Thương tiếc người thanh niên yêu nước Ngô Đình Thẩm
Ngô Đình Thẩm – Thư gửi chú Nguyễn Xuân Diện và các nhân sĩ trí thức vì đất nước
27/11/2021
Hôm nay, đọc được bản tuyên cáo của chú và các bậc học giả, trí thức tên tuổi cháu cảm thấy rất vui mừng. Trong cái thời buổi xã hội mà trọng lượng tiếng nói của một con người chỉ được cân nặng bằng danh tiếng của anh ta thì những tiếng nói như của chú và các trí thức, học giả đã ký tên trong bản Tuyên Cáo về hành động gây hấn của Trung Quốc là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Chứ những tiếng nói nhỏ bé, lẻ loi như cháu thì có ai nghe. Và cháu hy vọng rằng những tiếng nói như trên sẽ góp phần giúp mọi người Việt Nam biết lắng nghe nhau nhiều hơn, xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu nhau hơn để tiến tới đoàn kết và thống nhất nhằm cứu lấy và nắm giữ cho thật tốt vận mệnh quốc gia.
Nguyễn Văn Nghệ – Đạo đức xã hội sẽ ra sao khi bỏ "Tiên học lễ.."
27/11/2021
“Tiên học lễ” tuy nó quá cũ nhưng nó như một bờ đê ngăn cản “những điều không đúng” trong xã hội: “Phù lễ cấm loạn chi lễ do sinh, do phường chỉ thủy chi tự lai dã” (Lễ là cấm loạn sinh ra, như bờ đê giữ nước không đến vậy- Lễ ký: Kinh giải, XXVI). Will Durant có nhận xét về tác hại của việc phá bỏ đạo đức xưa: “Người nào cho những bờ đê cũ là vô ích và phá bỏ đi thì một ngày kia sẽ bị tai hại của nạn lụt lội” [Will Durant, Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin, tr.342]. Dùng “Lễ” để “ước thúc hành vi của bản thân ta” (Ước ngã dĩ lễ). Người giàu sang biết lễ thì không dâm tàn, không kiêu căng; người bần tiện biết lễ thì không nản chí, không làm bậy; người lãnh đạo có biết lễ thì mới biết trọng dụng hiền tài, biết trị nước, an dân.
Gs. Trần Văn Thọ - Chữ Lễ của hai thủ tướng Nhật Bản
27/11/2021
Tuần trước có câu chuyện của Thủ tướng Kishida Fumio và cựu thủ tướng Suga Yoshihide cũng rất hay, để lại ấn tượng sâu đậm về chữ Lễ. Thủ tướng Kishida muốn gặp cựu thủ tướng Suga để hỏi kinh nghiệm về việc ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát trở lại. Kishida đã định đến văn phòng Suga ở Quốc hội, nhưng ông Suga đã trả lời là chính ông sẽ đến dinh thủ tướng. Kishida xem như tự mình phải đến gặp Suga để tỏ lòng kinh trọng người tiền nhiệm, còn Suga thì cho rằng Kishida là thủ tướng đương nhiệm rất bận nên chính ông phải đi.
Frank Snepp so sánh điệp viên CIA Võ Văn Ba và tình báo CS Phạm Xuân Ẩn
Tina Hà Giang
Gửi bài cho BBC từ Nam California, Hoa Kỳ
28/11/2021
BBC: Ông có thể so sánh Võ Văn Ba với Phạm Xuân Ẩn, điệp nổi tiếng hoạt động cho phe cộng sản Bắc Việt cũng trong cuộc chiến VN?
Frank Snepp: Phạm Xuân Ẩn nói chung là một hacker. Ông ta làm việc chống lại mục tiêu mềm yếu nhất ở miền Nam Việt Nam, đó là giới báo chí. Ông Ẩn thu thập những thông tin có giá trị mà báo chí lấy được từ Đại sứ quán Hoa Kỳ, và chuyển nó cho Bắc Việt.
Nhưng so sánh Phạm Xuân Ẩn với Võ Văn Ba, thì xin đừng làm thế. Võ Văn Ba là thứ thiệt. Ông như nhân vật trong phim James Bond. Võ Văn Ba nằm ở ngay Trung ương Cục Miền Nam của phe cộng sản, đầu não chính của họ ở miền Nam, giống như một điệp viên nằm ngay trong Lầu Năm Góc. So với Võ Văn Ba, Phạm Xuân Ẩn không là gì cả. Ý tôi là, Phạm Xuân Ẩn được ca tụng vì giới báo chí Mỹ kinh ngạc không thể tin được là họ đã bị ông ấy lừa. Vậy à? Nhưng, việc đưa ra đề xuất so sánh hai người, tôi nghĩ, là một xúc phạm với Võ Văn Ba. Thật đấy. Không phải là tôi muốn hạ giá trị Phạm Xuân Ẩn. Tôi biết ông ta là một điệp viên thông minh, nhưng xét về tầm cỡ, ông ấy không thể so với vai trò của Võ Văn Ba.
Lynn Huỳnh - Tự do chính trị và quyền yêu cầu chính trị đa nguyên
28/11/2021
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm nhà nước, các đảng chính trị, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị – xã hội hợp pháp được liên kết với nhau nhằm tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội để củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể cầm quyền.
Tuy nhiên, cách hiểu chung nhất và nhận được nhiều sự công nhận: Hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm các tổ chức như đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội với những quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố đó trong việc tham gia vào các quá trình hoạch định và thực thi các quyết sách chính trị nhằm bảo đảm quyền thống trị của giai cấp, lực lượng cầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội.
Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 28 tháng 11 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Nguyễn Quang Dy - Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?
28/11/2021
Tóm lại, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý đồ thâu tóm Đài Loan vì “lợi ích cốt lõi”, kể từ khủng hoảng Kim Môn, Mã Tổ (1958) đến khủng hoảng eo biển Đài Loan (1995-1996). Trong khi Trung Quốc trỗi dậy thành một siêu cường, thì Đài Loan cũng đã phát triển thành một cường quốc bậc trung hiện đại. Đài Loan là một cục xương khó nuốt hơn nhiều so với Hong Kong, không chỉ vì nó có tiềm lực kinh tế và quân sự đáng kể, mà còn được Mỹ, Nhật và các nước đồng minh khác bảo vệ, vì những lợi ích sống còn trong khu vực.
Nếu Mỹ quyết tâm bảo vệ Đài Loan thì phải tăng cường khả năng “răn đe kết hợp” (integrated deterrence), và điều chỉnh chủ trương “mập mờ chiến lược” để giúp Đài Loan đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc. “Mập mờ chiến lược” không đem lại “ổn định chiến lược”, mà chỉ duy trì “khoảng lặng trước một cơn bão”. Washington đã điều chỉnh chiến lược dưới thời Trump, và nay tiếp tục điều chỉnh chiến lược dưới thời Biden. Nhưng quá trình điều chỉnh chiến lược của Washington để đối phó với Bắc Kinh đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh.
Vĩnh An - Cảnh báo Omicron sắp ‘xuất hiện’, New York ban bố tình trạng thảm họa khẩn cấp
Mỹ, EU và nhiều nước ra lệnh hạn chế đi lại với khu vực phía nam châu Phi
27/11/2021
Trước đó, ngày 25 Tháng Mười Một, Anh là một trong những nước đầu tiên gấp rút áp hạn chế đi lại với sáu nước châu Phi, gồm Nam Phi, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Lesotho và Eswatini. Công dân Anh trở về từ những quốc gia này sẽ phải cách ly.
Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) tổ chức cuộc họp khẩn hôm qua, 26 Tháng Mười Một, hối thúc toàn bộ 27 nước thành viên hạn chế hoạt động di chuyển từ miền Nam châu Phi vì biến thể Omicron. Trước đó, Áo, Czech, Đức, Italy, Cyprus, Hà Lan đình chỉ các chuyến bay từ khu vực này.
Mỹ và Canada cũng siết hạn chế đi lại từ khu vực đang xuất hiện Omicron, các biện pháp của Mỹ sẽ có hiệu lực từ ngày 29 Tháng Mười Một. Giới chuyên gia Mỹ lo ngại Omicron có thể đã xuất hiện và nhận định lệnh cấm người đến từ phía Nam châu Phi không thể ngăn ngừa sự xâm nhập. Đây là lúc giới chức y tế Mỹ và các hãng dược phẩm có thêm thời gian nghiên cứu về Omicron và cách đối phó biến thể mới.
Lâm Văn Bé – Từ kỳ thị tù nhân đến kỳ thị hệ thống ở Québec
27/11/2021
Viết về kỳ thị như viết chuyện dài «nhân dân tự vệ». Viết về chuyện kỳ thị tại một địa phương lại càng vô duyên hơn vì chuyện kỳ thị có trăm hình vạn trạng, xảy ra khắp năm châu bốn biển và càng ngày càng thêm dữ dội. Ngoài ra, kỳ thị là một căn bịnh của con người. Vẫn biết thế, người viết muốn dùng một vài hình thái điển hình của căn bịnh để chia sẻ cùng bạn đọc nỗi niềm cố không ta thán mà cũng không oán giận bởi lẽ con người vừa là nạn nhân mà cũng vừa là tác nhân của kỳ thị. Giảm thiểu, chớ không bao giờ chấm dứt kỳ thị không phải bằng bạo lực mà bằng giáo dục. Giáo dục mỗi người và mọi người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét