Vũ Ngọc Yên - Giải Nobel Hòa bình 2021 được trao cho hai nhà báo
09/10/2021
Giải Nobel Hòa bình 2021 được trao cho nhà báo Maria Ressa và Dmitri Muratov
Ngày 8.10.2021,Ủy ban Giải thưởng Nobel Na Uy thông báo giải Nobel Hòa bình năm nay về tay nhà báo Philippines Maria Ressa và nhà báo Nga Dmitri Muratov.
Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, Berit Reiss-Andersen cho biết tại thũ đô Oslo là hai nhà báo được vinh danh vì những nỗ lực dấn thân cho tự do báo chí ở đất nước của họ. Cả hai đã “dũng cảm” đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, mà theo ông Tự do ngôn luận là “điều kiện tiên quyết cho dân chủ và hòa bình bền vững.”
Giải Nobel Hòa bình là giải Nobel duy nhất được trao không phải ở Stockholm, mà ở Oslo. Giải này được coi là giải thưởng chính trị danh giá nhất trên thế giới.
Tưởng Năng Tiến – Tại Nó Chớ Ai
Có lẽ không người ngoại quốc nào đã để lại ấn tượng sâu đậm nơi nước Việt, như bác Lê Nin. Chỉ riêng bức tượng của Người tại Hà Nội (thôi) cũng đủ khiến cho lắm người thắc mắc: Ông Lênin ở nước Nga/ Cớ sao ông đến vườn hoa nước này?
Cớ sao ư? Báo Nhân Dân, số ra ngày 23 tháng 04 năm 2010, nêu rõ: “Sự gặp gỡ của Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Lê-nin là một cuộc gặp lịch sử… Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi tưởng: Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên.”
Sau đó, sau khi “phát khóc” và lau nước mắt/nước mũi xong, bác Hồ liền thỉnh ngay bác Lê về thờ nên mới có Suối Lê Nin (với Núi Các Mác) cùng hình ảnh – cũng như tượng đài – của cả hai ông trưng bầy khắp mọi nơi, để lập ra một tôn giáo mới, thay thế cho Phật/Chúa/Thánh Thần/Ông Bà/Tiên Tổ ... các thứ.
Mất niềm tin: Thách thức lớn nhất của kinh tế Việt hậu đại dịch
Chi Anh
09/10/2021
Trước đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCH) đã có văn bản kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh, trong đó có đoạn: “Nếu tình hình không được cải thiện với những giải pháp hiệu quả hơn thì sẽ xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến một số doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường Việt Nam”. Theo ghi nhận của JCCH, một bộ phận các nhà cung cấp linh kiện tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ buộc phải di dời cơ sở sản xuất và trang thiết bị từ sang quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc, và các nước ASEAN khác.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình, và người lao động vẫn còn hời hợt và hình thức; chính sách chống dịch tiền hậu bất nhất, bất đồng giữa trung ương – địa phương cũng như bất đồng giữa các địa phương… chính là những nguyên nhân gốc rễ dẫn tới niềm tin kinh doanh, tiêu dùng, và động lực tìm kiếm việc trong ngành công nghiệp bị bào mòn. Mất mát này sẽ không cách nào có thể phục hồi trong ngắn hạn.
Nguyễn Văn Mỹ - Sài Gòn mở cửa & Chuyện “Cửa mở” của Việt Phương
Sự lúng túng thể hiện rõ nhất trong việc xử lý các tình huống của phường xã. Từ việc khẳng định bánh mì không phải là thực phẩm (Khánh Hòa); tiền không phải là hàng cấp thiết (Ninh Thuận); khóa cửa 278 hộ gia đình (Thanh Hóa); phá khóa, còng tay, cưỡng chế nữ giáo viên yoga đang dạy online trước mặt các con nhỏ, áp giải đi xét nghiệm (Bình Dương)…
Những việc trên, cán bộ thừa hành đều làm nhiệt tình quá mức cần thiết, tưởng giúp chống dịch tốt hơn, không ngờ công thành tội, bị xử lý, thậm chí mất chức. Suy cho cùng, họ là những người tốt, đáng thương hơn đáng trách và không đáng bị mạng xã hội ném đá như vậy. Càng lúng túng càng cho thấy sư thiếu chuẩn bị của các cấp.
Tấn Vinh – Thới Bình : Sài Gòn hoa lệ đâu rồi?
09/10/2021
Xin hãy là Sài Gòn, thành phố hoa lệ chứ không phải là thành phố hoa cho một số ít người và lệ cho nhiều người khác.
Vì sao có những thảm cảnh ở Sài Gòn hoa lệ?
Chúng ta cứ nghe mãi giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong, có sứ mệnh lịch sử là vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới, là lực lượng quyết định diện mạo của chính trị thế kỷ XXI…
Thế nhưng TP.HCM đã lo cho giai cấp công nhân của mình như thế nào để hàng vạn công nhân trong các khu công nghiệp phải tháo chạy về quê? Đi bộ, bằng xe máy, bằng mọi phương tiện, thậm chí phải quỳ lạy cán bộ để được đi qua chốt. Bồng bế, dắt díu cả con nhỏ với chút tài sản ít ỏi trên ba lô, trong túi xách, đội mưa để về lại quê hương tìm chốn nương thân, dẫu biết quê nghèo cũng khó khăn và lầm than không kém.
Vì sao có những thảm cảnh đó? Sài Gòn hoa lệ đâu rồi?
Thái Công Tụng - Chữ Ngũ Trong Văn Hoá Việt
08/10/2021
1.Dẫn nhập
Văn hoá Việt chịu nhiều ảnh hưởng của Tam Giáo: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Tinh thần Tam giáo đồng nguyên trở thành một nét bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt trong nhiều thế kỷ. Và trong mỗi loại văn hoá đó thì luôn có chữ Ngũ.
Ví dụ:
Trong Phật giáo, có khái niệm Ngũ Uẩn, Ngũ Căn, Ngũ Lực
Trong Nho Giáo, ta có Ngũ Thường với Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
cũng như Ngũ Phúc. Còn Ngũ Kinh có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và
Kinh Xuân Thu
Trong Lão giáo, có Ngũ Đại: trời, đất, nước, gió, lửa
Trong âm nhạc, có Ngũ Âm như trong câu Kiều:
Cung, thương làu bậc ngũ- âm
Nghề riêng ăn đứt, hồ-cầm một trương
Ngày Tết, thường có mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên .
Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 09 tháng 10 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Lê Thành Nhân - Tập Cận Bình “đả hổ” mẹ lại có nhiều hổ con chui vào chuồng!
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
08/10/2021
Tập Cận Bình thì khác hẳn, ông không dựa vào các các lãnh tụ cũ. Không những thế mà Tập loại bỏ Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và tất cả tay chân của các lãnh tụ tiền nhiệm.
Ở nước Tàu, dù thời nay bị Cộng Sản cai trị, nhưng nếp văn hóa Khổng Nho vẫn còn đậm nét trong cách ứng xử cuộc sống, hệ thống cầm quyền gắn bó cá nhân từ đời này sang đời khác. Nay Đảng Cộng Sản lãnh đạo lại coi trọng tuổi đảng và quá trình hoạt động đảng, nên hàng ngàn, hàng vạn giới chức lớn nhỏ trong bộ máy cầm quyền của Trung cộng có liên hệ khắng khít vời các lãnh tụ cũ như Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân và thậm chí là một số người còn lại của Đặng Tiểu Bình.
Tập thẳng tay loại bỏ đại đa số nhân lực to lớn đó, chắc chắn sẽ tạo ra một khoảng trống chính trị to lớn và tạo nên mâu thuẫn khó lường, nhất là Tập Cận Bình cũng là con của Tập Cận Huân vốn xuất thân trong hàng ngữ “thái tử Đảng” mà làm trái lại, nên bị coi là phản bội. Sở dĩ Tập Cận Bình làm vậy, vì Tập muốn tập trung quyền uy tuyệt đối để làm vua Hán tộc như thời Lưu Bang Hán Cao Tổ.
Hiểm họa kinh tế Tàu từ bong bóng bất động sản
The economic threats from China’s real estate bubble
Financial Times, October 6, 2021
Tác giả: Martin Wolf, kinh tế trưởng của Financial Times, Luân Đôn
Vũ Văn Lê dịch
Sự kết hợp giữa đầu tư cao và kém hiệu quả với nợ tăng cao có liên quan mật thiết đến quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực bất động sản. Một bài nghiên cứu năm 2020 của Kenneth Rogoff và Yuanchen Yang lập luận rằng, lĩnh vực bất động sản của Tầu đóng góp 29% GDP vào năm 2016. Trong số các nền kinh tế có thu nhập cao, chỉ có Tây Ban Nha trước năm 2009 là phù hợp với mức này. Hơn nữa, gần 80% tác động này đến từ đầu tư, trong khi khoảng một phần ba đầu tư đặc biệt cao của Tầu là vào bất động sản.
Nhiều chỉ số mạnh mẽ đã chứng tỏ khoản đầu tư này được thúc đẩy bởi giá cả không bền vững và đòn bẩy quá mức, đồng thời tạo ra công suất dư thừa rất lớn, chẳng hạn như: tỷ lệ giá trên thu nhập ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Thẩm Quyến cao hơn nhiều so với các thành phố lớn khác trên thế giới; tài sản nhà ở chiếm 78% tổng tài sản của Tầu vào năm 2017, so với 35% ở Mỹ; tỷ lệ nợ hộ gia đình đã tương đương với tỷ lệ nợ ở các nước có thu nhập cao; tỷ lệ nhà bỏ trống và các biện pháp dư thừa công suất khác ở mức cao; và tỷ lệ sở hữu nhà đã đạt 93% vào năm 2017. Hơn nữa, quá trình lập gia đình đã chậm lại, dân số Tầu ngày càng già đi, với 60% đã thành dân đô thị. Tất cả những điều này báo hiệu rằng, sự bùng nổ bất động sản phải kết thúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét