Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 19 tháng 10 năm 2021

 


Cấp cao Mỹ – Trung có ảnh hưởng tới Việt Nam?

Phân tích của TS. Đinh Hoàng Thắng

18/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1WMNWJwk2pbqltFWyjYPfkX0-XgJCX7-X/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các Nhóm Công tác từ Chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt tay chuẩn bị cho cuộc Thượng đỉnh qua hình thức trực tuyến giữa hai Nguyên thủ vào cuối năm. Trung Quốc trao “tối hậu thư”, trong đó cho phía Mỹ biết: Tân Cương, Đài Loan, Hong Kong và Biển Đông là những vấn đề Mỹ không có quyền can thiệp. Liệu Mỹ có chấp nhận các đòi hỏi này không?

Những diễn tiến trước Cấp cao

Ngày 13/10/2021, theo các nguồn tin từ Tập đoàn Bloomberg, Trung Quốc đã thành lập một nhóm đại diện để thảo luận với Chính quyền Mỹ về các vấn đề còn vướng mắc, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CGTN), dù không nêu rõ chi tiết, nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Lạc Ngọc Thành (Le Yu Cheng) của nước này khẳng định, nhóm đại diện đã “đạt được một số tiến bộ” với phía Mỹ.

Những món nợ Trung Quốc tiềm ẩn và rủi ro chính trị cho Việt Nam

Minh Anh / RFI

19/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1DdUklGCUm3Gltukg6Z2VOY9tRqR_JtlA/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu tính theo con số cụ thể, thì Indonesia là nước nhận nhiều khoản vay Trung Quốc nhất tại Đông Nam Á, nhưng nếu xem xét trong tổng thể, thì tình hình Việt Nam có vẻ đáng quan ngại hơn, cho dù những khoản nợ của Nhà nước và các khoản cho vay khác, nếu tính theo tỷ trọng của GDP, thì chỉ thấp hơn Lào, Cam Bốt, Brunei và Miến Điện.   

Chừng nào Việt Nam còn có thể trả được nợ vay cho Trung Quốc, dù ở mức lãi suất cực kỳ cao, thì khi ấy thừa phát lại (kẻ đi đòi nợ) vẫn chưa đến gõ cửa nhà. Nhưng nếu và khi ngày ấy mà đến, thì giới lãnh đạo tại Hà Nội có lẽ sẽ phải đối mặt với những phản ứng dữ dội từ những công dân mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc, những người có mức độ nghi kỵ Trung Quốc rất cao.   

Vương Trùng Dương - Dịch Giả Phùng Thăng (1943-1975) cố Giáo Sư Triết Trung Học Trần Quý Cáp Hội An

Bài viết năm 2014

https://docs.google.com/document/d/124v7XFyOgMZ94aoiXHjIYp1j0CF6buNq/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ghi chú: Đăng lại để vinh danh một tâm hồn và một nhân cách lớn với Văn học nước nhà, sau khi nhận được quyển Trần Hoài Thư Thơ Tuyển Toàn Tập ngày 18 tháng 10 năm 2021.

Trân trọng và cám ơn Trần Hoài Thư.

Hà Trung Liêm

19/10/2021

Trước đây, trong phần Giới Thiệu Sách Báo như thường lệ trên nguyệt san Tân Văn, khi giới thiệu về Thư Quán Bản Thảo số 56, tôi đã viết: “Thư Quán Bản Thảo số 56, tháng 6 năm 2103 đã được ấn hành và gởi đến thân hữu, độc giả khắp nơi. Trải qua 13 năm, số 56 nầy tưởng chừng đình bản vì tai nạn xảy ra trong gia đình anh Trần Hoài Thư – chị Nguyễn Ngọc Yến, hiền thê của anh – bị stroke, phải nằm bệnh viện để điều trị vào cuối năm 2012, trước ngày ấn hành TQBT số 55…”.

Việt Nam : Nhà cầm quyền  có chịu trách nhiệm khi hàng chục ngàn người chết do COVID-19?

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

18/10/2021

https://docs.google.com/document/d/13AlV1CPH9AgbF2hKVun8QbPBHbnShckz/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chiều 12 tháng 10 vừa qua, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã chia sẻ với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố về những ngày tháng chống dịch vừa qua mà theo ông, “nỗi lo lắng, ám ảnh này vẫn còn hiện hữu”.

Báo Tuổi trẻ trích lời ông Nên thừa nhận: “Lúc đó chưa có thuốc điều trị, thành phố tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến để tập trung ca nhiễm F0. Nhưng tập trung xong ngồi đó ngó, ai khỏe vượt qua, ai mệt thì đi nằm bệnh viện.

Việt Nam kết thúc “Zero-COVID” liệu có sớm quá?

Vietnam Ends "Zero-COVID"—Is It Too Soon?

With low vaccination rates, another virus surge is a concern

Tác giả: David Hutt

Khánh An dịch 

19/10/2021

https://docs.google.com/document/d/10Jld5B-_U8Wg0moLOoVS0JbwtA1hucO-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Với tỷ lệ tiêm chủng thấp, cần phải lưu tâm về một đợt dịch khác 

Năm 2020, Việt Nam là một trong quốc gia chống dịch thành công trên thế giới. Từ tháng 1 năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2021, đất nước với khoảng 96 triệu dân ghi nhận chỉ dưới 17.000 ca nhiễm COVID-19 trường hợp và 81 trường hợp tử vong. Kinh tế tăng 2,9% vào năm ngoái, một trong số ít quốc gia châu Á đã đạt được như vậy. Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyền, trong nhiều năm đã hứa đưa ra một “chính phủ nhạy bén”, đã nhận được nhiều lời khen ngợi vì khả năng xử lý khủng hoảng minh bạch và có năng lực.

Cù Mai Công – Chuyện một phu nhân tổng thống từng là dân Ông Tạ vừa ra đi và " Bệnh viện Bà Thiệu"

18/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1iVqZcVGEEE8K-NVmblK_3vlbe6Lbb0UY/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

… Chắc chắn khu Bảy Hiền trước 1975 thuộc phạm vi bao trùm của khu Ông Tạ. Thậm chí khu này không có ngôi chợ nào mang tên Bảy Hiền của riêng mình (sau này, đầu thập niên 1970 mới có chợ Chăn nuôi trong khu Chăn nuôi sau trường Nguyễn Thượng Hiền, một khu chợ nhỏ thôi so “ông khổng lồ” chợ Ông Tạ - có trước đó 16, 17 năm và đang trong thời kỳ “hoàng kim” của mình).

Học sinh Nguyễn Thượng Hiền (đối diện Vì Dân) toàn con em Ông Tạ. Đến trước 1975, khu Bảy Hiền vẫn còn vắng vẻ lắm, toàn đường đất, không sầm uất như khu Ông Tạ. Trường Nguyễn Thượng Hiền trước khi có trại lính Đại Hàn là khu Trung tâm Thực nghiệm chăn nuôi từ thời Pháp, toàn cây điệp cổ thụ, hầu như không có dân. Đi chợ nào, học trường nào là dân khu đó.

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 19 tháng 10 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/18CjH-wzk42nL1JKH3gMHfCpX1WpvXTag/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chuyên gia: Vụ tấn công 11/9 là một ‘món quà địa chính trị cho Trung Quốc’

After 9/11, China grew into a superpower as a distracted U.S. fixated on terrorism, experts say

Ngọc Mai

19/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1fzvIxNgEUtTTLslFaPWZHi4qHiLX-A3T/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bình luận về vụ tấn công 9/11, ông Kishore Mahbubani, cựu đại sứ Liên Hợp Quốc của Singapore cho biết: “Đó là một món quà địa chính trị đáng kinh ngạc đối với Trung Quốc”.

Tờ NBC đưa tin, vào ngày 1/4/2001, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã va chạm với một máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Vụ va chạm buộc người Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc đã giam giữ phi hành đoàn Mỹ trong 11 ngày và kiểm tra cẩn thận máy bay của Mỹ trước khi bàn giao lại. Trong vụ việc này, Washington cáo buộc phi công Trung Quốc đã lái máy bay một cách liều lĩnh, còn Bắc Kinh yêu cầu một lời xin lỗi.

Vụ việc củng cố quan điểm của chính quyền Bush rằng, Trung Quốc là đối thủ lớn tiếp theo của Mỹ.

Trung Quốc lên án Mỹ và Canada đưa tàu chiến qua eo biển Đài Loan

Nguyên Hương

19/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1NxzFTQ11OyyZXBle-y2eVQzfY8oaTvhG/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sự cố mới nhất này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đã có nhiều cuộc xâm nhập vào vùng không gian và hàng hải của Đài Loan. Đầu tháng này, trong vòng 4 ngày, PLA đã bay khoảng 150 máy bay vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo tự quản (ADIZ), tạo thành cuộc xâm nhập lớn nhất của họ vào lãnh thổ Đài Loan.

Trong khi bộ ngoại giao Hoa Kỳ gọi các hành động xâm lược của Trung Quốc là “gây mất ổn định”, chuyên gia quân sự Trung Quốc Song Zhongping nói rằng “quy mô ngày càng tăng của các cuộc tập trận là bình thường và thường lệ” bởi vì PLA cần tăng cường triển khai “để ngăn chặn các lực lượng vũ trang trên đảo và sự can thiệp của nước ngoài. từ các quốc gia khác”.

Trên thực tế, theo Reuters, Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm Chủ nhật ngày 17/10 cho biết, ba máy bay Trung Quốc trong đó có hai máy bay chiến đấu J-16 và một máy bay chống tàu ngầm một lần nữa lại bay vào ADIZ của hoàn đảo.

Cú sốc năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh

Nguồn: “The first big energy shock of the green era”, The Economist, 16/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

19/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1ZDfViG2pgB17UHJzZWdaOMuShuH-3D-n/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Có những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Có ba vấn đề lớn cần giải quyết. Thứ nhất, đầu tư vào năng lượng đang chỉ đạt một nửa so với mức cần thiết để đáp ứng tham vọng phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Chi tiêu cho năng lượng tái tạo cần tăng lên. Cung và cầu đối với nhiên liệu hóa thạch bẩn cần phải được cắt giảm song song, không được tạo ra sự chênh lệch nguy hiểm. Nhiên liệu hóa thạch đáp ứng 83% nhu cầu năng lượng sơ cấp, và nhu cầu này cần giảm dần về 0. Đồng thời, giỏ năng lượng phải được chuyển dần từ than và dầu sang khí, vốn có lượng phát thải ít hơn một nửa so với than. Nhưng các mối đe dọa pháp lý, áp lực của nhà đầu tư và nỗi lo sợ về các quy định đã khiến số vốn đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch giảm 40% kể từ năm 2015.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét