Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 16 tháng 11 năm 2021

 


Khánh Hòa bỏ tù Facebooker Nguyễn Trí Gioãn vì ‘tuyên truyền chống nhà nước’ VOA

Đà Nẵng: Dân bị công an triệu tập sau khi bắt chước “thánh rắc muối” RFA

15/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1xoCN_-F-OWOHT30Ckx9voLAJ6wb0EIX_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tòa án của tỉnh Khánh Hòa hôm 15/11 tuyên án 7 năm tù giam đối với ông Nguyễn Trí Gioãn, 42 tuổi, sau khi tòa đi đến kết luận rằng ông phạm tội “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, báo chí trong nước loan tin.

Ông Gioãn sẽ còn phải thi hành hình phạt bổ sung là bị quản chế tại nơi cư trú trong thời hạn 3 năm sau khi ông mãn hạn tù, theo bản án của tòa, được báo chí Việt Nam dẫn lại.

Theo tìm hiểu của VOA, ông Gioãn, một nông dân làm nghề nuôi trồng thủy sản, bị bắt hồi tháng 1 năm nay.

 Dân chủ hóa Việt Nam : Chương trình hành động

Hồng Nhân

15/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1298zRoGaeymkEaQNamr5_9MFiUb76v1z/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Xét rằng việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là nhu cầu cấp thiết cho dân tộc Việt Nam, đây là một cơ hội biến đổi toàn diện đất nước trong hệ thống nhân quyền quốc tế nhằm xây dựng một Thể chế Dân chủ Phổ quát. 

Khẳng định rằng quyền con người mặc nhiên từ phẩm giá của mỗi nhân vị khi sinh làm người và đáng được hưởng các quyền tự do cơ bản, đồng thời có bổn phận cùng trách nhiệm với cộng đồng trên nền tảng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948. 

Lời nói đầu Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định niềm tin vào các quyền cơ bản của con người cụ thể, nhân phẩm và giá trị của con người, các quyền bình đẳng của nam và nữ thuộc các quốc gia khác nhau!

Gió Bấc  - Tiêm đủ vacxin vẫn chết nhiều: Lời giải cho thần chú “vacxin tốt nhất là vacxin sớm nhất”

15/11/2021

https://docs.google.com/document/d/17CPiggCkZIVt7MbbiYEGO01MNrVrZiVk/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau thắng lợi vĩ đại “chống dịch như chống giặc” về kinh tế, nhận mạng, niềm tin và sức chịu đựng của nhân dân, lãnh tụ anh minh đã chuyển sang “sống chung với dịch” bằng thần chú “vacxin tốt nhất là vacxin sớm nhất” giúp bạn vàng tiêu thụ hàng chục triệu liều vacxin ế ẩm, tạo ra con số ảo rất đẹp về tỉ lệ phủ vacxin, bất chấp những thực tế và các nghiên cứu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vaccin Tàu rất kém. Hiện nay, số ca nhiễm Covid 19 lại tăng nhanh. Đặc biệt đáng lưu ý là tỉ lệ tử vong cao trong đó có nhiều người đã tiêm đủ vacxin. Thêm đám mây đen mới cho dân tôc khi khoa học dịch tễ chỉ là bình phòng, chống dịch là trò chơi chính trị

Tô Lâm ‘bị cài bẫy’?

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

15/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1NRED2DArYYjBR2gAWCIcolhEhvT204fd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng (trái) là cha ruột của Đại tá Nguyễn Duy Linh vừa mới bị xét xử vì nhận hối lộ 5 tỷ đồng của Phan Văn Anh Vũ

Vậy là một lần nữa, thiên hạ lại có thể tự do tiếp cận cái Clip ấy thoải mái.

Rõ ràng, ở đây có mối tương quan giữa lực chặn và lực đẩy.

Đàn em nằm vùng của Tô Lâm được lệnh “chặn” cái Clip làm hại chủ, ngược lại các thế lực muốn “hất” Tô Lâm lại muốn “đẩy tiếp” cái Clip ấy lên mạng.

Điều thú vị tiếp theo là các thế lực muốn “hất” gã công an Tô Lâm đã có dấu hiệu xuất hiện công khai trên truyền thông trong nước.

Đỗ Duy Ngọc – Chuyện tài sản bất minh ở xứ ta.

15/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1noQ3uVeQgSglSynKUCEKvdYjju-rRaRx/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhưng giờ lấy gì minh bạch, có thằng tham nhũng nào mà tự khai, chẳng có ai cầm dao tự cắt mình, chẳng có ai lại đi bấm nút để đồng tình việc tịch thu tài sản của mình. Bàn biện pháp ngăn ngừa ăn trộm với thằng ăn cắp thì cũng bằng thừa. Thế mới thấy cán bộ ta đụng đến quyền lợi cá nhân là phân hoá rõ ràng ngay.

Do vậy, họp thì cứ họp, bàn thì cứ bàn nhưng sẽ chẳng đi đến đâu. Chuyện chống tham nhũng ở xứ ta là chuyện dài lắm chuyện, rối như tơ, khó mà gỡ bởi anh chưa bị lộ ngồi xử thằng bị lộ. Rốt cuộc chẳng có luật nào rõ ràng, minh bạch để xử cả.

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng  - Phỏng vấn Nguyễn Văn Canh

15/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1uBPWMrS69o5OqM2008qHKVPzajO1dmCA/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nguyễn Văn Canh là cựu giáo sư Đại học Luật khoa Sài Gòn, Tổng thư ký Chính trị bộ kiêm Tổng ủy viên Tư vấn đảng Đại Việt Cách Mạng từ 1965 đến 1975.  Ông hiện là Giám Đốc Indochinese Training and Empoloyment Center, San Jose, CA.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại San Jose, California ngày 23/6/1986 tại văn phòng của giáo sư Nguyễn Văn Canh

Người thực hiện:  Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư chính trị học, Đại Học George Mason. 

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 16 tháng 11 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1WQRnOx2plZAEbQlV9tN7ayXcLKGxPH3q/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung : Vẫn đối đầu gay gắt trên vấn đề Đài Loan. RFI

Điện đàm Mỹ-Trung: Ông Biden nêu vấn đề nhân quyền, ông Tập cảnh báo về ‘lằn ranh đỏ’ Đài Loan. VOA

16/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1_IhDNmB6YtZUxHdLhvwwzBj9RJ7uDJpd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Từ Washignton, thông tín viên Guillaume Naudin gởi về bài tường trình :

« Tập Cận Bình và Joe Biden đã quen biết nhau từ lâu. Trước đây, khi còn chưa lên nắm quyền lãnh đạo tối cao, hai ông đã từng nói chuyện với nhau hàng giờ. Cho nên, họ đã một lần nữa nói chuyện với nhau đến gần 4 tiếng đồng hồ.

Nhân vật lãnh đạo số một của Trung Quốc có tỏ vẻ vồn vả với người « bạn cũ » thì cũng hoài công, vì quan hệ cá nhân và những lời lẽ thân mật giữa hai ông vẫn không có nghĩa lý gì so với các lợi ích của hai cường quốc đối địch.

Tình trạng thiếu hụt lao động tại Mỹ

Thanh Hà / RFI

16/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1HKKmolZZ3NW2xrqfeT1ykfLfFabnFAEq/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhưng trước hiện tượng khan hiếm lao động liệu rằng Hoa Kỳ có phải nới lỏng chính sách nhập cư đón nhận lao động nước ngoài hay không ?

Nhà báo Phạm Trần : « Tôi không nghĩ điều đó bởi Mỹ có đủ công nhân. Đòi hỏi về những phúc lợi xã hội là đòi hỏi chung, không chỉ có chính phủ, hay Quốc Hội phải đáp ứng mà ngay cả các công ty cũng phải thỏa mãn những đòi hỏi đó của giới làm công ăn lương. Thêm vào đó như vừa nói, gói kích cầu 1.200 tỷ đô la để nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ phải tuyển dụng thêm người làm việc mà đó là những người có chuyên môn, là những sinh viên trẻ … Những đòi hỏi cải thiện điều kiện của người lao động sẽ phải được quan tâm. Hiện tại người ta lo rằng làm thế nào ngân sách Nhà nước không bị thâm thủng quá đáng để rồi bắt dân trả thêm thuế ».

Kinh tế thế giới có quay lại bình thường trong năm 2022?

Nguồn: “Will the world economy return to normal in 2022?”, The Economist, 8/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

https://docs.google.com/document/d/1uJyhmaMFO7r7moI0J3kx5h2cG4Vc1C-w/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Liệu tình trạng lạm phát đi kèm tăng trưởng đình trệ (stagflation) đang tác động lên nền kinh tế thế giới có kéo dài? Trong suốt năm 2021, các ngân hàng trung ương và hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng các yếu tố khiến lạm phát tăng đi kèm tăng trưởng chậm sẽ chỉ mang tính tạm thời. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng sẽ được khơi thông, giá năng lượng sẽ quay trở lại mặt đất, và công nhân ở các nước giàu trên thế giới đang không tham gia lực lượng lao động — vì những lý do không ai hiểu rõ — sẽ quay trở lại làm việc. Nhưng khi năm 2021 sắp kết thúc, các thị trường tài chính, công chúng và thậm chí chính các ngân hàng trung ương bắt đầu mất dần niềm tin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét