Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 08 tháng 10 năm 2021

 


USS Connecticut (SSN-22) arrives at Fleet Activities Yokosuka, Japan for a scheduled port visit on July 31, 2021. US Navy Photo

Biển Đông ngày Thứ sáu 08 tháng 10 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://docs.google.com/document/d/1ImMDT4POeIB9Njg7GmxlagijlmM2136O/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

UPDATED: Attack Submarine USS Connecticut Suffers Underwater Collision in South China Sea

By: Sam LaGrone

October 7, 2021 2:38 PM • Updated: October 7, 2021 3:51 PM

8.10: Tàu ngầm Mỹ gặp nạn ở Biển Đông, lính Mỹ đến Đài Loan

Hiện chưa rõ vị trí gặp nạn của tàu ngầm Mỹ nhưng sự cố xảy ra ngay trong thời điểm có nhiều hoạt động quân sự diễn ra ở khu vực, khi Trung Quốc triển khai số lượng kỷ lục máy bay quân sự đến khu vực tây nam Đài Loan và ba nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ và Anh tiến hành tập trận ở phía đông eo Ba Sỹ.

Đỗ Thành Nhân - Giai cấp công nhân

08/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1_rUW8ZOIidf8XB81Eme-3aK1l2zTlckP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nuôi con chó, không cho ăn nó cũng bỏ đi, huống hồ chi con người.

Vậy là đoàn – đoàn người lũ lượt kéo về miền tây, tây nguyên, miền trung, vượt đến 2000 cây số quay ngược ra bắc[1] bằng phương tiện cá nhân trong mùa mưa bão vô cùng nguy hiểm, người có lương tri không thể không xúc động.

Đến khi hàng vạn công nhân buộc phải rời bỏ vùng trọng điểm kinh tế để về quê thì báo chí kêu lên “lấy ai cứu doanh nghiệp”[2]; nhưng trước đó nhiều tháng trời không thấy báo nào lên tiếng “ai cứu công nhân”!

Hình ảnh công nhân trốn chạy Covid-19 quá nhiều trên mạng; nếu chỉ vài trăm người thì có thể nói là hiện tượng; nhưng đến hàng ngàn, hàng vạn người thì lúc này là bản chất, theo “quy luật lượng – chất” của triết học Mác-Lênin: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất” –  thì đó chính là hình ảnh “giai cấp công nhân” Việt Nam.

“Giai cấp công nhân” từ Hiến pháp đến thực tế là một khoảng cách quá xa, đến vô vọng vì đã qua 4 thế hệ rồi. Nhìn “giai cấp công nhân” thấy được tương lai dân tộc và đất nước; mà nguyên nhân chính bắt đầu từ việc họ không được trực tiếp chọn ra “đội tiên phong” của mình.

Mạc Văn Trang – Chứng nào tật ấy!

08/10/2021

https://docs.google.com/document/d/13JXi6-WOrZj8yLTgEckrZ7ibXR7hJoJp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Từ lúc tôi 18 tuổi cho đến nay 84 tuổi sống trong thể chế này, tôi chỉ thấy có một lần Đảng và Nhà nước này nhận sai lầm do mình gây ra và xin sửa sai (1956). Đó là cuộc Cải cách ruộng đất. Còn lại tất cả những sai lầm, tội lỗi, họ đều đổ cho một cái gì đó rất mơ hồ. Nói một vài việc cụ thể.

1. Khi phong trào Hợp tác xã thất bại, cứ cải tiến mãi, càng cải tiến càng lụn bại, họ luôn đổ tại người nông dân nặng đầu óc TƯ HỮU, BẢO THỦ, quen làm ăn manh mún không có tinh thần làm chủ tập thể và sản xuất lớn XHCN…

Các tệ nạn xã hội lúc đó thì đổ cho TÀN DƯ của chế độ thực dân, phong kiến… nên đập phá hầu hết đình, chùa, đền miếu ở các xóm làng, đốt sách báo cũ, xoá bỏ phong tục, lễ nghĩa truyền thống …

Gs. Nguyễn văn Tuấn - 'Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau'

07/10/2021

https://docs.google.com/document/d/1GMxGI_z_6KBvfD_BraPdzxdxG2tFmMvM/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Rất nhiều người than phiền rằng một trong những mất mát trong thời gian đại dịch là sự thấu cảm qua tiếp xúc và tương tác giữa người với người. Nhiều khi người ta chỉ cần một cái sờ tay, một ánh mắt, một lời nói cảm thông. Nhưng tất cả những nhu cầu đó bị hụt hẫng trong mùa dịch này. Giải thưởng Nobel Y sinh học năm nay giúp chúng ta hiểu hơn câu 'cũng cần có nhau'.

Chúng ta lệ thuộc vào 5 giác quan để cảm nhận thế giới chung quanh: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, và xúc giác. Nói cụ thể hơn, chúng ta dùng quan sát bằng mắt, lắng nghe bằng lỗ tai, nếm mùi vị bằng miệng, cảm nhận mùi bằng mũi, và cảm giác bằng da. Không có những giác quan đó chúng ta khó tồn tại trong thế giới này.

Lê Hồng Hiệp - Tại sao quan chức Việt Nam vắng mặt trong Hồ sơ Pandora?

08/10/2021

Song ngữ Việt Anh

https://docs.google.com/document/d/16EwfCax0Ol3gLCFpxpWuEwXC9Cr9IC7J/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu xét nguồn lực hạn chế cũng như sự thiếu độc lập của hầu hết các thể chế chống tham nhũng chính thức ở Việt Nam, việc cho phép báo chí và xã hội dân sự đóng một vai trò tích cực hơn trong quá trình này là điều cần thiết. Cần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và thắt chặt các biện pháp chống rửa tiền để tăng cường khả năng của các nhà điều tra pháp y tài chính trong việc theo dõi dấu vết dòng tiền. Các cơ chế về mặt pháp lý và thể chế mạnh mẽ hơn để ngăn chặn các quan chức sử dụng người đứng tên hộ và các công ty sân sau cũng cần được xem xét.

Với việc không có chính trị gia hay quan chức Việt Nam nào bị nêu tên trong Hồ sơ Pandora, các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể tạm thời thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, đối với họ cũng như công chúng Việt Nam, đây không nên là một lý do để ăn mừng. Thay vào đó, đây nên được coi là một điều đáng lo ngại vì nó hàm ý rằng các cơ chế chống tham nhũng của Việt Nam vẫn còn yếu, và các quan chức tham nhũng vẫn có thể tìm được nơi trú ẩn an toàn cho các tài sản bất minh của mình ngay ở trong nước mà không bị phát hiện.

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 08 tháng 10 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1LjzhhAZmiKBYTpOyuKbgafcfgABI6Tba/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trần Văn Thọ - Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước:

Kỳ tích của các anh hùng thời Minh Trị duy tân

Tokyo trước thềm năm 2015

https://docs.google.com/document/d/1i-NICYCIw5_cOkxsdfHc1Z9TXCWkIfVr/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Như vậy chỉ trong vòng 15 năm Nhật Bản đã làm được cuộc cách mạng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới. Có thể tóm tắt những yếu tố làm nên kỳ tích này.

Thứ nhất, các sĩ phu, các lãnh đạo thời đó đã đặt tiền đồ, vận mệnh đất nước lên trên hết nên đã thỏa hiệp nhanh chóng. Họ đã khôn khéo dùng thiên hoàng làm biểu tượng để dễ thống nhất các lực lượng vốn đã phân tán do chế độ phiên trấn thời Mạc Phủ. Trước nguy cơ bị nước ngoài thống trị, dù với lập trường nào, họ cũng cảm thấy trách nhiệm với đất nước nên đã giải quyết các tranh chấp nội bộ rất nhanh, đã không kéo dài các cuộc nội chiến làm hao tổn nội lực.

Phạm Văn Tuấn - Lịch Sử Tàu Ngầm - Phần 1

Từ Các Tàu Ngầm Đầu Tiên Đến Thế Chiến Thứ Nhất

Đặc san Lâm Viên

07/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1ab6Ub5mjeHtMmShEqthFKetSj9VFcEMT/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong kỹ thuật chiến tranh xấu xa có một sáng tạo chỉ nhằm mục đích phá hoại, phá hoại cả về sinh mạng lẫn tài sản trên một bình diện rộng lớn và ở một mức độ tàn nhẫn. Sáng tạo này là tầu ngầm với biệt danh là “tên sát nhân của biển khơi”.

Tầu ngầm là một phát minh của Hoa Kỳ trong khi các nước khác đã khai triển công dụng của nó. Sự phát minh ra tầu ngầm cũng là một kết tinh của nhiều ý tưởng đã có từ trước. Trước khi có tầu ngầm, đã có nhiều loại dụng cụ cho phép con người lặn xuống nước trong một khoảng thời gian khá lâu.

Phạm Văn Tuấn - Lịch Sử Tàu Ngầm - Phần 2

Từ Sau Thế Chiến Thứ Nhất Đến Hiện Đại

08/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1fpVGidhw7VjrE3_u6qoe9bCgmk2sLxiB/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

6/ Tầu ngầm sau Thế Chiến Thứ Nhất.

Sau khi Thế Chiến chấm dứt, nước Anh chỉ theo đuổi một chương trình chế tạo tầu ngầm rất giới hạn. Mãi tới năm 1929, Hải Quân Anh mới quyết định cho đóng 2 loại tầu ngầm kiểu S và kiểu T. Loại tầu ngầm kiểu S có sức chở nậng 735 tấn, dài 62 thước, có tầm hoạt động ngắn, xử dụng trong vùng Bắc Hải và phụ cận, còn loại tầu ngầm kiểu T 1,300 tấn, dài 82 thước, dùng cho phạm vi đế quốc Anh.

Về phía nước Đức, Hiệp Ước Versailles đã giới hạn việc võ trang của quốc gia này nhưng vào năm 1935, Hitler đã ký một thỏa ước hải quân với nước Anh và thỏa ước này cho phép nước Đức được đóng 50% tổng số tầu ngầm của nước Anh.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét