Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 18 tháng 11 năm 2021

 


Mỹ - Trung tranh đấu, Biden có bỏ quên nhân quyền ở Việt Nam?

17/11/2021

https://docs.google.com/document/d/17KQXfeLMIOYZLKayzHJ9fg0GkYInxdXu/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Joshua Kurlantzick, nhà nghiên cứu về Đông Nam Á ở Council on Foreign Relations (CFR), Washington, DC, nói với BBC News Tiếng Việt rằng tầm nhìn chiến lược đang là ưu tiên hàng đầu.

"Mặc dù chính quyền Hoa Kỳ, ở một mức độ nào đó, sẽ tập trung vào nhân quyền, nhưng tôi không nghĩ đó sẽ là ưu tiên trong quan hệ với Việt Nam, bởi vì các khía cạnh chiến lược của mối quan hệ Việt - Mỹ ở thời điểm này vượt trội hơn hầu hết các vấn đề khác, bao gồm cả vấn đề nhân quyền."

Trần Trung Đạo – Ăn thịt bò nhớ Mác

17/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1_h191klAbsHhVwprD-NvnEPfE3d4nlMN/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hai thành phần tin đảng CS nêu trên khác nhau về cách thể hiện và biện luận nhưng bản chất nô lệ vào đảng CS vẫn giống nhau vì cả hai đều là kết quả của chính sách nhồi sọ có hệ thống. Bài viết này không nhắm vào một thành phần khác tạm gọi là “thành phần phên giậu” biết đảng sai nhưng vẫn phò vì bổng lộc.

Khát vọng tự do của mọi con người trên trái đất đâu cũng giống nhau nhưng các điều kiện lịch sử và văn hóa đã làm cho cuộc đấu tranh chống chế độ CS tại một nơi chậm hơn vài nơi khác. Điều này đòi hỏi những người Việt quan tâm đến vận nước, ngoài đức độ và tài năng, còn phải có thêm tính kiên nhẫn để soi sáng con đường trước mặt. Đó là con đường dân chủ cho Việt Nam và không có con đường nào khác.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 18 tháng 11 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/16yd0NLus1ZqUcIKftGr4EfhlHQew2Lw3/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lê Thành Nhân - Joe Biden trực tuyến với Tập Cận Bình gần 4 giờ để làm gì?

Việt Quốc

17/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1KTh1yTmH-_sQY-GwISwi-tyo8YCYFp2O/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ông Joe Biden, sau khi tuyên thệ làm chủ Tòa bạch Ốc, đã năng nổ phục hoạt Bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn), Thành lập Bộ Tam Quân Sự (Anh,Mỹ, Úc – AUKUS), không làm Tập nao núng chút nào. Tập vẫn lù lù tiến tới khiêu khích chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương” tự do và rộng mở không một chút nể mặt. Nếu tình trạng kéo dài thì sự va chạm dù muốn dù không cũng sẽ phải xẩy ra. Có lẽ Mỹ muốn làm dịu tình hình như Joe Biden đã nói với Tập lúc mở đầu câu chuyện: “Như tôi đã nói trước đây, đối với tôi, trách nhiệm của chúng tôi với tư cách là các nhà lãnh đạo của Trung Cộng và Hoa Kỳ là bảo đảm rằng sự cạnh tranh giữa các quốc gia của chúng tôi không trở thành xung đột, cho dù có chủ đích hay ngoài ý muốn”.

Nói chuyện gần 4 giờ “cả hai đã dành một thời gian nhiều khủng khiếp – xem ra có vẻ như đã giải quyết nhiều công việc mà cả thế giới đang ngóng tin. Nhưng không! Vẫn như cũ vì cả hai nhà lãnh đạo chưa từng tự mình đặt câu hỏi và suy nghiệm “người đàn ông mà mình đang đối thoại gần 4 giờ đang nghĩ gì?”

Thượng đỉnh Biden-Tập ‘không có kết quả gì lớn’

VOA Tiếng Việt

18/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1u3DdJBDLopQAdaLGTVHydxW_pUSn4usj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Xây dựng hình ảnh cho ông Tập

Đối với Bắc Kinh, hình ảnh của cuộc họp ít nhất cũng quan trọng như nội dung của nó.

Tại Bắc Kinh, ông Tập được nhìn thấy dự họp trong một hội trường được sơn vàng, trải thảm đỏ ở Đại lễ đường Nhân dân. Gương mặt ông Tập và ông Biden nằm cạnh nhau trên một màn hình lớn phát trực tiếp cuộc họp, trong khi các lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm cả ông Tập, ngồi cách hàng mét ở phía bên kia hội trường – cách bài trí khác rõ rệt so với phía Mỹ trong phòng Roosevelt ở Tòa Bạch Ốc.

“Theo nghĩa nào đó, nó mang lại cho Trung Quốc thể diện, địa vị - vị thế siêu cường. Ông Biden chấp nhận nói chuyện với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, đề cập đến những vấn đề chính mà cả hai nước cần cùng nhau giải quyết, từ biến đổi khí hậu, Triều Tiên đến Afghanistan, ông Cabestan nói thêm.

Kế hoạch Cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ có thể gây lạm phát lớn

The United States Infrastructure Plan May Be Hugely Inflationary

Daniel Lacalle

Chánh Tín biên dịch

17/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1r_nvGzIIyqK0EXuIDbPYbhIkzwmiENnA/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Toàn bộ kế hoạch này cho thấy “nhu cầu nhiều hơn về dầu, khí đốt, đồng và nhôm”: 110 tỷ USD chi tiêu mới cho cầu đường, 73 tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng điện, 66 tỷ USD cho đường sắt, 65 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng băng thông rộng và 39 tỷ USD cho vận chuyển.

Cơ sở hạ tầng này có cần thiết không? Có lẽ. Nhưng sẽ là một ý tưởng tốt hơn nếu trình bày kế hoạch này với sự nhấn mạnh hơn vào việc cho phép khu vực tư nhân điều chỉnh nó theo thực tế của cung cầu, chứ không phải như một cách chi tiêu-chỉ-để-tiêu-tiền nhằm tăng GDP danh nghĩa mà không hiểu rủi ro đối với lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực chiếm tới 67% nền kinh tế Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ kêu gọi các nước mở kho dầu dự trữ để hạ giá xăng

Bình Phương

17/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1RxLhCubVZD-M8EnXYqGKJK71ePA7Vpj-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Yêu cầu phối hợp mở kho dầu dự trữ cũng phản ánh sự thất vọng của Mỹ đối với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của tổ chức này, những người đã từ chối các yêu cầu lặp đi lặp lại từ Washington, yêu cầu đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu của họ.

Tổ chức OPEC, do Arab Saudi dẫn đầu và các đồng minh của họ do Nga dẫn đầu, đã tăng thêm khoảng 400,000 thùng dầu mỗi ngày vào thị trường, nhưng từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Biden yêu cầu tăng nhanh hơn nữa vì cho rằng nhu cầu phục hồi có thể rất mong manh.

Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo hôm Thứ Ba cho biết ông dự kiến sau Tháng Mười Hai thị trường dầu sẽ chứng kiến sự dư thừa nguồn cung.

Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines

Nguồn: Aries A. Arugay, “The 2022 Philippine Elections: Like Father, like Daughter-te”, Fulcrum, 17/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://docs.google.com/document/d/1lxPta5WUNgWxSuwLB-qKsSEDOETUoRPD/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một tác động rõ ràng của việc liên minh ủng hộ Duterte bị chia rẽ là sự cải thiện vị thế của phe đối lập, đặc biệt là Phó Tổng thống đương nhiệm Leni Robredo, người cũng đang tranh cử chức tổng thống. Mặc dù trước mắt vẫn sẽ là một chặng đường khó khăn đối với các ứng cử viên tự do và ủng hộ dân chủ, nhưng việc khối cử tri ủng hộ Duterte bị chia rẽ sẽ giúp cán cân nghiêng về phía có lợi cho họ hơn.

Các cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 2022 mang lại cho cử tri một sự lựa chọn rõ ràng giữa việc duy trì chính phủ dân túy-độc tài do Duterte và các đồng minh của ông duy trì, và khôi phục nền chính trị đất nước theo hướng tự do-dân chủ hơn. Một quyết định cho tương lai của Philippines chưa bao giờ quan trọng hơn thế.

Lương Thái Sỹ  - Meghan Markle trước sự “ngấu nghiến” của truyền thông lá cải

Cuộc chiến của Nữ công tước Sussex với các tờ báo lá cải và những kẻ quấy rối trên mạng xã hội vẫn bùng nổ như chưa bao giờ chấm dứt…

16/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1cDTamas-7B0-JT2Iimv3YrDXG9uQx4iq/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Điểm trọng tâm của vụ kiện “The Mail on Sunday xâm phạm quyền riêng tư” của Meghan là bức thư riêng cô viết cho cha mình vào Tháng Tám, 2018, trong đó cô cầu xin ông đừng trả lời phỏng vấn báo chí. Việc Meghan lo bức thư này rò rỉ đến tay các báo lá cải đã trở thành hiện thực. Trong trường hợp Meghan, nỗ lực chống lại các hành vi xâm phạm quyền riêng tư và bôi nhọ đã phải trả một cái giá rất đắt mà đa số phụ nữ da đen không thể trả được. Sự mất nhân tính và sự căm thù phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính nhắm vào Nữ công tước đã gây ra những hậu quả tàn khốc về tinh thần, tình cảm và thể chất, căng thẳng dẫn đến sẩy thai vào mùa hè năm ngoái. Vụ kiện của Meghan đại diện cho điều mà rất nhiều phụ nữ nói chung mơ ước có thể làm được: phản công và giành chiến thắng trước sự bẩn thỉu của truyền thông lá cải.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét