Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

Bản in ngày Thứ hai 15 tháng 11 năm 2021

 


“Nịnh thối”, đặc sản của làng văn nghệ cộng sản

Hoàng Hải Nguyên  chép lại từ bộ sưu tập báo chí trước 1975

14/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1SgNsNXBYouWj7HQuZnYoArUTY3q-Dh4K/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

M. Djilas đã nói tới điều hệ trọng nhất.

Hồi quyển Hoa đăng được giải thưởng văn chương, Chế Lan Viên đã lên tiếng chỉ trích. Gần đây, thỉnh thoảng các tạp chí ngoài Bắc lại làm cái việc “điểm” qua tình hình văn nghệ trong Nam, chê tác giả này tác giả nọ v.v… Tôi nghĩ chuyện hay dở vốn là vô cùng, tùy thuộc những quan niệm thưởng thức khác nhau. Đối với tôi, nhìn về văn nghệ miền Bắc lúc này, cho dù thấy họ không có sách hay, đó cũng là chưa quan trọng. Thành tích văn học không thể đôn đốc theo kế hoạch tam niên, ngũ niên được, đốc thúc gấp lại sinh ra cái tệ “phát triển về số lượng, nhưng về mặt cảm xúc thì không mạnh mẽ sâu sắc”, tuy vậy nếu họ có điều kiện, có hoàn cảnh thích hợp, dần dà họ có thể sáng tác xuất sắc. Tiếc thay, hoàn cảnh của họ chỉ đưa tới sự đọa lạc tâm hồn, chối bỏ phẩm cách con người.

Từ bỏ điện than: Thách thức lớn đối với Việt Nam

Thanh Phương /RFI

15/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1vqW0pTSKK7mTnGUhN_mv1hKKsjg8xZRz/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhưng theo kế hoạch gọi là Quy hoạch điện 8 cho giai 2021-2030, và xa hơn, đến năm 2045, một quy hoạch hiện cũng rất đang được chú ý, nhưng chưa được chính thức phê duyệt vì còn nhiều khó khăn, từ nay đến năm 2031, tức là gần 15 năm nữa, Việt Nam sẽ xây thêm 27 nhà máy nhiệt điện than, với tổng công suất là 31.000 MW. Con số nhà máy và tổng công suất như vậy là rất cao, trong khi Việt Nam hiện nay đã được xếp thứ 11 thế giới về công suất điện than rồi. Cho nên, tuyên bố của thủ tướng Việt Nam tại COP26 rất được chú ý, vì Việt Nam là một trong những “cường quốc” về nhiệt điện than.

Đập và hạn hán, dữ kiện và ngoại giao trong Mekong

(Dams and Droughts, Data and Diplomacy in the Mekong)

Rajesh Daniel – Bình Yên Đông lược dịch

Bangkok Tribune – November 7, 2021ư

https://docs.google.com/document/d/1GWQL89hcxkFavtS92gzsxFWWJxIhR3Q_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

“Cần phải tìm ra cái gì là ‘hiện tượng tự nhiên’ và cái gì là hậu quả của hành động của con người chẳng hạn như thay đổi khí hậu hay hạ tầng cơ sở sông ảnh hưởng đến sông Mekong.  Chúng ta nên chú ý đến cách mà những cốt chuyện nầy được xây dựng và sử dụng.  Người ta có thể dễ dàng chỉ tay và cáo buộc lẫn nhau về lũ lụt và hạn hán, nhưng nó không giải quyết vấn đề,” ông cảnh cáo.

Nghiên cứu khoa học được duyệt nhóm có thể giúp mở các cốt chuyện và bảo đảm minh bạch trong việc hợp tác xuyên biên giới.  Theo quan điểm của TS Carl Middleton của Đại học Chulalongkorn, “Nghiên cứu và kiến thức khoa học có thể nối liền sự hiểu biết của chúng ta về hiện tượng tự nhiên và các cốt chuyện được xã hội xây dựng.”

Bộ trưởng Việt Nam khất trả lời chất vấn về 162.000 ha đất do người Trung Quốc sở hữu / VOA

Công an Cần Thơ dọa mở chiến dịch trấn áp người chỉ trích trên mạng xã hội/ RFA

14/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1hLGbM4yKp0Q7_JloviFxRTjYfaq_6OCu/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hôm 11/11, khi bị chất vấn về việc người Trung Quốc nắm giữ 162.000 ha đất trên phạm vi cả nước, trong đó có 63.000 ha là đất ở vị trí “nhạy cảm”, sát biên giới và đất ven biển, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng nói ông “chưa có điều kiện nắm sát tình hình” và “sẽ nghiên cứu”.

Trang Thanh Niên loan tin rằng Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng “xin khất” trả lời về 162.000 ha đất người Trung Quốc sở hữu, sau khi vấn đề này được Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim của tỉnh Quảng Nam nêu ra trong phiên chất vấn ở Quốc hội chiều ngày 11/11.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 15 tháng 11 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1wjlHwtdkQjCjNzNRTa5eAVXSvlZjVJmG/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Joe Biden và Tập Cận Bình muốn gì từ Hội nghị Thượng đỉnh 15/11?

15/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1jT1oiyJX9xEDEL7vWjstZqDBXgz3eMDY/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các mối quan hệ đang ở mức thấp - một báo cáo theo yêu cầu của Nhà Trắng do các cơ quan tình báo Mỹ thực hiện đã hai lần nhắc lại sự thiếu cởi mở của Trung Quốc trong cuộc điều tra nguồn gốc của Covid-19.

Mới tuần trước, Tổng thống Biden đã đồng ý áp thêm các hạn chế về thương mại đối với một công ty viễn thông Trung Quốc. Ông cũng đã thành công trong việc bắt đầu thiết lập lại các liên minh để thách thức sự ảnh hưởng và sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Như tất cả chúng ta, Bắc Kinh cũng lưu ý dòng cuối cùng của một thông báo chính thức sau cuộc điện đàm vào tháng 9 năm ngoái, cảnh báo hai bên phải có trách nhiệm đảm bảo "cạnh tranh không dẫn đến xung đột".

Hội nghị Biden-Tập: Ai sẽ chiếm thế thượng phong?

DKN 

15/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1xbBEfICpvFp0pWs9Gl_u8_PP5Cnk6sfH/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tuy nhiên, Robert Daly, giám đốc Viện Wilson Centre’s Kissinger về Trung Quốc và Hoa Kỳ, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, cho rằng có thể không bên nào có ưu thế trong cuộc họp trực tuyến.

Ông Daly nói: “Ông Tập sẽ vươn cao trên sân nhà sau khi viết lại lịch sử đảng vào tuần qua, nhưng cách đối xử với Tân Cương, Hồng Kông và người dân Trung Quốc đã làm tổn hại vị thế quốc tế của ông ấy”.

Chuyên gia Daly nói thêm rằng mặc dù TT Biden đối mặt với một nước Mỹ bị chia rẽ, nhưng ông lại được chào đón nhiều hơn với tư cách là một nhà lãnh đạo toàn cầu hơn ông Tập.

Ông Daly bình luận thêm: “Cả ông Biden và ông Tập dường như đều không cân nhắc lại lợi ích hoặc chiến lược của quốc gia trước hội nghị thượng đỉnh. Thay vào đó, mỗi người dường như đang tìm kiếm một công thức có thể thuyết phục người kia chấp nhận các chính sách với các điều khoản của mình”.

Dưới đáy Biển Đông, nơi diễn ra chiến tranh lạnh giữa Bắc Kinh và Washington (2)

(Vincent Jauvert, L’Obs 11/11/2021)

Thụy My – 15 /11/2021

Phần 2

Phần 1 đọc tại đây

https://docs.google.com/document/d/15RiXqefNXj3iqBeKNa8vtI7yI1YkhLaW/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Để khả năng « tấn công lần hai » không còn lệ thuộc vào các eo biển này, Tập Cận Bình hồi tháng 3/2021 đã ra lệnh cho quân đội phải « đẩy nhanh việc hình thành quá trình xây dựng năng lực răn đe chiến lược tiên tiến ». Nói cách khác, sản xuất nhanh hơn dự kiến một thế hệ SNLE mới, lớp Đường (Tang) type 096.

Im lặng hơn và mang theo các hỏa tiễn tầm xa 11.000 kilomet, các tàu ngầm nguyên tử này vẫn chưa ra khỏi Biển Đông. Chúng chỉ cần tuần tra trong những vùng nguy hiểm, vùng biển sâu thẳm với những bãi cạn và rạn san hô bao quanh một phần quần đảo Trường Sa. Từ đại bản doanh với độ sâu trên 2.500 mét, các tàu ngầm này có thể đe dọa toàn bộ lục địa Mỹ, sẽ được đưa vào hoạt động vào khoảng 2030. Như vậy không có gì ngăn được Tập Cận Bình thực hiện giấc mơ tấn công Đài Loan. 

Bông Lau – Hoa Kỳ : Vụ án Kyle Rittenhouse

14/11/2021

Alan Dershowitz: Kyle Rittenhouse Should Be Acquitted, Should Sue Media Outlets

USJack Phillips Nov 14, 2021

Giáo sư luật danh dự của Harvard Alan Dershowitz lập luận rằng Kyle Rittenhouse “nên được trắng án” khi giết hai người đàn ông và làm bị thương một người thứ ba trong cuộc bạo loạn và biểu tình năm ngoái ở Kenosha, Wisconsin, và anh ta nên nộp đơn kiện phỉ báng chống lại các phương tiện truyền thông cho rằng anh ta có tội.

Vụ án này đang hâm nóng lại sự chia rẽ ý thức hệ và chính trị rối rắm của nước Mỹ. Cánh tả nhìn anh bạn trẻ Kyle Rittenhouse là tội phạm nguy hiểm cần phải kết án nặng. Cánh hữu coi bị cáo Kyle Rittenhouse là anh hùng và phải được tha bổng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét