Việt Nam: ExxonMobil rút khỏi dự án Cá Voi Xanh 'sẽ không chỉ có tác động kinh tế'
Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt
4 tháng 11 2021
Ai sẽ tiếp quản mỏ Cá Voi Xanh?
ExxonMobil sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ 64% cổ phần dự án (khâu thượng nguồn) cho phía chủ nhà PetroVietnam hoặc một đối tác tiềm năng khác, theo nhận định của ông Nguyễn Lê Minh với BBC.
Để được chuyển nhượng quyền điều hành mỏ khí Voi Xanh, Việt Nam cần đàm phán với ExxonMobil và cần bỏ ra ít nhất hơn 300 triệu đôla đền bù.
Trong trường hợp đàm phán thất bại, ExxonMobil có quyền về mặt pháp lý để chuyển nhượng dự án Cá Voi Xanh cho một bên thứ ba.
Bên thứ ba này, không loại trừ có thể rơi vào tập đoàn dầu khí Trung Quốc vì họ có tiềm lực và cũng đã bày tỏ sự quan tâm tới mỏ Cá Voi Xanh, theo ông Nguyễn Lê Minh.
Thủ tướng thăm châu Âu về xử Đoan Trang thế nào?
Phân tích của Trần Bình
03/11/2021
Nghịch lý và sức ép
Nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho biết các cáo buộc chống lại bà Phạm Đoan Trang xuất phát từ ít nhất ba báo cáo nhân quyền, mà bà là đồng tác giả, cũng như các trả lời phỏng vấn với một số hãng truyền thông nước ngoài. Ba báo cáo bao gồm báo cáo về thảm họa môi trường biển Formosa năm 2016 (liên quan đến công ty Đài Loan Formosa), Luật về tôn giáo năm 2016 và về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nói chung. Các chuyên gia nhận định: “Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1999, mà bà Phạm Đoan Trang bị buộc tội, được định nghĩa một cách mơ hồ và vi phạm các chuẩn mực nhân quyền quốc tế”.
Bình Phương - Mỹ và Iran tranh cãi vụ bắt giữ tàu dầu Việt Nam
Việt Nam đàm phán với Iran về vụ tàu nghi chở dầu lậu bị Iran bắt giữ / RFA
03/11/2021
Việc Iran bắt giữ tàu Sothys cũng là vụ mới nhất trong một chuỗi các vụ đánh cướp tàu dầu và các vụ nổ làm rung chuyển Vịnh Oman, nằm gần eo biển Hormuz, cửa hẹp ra vào Vịnh Ba Tư, nơi có 1/5 tổng số dầu của thế giới đi qua.
Bình luận thông tin của Iran về sự cố tàu Sothys, ông John Kirby, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói “Đó là một tuyên bố không có thật. Vụ bắt giữ duy nhất là do Iran thực hiện”. Ông từ chối nêu quốc tịch của con tàu bị bắt giữ mà cho rằng việc thảo luận về số phận của nó là tùy thuộc vào quốc gia sở hữu.
Các quan chức tại Đại sứ quán Việt Nam tại Washington đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Trần Trung Đạo – Người Việt tự do có nên nhận mình là "bên thua cuộc"?
03/11/2021
Suốt 20 năm, quân dân miền Nam đã phải chiến đấu trong cuộc chiến tự vệ mà họ không chọn lựa. Miền Nam Việt Nam là nạn nhân của đảng CSVN chứ không “thua cuộc”.
Hàng ngàn người dân vô tội chết ở Huế trong Tết Mậu Thân không “thua cuộc” với ai cả, họ chết vì bị chôn, trong nhiều trường hợp bị chôn sống.
Các em bé chết trong tay mẹ ở nhà hàng Mỹ Cảnh không “thua cuộc” với ai cả, các em bị giết bằng bom của đặc công CS tối 25, tháng 6, 1965.
Những em bé học sinh tuổi mới lên mười ở trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường không “thua cuộc” với ai cả, các em chết oan ức vì đạn pháo kích sáng ngày 9 tháng 3, 1974.
Những bà mẹ che đạn cho con bằng chiếc nón lá và những bà mẹ gánh con chạy giặc trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” 1972 không “thua cuộc” với ai cả, nước mắt của các mẹ là máu chảy nhiều năm.
Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia bị CS cưỡng chiếm và một ngày sẽ được phục hồi. Ngày phục hồi không chỉ Miền Nam thôi mà cả nước Việt Nam sẽ yên vui dưới chế độ Cộng Hòa.
Nguyễn Lê – Những mẩu chuyện về Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và cựu hoàng Duy Tân
Kỳ 2 : Từ vụ Hà Thành đầu độc...
02/11/221
Bài báo tiếp theo của tờ Le Radical, số ra ngày 10.5.1913 đăng một bản tin chi tiết hơn về việc ngay trong tháng 5.1913, nhà cầm quyền Pháp bắt giữ được một người tìm đường vượt biên từ Lạng Sơn sang Trung Quốc. Khi khai báo, kẻ này tự nhận là thủ phạm vụ ném bom ở Hà Nội theo sự “xúi giục” (nguyên văn: instigation) của Kỳ ngoại hầu Cường Để, anh cũng khai là trốn sang Trung Quốc để bắt liên lạc với cụ Phan Bội Châu. Tờ báo Pháp không nêu rõ tên người bị bắt, song có thể đoán là Nguyễn Khắc Cần, ông bị Pháp xử tử không lâu sau đó.
Một điều thú vị nữa là cột báo của tờ Le Radical ngày 10.5.1913 có đăng ảnh Kỳ ngoại hầu Cường Để, bức ảnh lần đầu tiên được tìm thấy, vì in trên báo giấy năm 1913 nên không được rõ nét, song là một ảnh tư liệu quý về nhà cách mạng này.
Khi xảy ra vụ ném bom, Kỳ ngoại hầu đang có mặt ở Nam kỳ, ông ẩn lánh kỹ, không bị lọt vào mắt của mật thám Pháp, còn cụ Phan Bội Châu thì ở ngoài nước. Song cả Kỳ ngoại hầu và cụ Phan Bội Châu đều bị tòa án của thực dân Pháp kết án tử hình khiếm diện.
Tin tức thế giới ngày Thứ năm 04 tháng 11 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Lê Thành Nhân - Tại sao Mỹ lo sợ trước việc Trung Cộng thử nghiệm vũ khí siêu thanh?!
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
03/11/2021
Các nhà khoa học Hoa Kỳ nhận định các chương trình như cảm biến không gian theo dõi siêu âm và đạn đạo sẽ rất quan trọng để ngăn chặn vũ khí siêu thanh của Trung Cộng. Khi có khả năng theo dõi được đường đi nước bước của vũ khí siêu thanh của đối phương thì có khả năng phá hủy nó trước khi bay vào nước Mỹ.
Có hai điều kiện để con người có thể làm nên tất cả đó là tài chánh và trí tuệ. Nước Mỹ là quốc gia duy nhất có đủ hai điều kiện này. Mỹ có Ngân Sách Quốc Phòng hằng năm khổng lồ, và có trí tuệ khoa học đứng đầu thế giới. Tại sao Mỹ hôm nay lại phải đi sau và phải chạy đua vũ khí siêu thanh với Trung Cộng và Nga?
Chỉ có những thành phần lãnh đạo vô trách nhiệm và làm việc lề lối “QUAN LIÊU’ mới đưa nước Mỹ đến tình trạng đáng trách như ngày hôm nay.
Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?
Nguồn: Joseph Nye, “When It Comes to China, Don’t Call It a ‘Cold War’”, The New York Times, 02/11/2021.
Biên dịch: Trần Hùng
Những người bi quan nhìn vào quy mô dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc rồi tin rằng Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế. Nhưng nếu chúng ta coi các đồng minh của mình như tài sản giá trị, thì sức mạnh tổng hợp về quân sự và kinh tế của các nền dân chủ liên kết với phương Tây – gồm Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản – sẽ vượt xa sức mạnh của Trung Quốc trong suốt thế kỷ này.
Tổng thống Biden đã đúng khi cho rằng luận điệu Chiến tranh Lạnh có nhiều tác động tiêu cực hơn tích cực. Nhưng ông cũng cần đảm bảo rằng chiến lược Trung Quốc của mình sẽ phù hợp với bối cảnh một trò chơi ba chiều.
Lực lượng lao động đang suy giảm của Hoa Kỳ là một vấn đề nan giải cho các nhà kinh tế
Emel Akan
04/11/2021
Theo một phân tích gần đây của ông Miguel Faria e Castro, một nhà kinh tế cấp cao tại Fed St. Louis, có hơn 3 triệu người “nghỉ hưu vượt mức.”
Ông Faria e Castro cho biết một số lý do, bao gồm rủi ro sức khỏe và sự nâng cao đáng kể các định giá tài sản, có thể đã thúc đẩy những người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh sớm rời bỏ lực lượng lao động.
Các biện pháp kích thích tài chính đáng kể do Quốc hội và Fed cung cấp đã tiếp tục thúc đẩy cổ phiếu và giá nhà trong thời kỳ đại dịch, khiến việc nghỉ hưu của mọi người trở nên khả thi hơn.
Ông Faria e Castro nói: “Các lý thuyết tiêu chuẩn về hành vi hộ gia đình dự đoán rằng khi người ta giàu hơn, họ làm việc ít hơn.”
03/11/2021
Trong khi đó ứng cử viên Dân Chủ Terry McAuliffe bỏ nhiều thời gian để nói xấu đối thủ, và dùng thuyết âm mưu nói Glenn Youngkin là bộ máy cầm quyền của Donald Trump, thay vì nói tốt về chính sách cầm quyền của mình. Ứng cử viên Terry McAuliffe còn huy động đại pháo đến bắn yểm trợ cho mình như cựu Tổng Thống Obama, Tổng Thống Joe Biden, Phó Tổng Thống Kamala Harris đến chửi bới đảng Cộng Hòa và chụp mũ Glenn Youngkin là đệ tử của cựu Tổng Thống Trump.
Rất tiếc dân Virginia không đến nỗi ngu và rất chán chường với cảnh chia rẽ xâu xé ý thức hệ của dân Mỹ mấy năm qua. Họ muốn nghe những điều thực tế trong cuộc sống của tiểu bang và tình đoàn kết cố hữu của người Mỹ. Hơn nữa khi phải chứng kiến các chính sách cầm quyền của Tổng Thống Joe Biden làm nước Mỹ tan nát như hiện nay, thì những khẩu đại pháo khổng lồ kia chỉ làm họ thêm sợ hãi mất tin tưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét