾳi Hάt Môn, Trưng Trắc lập đàn trάng, cάo lễ với trời đất, tự xưng là Trưng Nữ Vưσng, rồi chia quân tiến đάnh cάc nσi.

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 29 tháng 10 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/16MLgBAOgZ92dTa-jHuwX28c1KD9AYDI7/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đài Loan Cộng Hòa Quốc

29/10/2021

https://docs.google.com/document/d/16-LQXLQM1MaoxMA985tSI-JkljaKttFG/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Về lịch sử, ngày 17 tháng 4 năm 1895 Thanh triều phải ký hòa ước với Nhật tại Shimonoseki, nhượng cho Nhật đảo Đài Loan và bán đảo Liêu Đông cũng như buộc nhà Thanh phải “trả” lại “độc lập” cho Triều tiên, vốn trước đây thần phục Thanh triều. Hòa ước cũng buộc Trung Hoa phải bồi thường chiến phí cho Nhật một số tiền là 200 triệu lạng bạc (trong khi ngân sách hàng năm của Thanh triều chỉ có 89 triệu lạng bạc). Nhưng việc nhượng bán đảo Liêu Đông cho Nhật đã bị các nước như Nga, Pháp và Đức phản đối. Theo các nước này, việc chiếm bán đảo Liêu Đông sẽ đe dọa an ninh Bắc Kinh và không thể bảo đảm độc lập cho Triều tiên. Cuối cùng Nhật nhưọng bộ, “bán” lại bán đảo Liêu Đông cho nhà Thanh với giá tiền là 30 triệu lạng bạc.

Việc chuyển giao Đài Loan cho Nhật gặp sự chống đối của dân bản xứ. Ngày 23 tháng 5 năm 1895, ông Tang Jingsong tuyên bố Đài Loan độc lập : Đài Loan cộng hòa quốc. Ông Tang được các nhân sĩ trên đảo bầu làm tổng thống. 

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Nguồn: Elbridge Colby, “The Fight for Taiwan Could Come Soon”, Wall Street Journal, 27/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

https://docs.google.com/document/d/1gUAdw69zaneSL8xlR6k6y9r1JbeHb8jJ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tuy nhiên, việc ngăn chặn chiến tranh chống lại một siêu cường sẽ đòi hỏi sự tàn nhẫn trong các ưu tiên của Mỹ. Muốn giữ vững thế đứng ở châu Á, quân đội Mỹ sẽ phải ngừng hầu hết mọi thứ khác, trừ răn đe hạt nhân và chống khủng bố. Quân đội Mỹ sẽ phải thu nhỏ quy mô ở Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và thậm chí cả Châu Âu. Mỹ đã có cơ hội tạo ra một sự chuyển đổi cân bằng và căn bản hơn về phía châu Á, nhưng chúng ta đã bỏ lỡ. Bây giờ chúng ta cần phải tập trung, ngay cả khi điều đó có nghĩa là quân đội hầu như trên thực tế phải loại bỏ mọi thứ khác.

Trung Quốc chắc chắn sẽ đặt ra một thách thức lâu dài đối với Mỹ ở cả các khía cạnh ngoài vấn đề sức mạnh quân sự. Nhưng rủi ro cấp bách nhất hiện nay là Bắc Kinh có thể nhìn thấy lợi thế khi dùng đến biện pháp chiến tranh. Thuyết phục Bắc Kinh rằng họ không thể giành được lợi ích từ việc xâm lược phải là một ưu tiên hàng đầu đối với Mỹ.

Tòa Bạch Ốc công bố Thỏa thuận khung ngân sách trị giá 1.75 ngàn tỷ USD

Joseph Lord

Lưu Đức biên dịch

29/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1PxD5CZnSKrzP6sZix5ZWSddKSl9kinRQ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bất chấp sự lạc quan của ông Biden, TNS. Dick Durbin (Dân Chủ-Illinois) Đã vẽ một bức tranh kém lạc quan hơn. Ông Durbin nói với các phóng viên, “Có rất nhiều sự không chắc chắn trong cuộc họp kín về những gì có trong thỏa thuận.” 

Tại Hạ viện, Dân biểu Pramila Jayapal (Dân Chủ-Washington), chủ tịch của Nhóm 96 thành viên rất Cấp tiến của Quốc hội, cũng chỉ ra sự không chắc chắn về dự luật. “Những gì chúng tôi đã nói nhất quán là chúng tôi muốn xem những gì thực sự có trong dự luật. Chúng tôi muốn thấy văn bản lập pháp đã. Và sau đó, chúng tôi, quý vi biết đấy, đang giả sử rằng chúng tôi ổn với tình huống là chúng tôi sẽ bỏ phiếu thông qua cả hai dự luật cùng một lúc.”

Giữa bão tố cáo với rất nhiều tội danh, Facebook đổi tên và logo

Trà Nguyễn

29/10/2021

https://docs.google.com/document/d/14UEkWq3myGTO6eBD6bJS_HwKq9K9hxQ_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Zuckerberg nói rằng ông hy vọng metaverse sẽ tiếp cận một tỷ người trong vòng một thập kỷ tới và vị CEO này cũng hy vọng công nghệ mới sẽ tạo ra hàng triệu việc làm cho những người sáng tạo.

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Facebook ở khắp nơi trên thế giới đang tăng cường giám sát và kiểm soát ngôn luận xã hội; kiểm soát chính kiến chính trị, thông tin về nguồn gốc đại dịch, thông tin tiêu cực về vaccine Covid-19. 

Về phần mình, Zuckerberg đã bác bỏ phần lớn sự phẫn nộ do Facebook Papers gây ra. 

Trong một bước ngoặt thú vị, Chan Zuckerberg Initiative, tổ chức từ thiện do Zuckerberg và vợ là Priscilla Chan điều hành, đã mua lại một công ty phân tích tài liệu khoa học của Canada có tên là Meta vào năm 2017.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét