Dân phản đối đảng làm sai có được lắng nghe hay bị bỏ tù?
Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)
15/10/2021
Quyền con người không phải là mối đe doạ, mà là nền tảng cho sự phát triển – Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước hàng nghìn cử toạ tại Hà Nội sáng ngày 24/5/2016.
“Chúng tôi vẫn có vấn đề và vẫn bị chỉ trích; tôi cam đoan với các bạn, tôi nghe những lời chỉ trích đó hàng ngày.
Nhưng chính sức ép đó, những tranh luận mở đó, việc đối mặt với những khiếm khuyết của chính mình, và việc cho phép mọi người đều được có tiếng nói, đã giúp chúng tôi lớn mạnh hơn, thịnh vượng hơn, và công bình hơn.
Tôi đã nói từ lâu, nước Mỹ không có ý định áp đặt thể chế chính trị của mình lên Việt Nam. Nhưng những quyền mà tôi nói ở đây, tôi tin nó không chỉ là giá trị của Mỹ mà là những giá trị có tính toàn cầu. Nó được ghi nhận trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát. Những quyền này còn được ghi nhận trong chính Hiến pháp của Việt Nam rằng công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền tụ tập và quyền biểu tình. Những điều đó nằm trong chính Hiến pháp của Việt Nam!”
Khủng hoảng điện ở Trung Quốc, cơ hội hay thách thức cho Việt Nam?
Bài bình luận của Đinh Quang Tri
15/10/2021
Trung Quốc thiếu điện trầm trọng
Nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua quãng thời gian khó khăn khi liên tiếp gặp các thách thức, từ nguy cơ vỡ nợ của Evergrande trên thị trường bất động sản cho đến mới đây nhất là khủng hoảng thiếu điện.
Trong nhiều tuần lễ vừa qua, dân cư tại một số khu vực ngay tại thủ đô Bắc Kinh bị cấm sử dụng thang máy, cấm bật máy điều hòa nhiệt độ và nhiều thành phố ở Trung Quốc chìm trong bóng tối vì mất điện như thời mấy chục năm trước. Vấn đề thiếu năng lượng đã được nhiều chuyên gia cảnh báo trong vài tháng trước đây nhưng chúng đặc biệt trở nên nghiêm trọng vào tuần trước khi 20/31 tỉnh thành của Trung Quốc bị cắt điện tạm thời, gây gián đoạn hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Thậm chí tại thủ đô Bắc Kinh, nơi thường được ưu tiên trong hệ thống cung ứng năng lượng cũng phải tính đến kế hoạch cắt điện luân phiên. Cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc đang lan sang toàn thế giới và gây nhiều trở ngại cho các "tế bào" kinh tế trên quy mô toàn cầu, từ tập đoàn Toyota Motor cho tới những người chăn cừu ở Australia hay các công ty sản xuất thùng giấy.
Gs. Nguyễn văn Tuấn - Số liệu mới về hiệu lực của CoronaVac và AstraZeneca
15/10/2021
Hai vaccine của Tàu (CoronaVac và Sinopharm) có độ miễn dịch suy giảm nhanh và hiệu lực cũng khá hạn chế ở người cao tuổi (trên 60). Đó là nội dung của thông báo mới được Hội đồng cố vấn về vaccine của WHO (SAGE) công bố [1].
Như có lần đề cập trước đây, rất ít dữ liệu về hiệu quả của hai vaccine Tàu (CoronaVac và Sinopharm). Nhưng gần đây đã có thêm dữ liệu thực tế từ những nước sử dụng vaccine Tàu, như các nước vùng Nam Mĩ và Đông Nam Á. Qua đánh giá các dữ liệu này, các chuyên gia của WHO cho rằng vaccine Tàu có hiệu quả thấp ở người cao tuổi, và có thể do khả năng miễn dịch của vaccine bị suy giảm nhanh theo thời gian.
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Vụ Xét lại chống Đảng và vai trò Lê Đức Thọ
15/10/2021
Ông Lê Đức Thọ từng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương của Đảng Lao động và Đảng CSVN trong các thời kỳ từ 1956-1973 và 1976-1982
"Thực ra tôi không muốn nói thêm về ông Lê Đức Thọ, những gì cần nói, tôi đã viết ra trong cuốn sách của mình," nhà văn Vũ Thư Hiên nói với BBC News Tiếng Việt hôm 12/10/2021 từ Paris, Pháp.
Cuốn sách được tác giả Vũ Thư Hiên nói tới ở đây chính là cuốn 'Đêm giữa Ban ngày', hồi ký chính trị của một người không làm chính trị.
Thái Công Tụng - Đa Dạng Sinh Học Và Con Người
14/10/2021
1. Nhập đề
Đa dạng sinh học càng ngày càng được chú trọng trong lãnh vực môi trường, nhất là từ khi có Đại Hội Toàn cầu về trái đất ở Rio (Ba Tây) năm 1992. Đại hội này quy tụ các lãnh tụ toàn thế giới về các vấn đề đặt ra trong lãnh vực môi trường trên hành tinh chúng ta đang ở và báo động về các nguy cơ hiểm hoạ đang chờ đón nếu chúng ta lơ là về sự bảo vệ môi trường. Nhiều vấn đề như sưởi ấm toàn cầu, lỗ hổng ozôn, sự phá rừng xích đới, sự ô nhiễm không khí, mưa axít, giảm đa dạng sinh học, khu vực đánh cá bị cạn kiệt, mực nước biển dâng cao, v.v. là những vấn đề nhức nhối của nhân loại, nhất là khi áp lực dân số tăng mỗi ngày làm diện tích sống của mỗi người càng bị thu hẹp lại. Riêng năm 2010, Liên hiệp quốc chọn làm Năm quốc tế đa dạng sinh học với mục tiêu tăng cường nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, chia sẻ thông tin về những thành tựu trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học do cộng đồng và Chính phủ thực hiện.
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 15 tháng 10 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Phan Văn Tìm - Triển vọng quan hệ Nhật – Đài dưới thời Thủ tướng Fumio Kishida
14/10/2021
Vào đầu tháng 10, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida, sau khi được đảng Dân chủ Tự do (LDP) bầu làm lãnh đạo đảng, đã chính thức nhậm chức thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản, kế nhiệm Thủ tướng Yoshihide Suga – người đã thông báo từ chức vào đầu tháng 9 sau gần một năm cầm quyền.
So với người tiền nhiệm, Kishida có kinh nghiệm ngoại giao phong phú khi từng giữ chức Ngoại trưởng Nhật Bản trong giai đoạn 2012-2017 và từng kinh qua vị trí Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của LDP. Kinh nghiệm dày dạn có khả năng giúp Kishida triển khai chính sách đối ngoại linh hoạt. Theo giáo sư Andrew Oros, Kishida cơ bản sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại Nhật Bản của các chính quyền tiền nhiệm như thắt chặt quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ, thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở (FOIP) thông qua tăng cường quan hệ với các quốc gia trong “Bộ tứ” (Quad) cũng như các quốc gia cùng chí hướng (like-minded countries) khác.
Đoan Trang - Mỹ sắp thoát COVID-19?
14/10/2021
Trong khi số người chết vì COVID-19 ở Mỹ vẫn trên 1,500 người mỗi ngày, một số chuyên gia cho rằng đại dịch ở đây đang bất đầu thoái lui.
Có vẻ không khí bình thường đang ùa vào nhiều nơi trên nước Mỹ trong những ngày này. Ở California, LAX – phi trường lớn thứ năm trên thế giới nhộn nhịp trở lại, tuy lượng khách không thể bằng thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Chuyên gia tiết lộ câu chuyện bên trong về tình trạng thiếu điện của Trung Quốc
Phụng Minh
15/10/2021
Sau khi tiến sĩ Tạ Điền thuộc đại học John M. Olin Palmetto chuyên ngành kinh doanh và phó giáo sư ngành marketing tại Đại học South Carolina Aiken có bài phân tích về “Nghị trình bí mật của Bắc Kinh đằng sau việc cắt điện đột ngột”, chuyên gia khác cũng có cùng ý tưởng với những góc nhìn đa dạng, trang NTDTV cho hay.
Việc tiếp tục cắt điện quy mô lớn trên khắp Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân và nền kinh tế. Các chuyên gia cho rằng tình trạng thiếu điện trên toàn quốc không phải là thiếu nguồn cung cấp điện, mà là sự cắt điện giả tạo được kích hoạt bởi một mệnh lệnh chính trị do Trung Nam Hải ban hành.
Trình Hiểu Nông: Chiến dịch cắt giảm điện bắt nguồn từ Trung Nam Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét