Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 14 tháng 11 năm 2021

 


HRW kêu gọi Mỹ gây sức ép với Việt Nam tại đối thoại nhân quyền

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

14/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1oR70PJfTjCMzQAfBKZBbwLV4ovB7ds1z/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bản thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho nhà báo – nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, bồi thường cho các tổn thất của cô và điều tra về trách nhiệm của những người đã tiến hành việc bắt giam tùy tiện Đoan Trang.

Nhóm chuyên gia nhân quyền gồm có tám người là chuyên gia độc lập và báo cáo viên đặc biệt của LHQ. Trong đó có năm (05) thành viên của Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện.

Nhóm chuyên gia tái khẳng định sự phản đối của họ đối với điều 88 của Bộ Luật Hình sự 1999 (điều 117 của Bộ Luật Hình sự 2015) về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Nguyễn Tuấn - Anh Cả và tiểu thuyết '1984'

13/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1Q7wJcuZ0tpH1s7_uIhusjnb2W3XsXX8u/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong cái nhìn của Orwell, không phải chỉ xã hội chủ nghĩa sẽ thất bại, nhưng một xã hội hiện đại (như ngày nay) và xã hội dân chủ đại chúng cũng sẽ thất bại. Trong xã hội ngày nay, những kẻ cai trị đã có trong tay những kĩ thuật và công nghệ để duy trì quyền lực và kiểm soát dân chúng. Trong xã hội Oceania, người dân tin vào những gì kẻ cai trị (Anh Cả) vì họ không thể nào nói lên những bất đồng chánh kiến, hoặc họ bị tẩy não và không nghĩ ra được một cách diễn giải khác. Có lẽ ý tưởng chánh của Orwell trong 1984 là những kẻ cai trị có khả năng ngăn chận những suy nghĩ độc lập của người dân.

Lời cảnh báo đó vẫn còn tính thời sự. Dù đã gần 80 năm xuất bản, những khái niệm như Newspeak, Doublethink, Anh Cả, Tội phạm Tư tưởng, Cảnh sát Tư tưởng, v.v. vẫn còn liên quan. Ngay cả người dân ở Mĩ, Úc, Anh trong thời dịch bệnh có lẽ đều tìm thấy nhiều sự trùng hợp lạ lùng với những gì mô tả trong 1984. Chính vì thế mà mà '1984' được xem là một kiệt tác, vì mức độ ảnh hưởng của nó xuyên thời gian.

Ts. Nguyễn Hồng Vũ - Thuốc đặc trị cho bệnh COVID-19

13/11/2021

https://docs.google.com/document/d/13cB04xpluymv7CBJ74fs1NKLGADtv469/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đối với vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 cho đến nay chúng ta có 24 loại vaccine đã được cấp phép sử dụng (ít nhất bởi 1 quốc gia) và khoảng hơn 150 vaccine khác đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển ở nhiều giai đoạn nghiên cứu lâm sàng khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ngoài các thuốc sử dụng trong điều trị COVID-19 để làm giảm sốt (các thuốc có chứa acetaminophen) hoặc làm giảm sức mạnh của cơn bão cytokine (các thuốc dạng corticosteroid như dexamethasone) thì các thuốc đặc trị virus (antiviral drug) được cấp phép sử dụng hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay và các kết quả nghiên cứu thường gây nhiều tranh cãi về hiệu quả không rõ ràng hoặc lo ngại về tính an toàn.

Nói tóm lại, nghiên cứu thuốc để điều trị virus là một con đường có rất nhiều chông gai và sử dụng thuốc để điều trị virus cũng luôn cần được cẩn trọng, cân nhắc giữa “nguy cơ & lợi ích” trong từng hoàn cảnh. Ngoài ra, việc có thuốc đặc trị virus không làm cho vai trò của vaccine giảm bớt vì “phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn việc chữa bệnh”.

Lóm  - “Trọc phú” có phải là nhà giàu không có tóc?

Trọc phú không phải là nhà giàu mới nổi như nhiều người lầm tưởng.

14/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1WXD6M08rCK6GKBlOlUEDxciVk08FEMvk/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Người xưa nghĩ ra từ “trọc phú” không phải chỉ để phê phán những ai giàu có. Đó còn là một hình thức phản kháng chống lại những kẻ lợi dụng địa vị, quyền lực để làm giàu bằng những thủ đoạn bất nhân, bất nghĩa.

Người dân có thể không đủ quyền lực để đối chọi trực tiếp với chúng, nhưng thông qua ngôn ngữ – công cụ mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng – họ luôn sẵn sàng thể hiện thái độ đối nghịch của mình.

Dùng hình ảnh sâu bọ trong đầm lầy để chỉ những kẻ như vậy vì thế giống như một “lời nguyền”: cho dù có đục khoét cướp bóc được bao nhiêu tiền của thì mãi mãi vẫn không thể làm những người đàng hoàng và trong sạch.

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng  - Phần giới thiệu Đại Việt Quốc Dân Đảng

13/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1qlnVa_LdHR-hm8hOPBZcwv_pZxacK-Qv/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Quyển I: Đại Việt Quốc dân Đảng 

Phần giới thiệu Đại Việt Quốc dân Đảng

Đại Việt Quốc Dân Đảng được chính thức thành lập ngày 10 tháng 12 năm 1939 với việc công bố Tuyên Ngôn Đại Việt Quốc Dân Đảng. Tuyên Ngôn công bố sự xuất hiện của một “chính đảng thuần túy quốc gia để thống nhất các lực lượng quốc gia chân chính” nhằm “đánh đổ bất cứ một cường quốc nào manh tâm chiếm đất đai Đại Việt, để thực hiện nền độc lập hoàn toàn và vì hạnh phúc chung của toàn dân mà xây dựng nên một quốc gia giàu mạnh.”

Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 14 tháng 11 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1i0-Iuj_kbyFXbl-ZRIkO9qqqYoH3QEmR/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngô Nhân Dụng  - Biden buông ngắn nắn dài

13/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1eV9KvV27xERFVYdG4pyLmQKXKZYfCg1Y/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cử tri Mỹ có 40% thường bỏ phiếu cho một đảng không thay đổi, và 20% chọn một đảng trong mùa bầu cử. Những người này đa số sống ở các vùng “ngoại ô” (suburbs), họ làm chủ ngôi nhà mình ở, lo nuôi dạy con cái. Những vấn đề giáo dục, an ninh trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề tôn giáo sẽ trở thành đề tài tranh cử trong năm tới. Trong mấy tháng qua, các cử tri này vẫn chưa biết rõ các đạo luật Hạ tầng Cơ sở và BBB của chính phủ Biden ích lợi thế nào. Nhưng họ chỉ thấy cảnh chia rẽ trong đảng Dân chủ khiến các dự luật bị trì hoãn! Ông Biden sẽ phải thay đổi các hình ảnh tai hại đó.

Bình Phương  - Hội nghị COP26 đạt thỏa thuận giảm dần nhiên liệu hóa thạch

13/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1R6NXLhv3nr6TqbQs_mvK0wdQJwgaO_yb/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Có một kịch tính vào phút cuối khi Ấn Độ, được sự hậu thuẫn của Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào than đá, đưa ra lời phản đối một điều khoản trong văn bản của thỏa thuận và sau đó điều khoản này đã được sửa đổi một cách vội vã, yêu cầu các nước đẩy nhanh nỗ lực “giảm dần” thay vì “loại bỏ dần” việc phát điện bằng than đá. Bộ trưởng Môi trường và Khí hậu Ấn Độ, Bhupender Yadav, nói việc sửa đổi từ ngữ là cần thiết để phản ánh “hoàn cảnh của các nền kinh tế mới nổi.” “Chúng tôi đang trở thành tiếng nói của các nước đang phát triển,” ông Yadav nói với hãng tin Reuters, và thêm rằng các cuộc đàm phán COP26 đã yêu cầu “loại bỏ” than đá trong khi không đưa ra lời kêu gọi tương tự cho việc loại bỏ dầu mỏ hoặc khí tự nhiên, cũng là những loại nhiên liệu hóa thạch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét