Nguyên Sa - Nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc bác bỏ chứng cứ buộc tội Phạm Đoan Trang
Nguyễn Quốc Tấn Trung - Vụ bắt nhà báo Phạm Đoan Trang: “Phán quyết” của Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc có giá trị gì?
Không thể dùng các báo cáo nhân quyền để truy tố một nhà hoạt động.
01/11/2021
Ngày 29/10/2021, nhóm chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hiệp Quốc (LHQ) lên tiếng bác bỏ chứng cứ mà chính quyền Việt Nam dùng để buộc tội Phạm Đoan Trang “tuyên truyền chống nhà nước”. [1]
Nhóm chuyên gia nhận định gì?
Nhóm chuyên gia phản đối việc chính quyền Việt Nam dùng các báo cáo tư liệu về tình hình nhân quyền để truy tố một nhà hoạt động.
Họ đề cập cụ thể đến ba bản báo cáo được nhắc đến trong cáo trạng vụ án Phạm Đoan Trang, gồm: (1) báo cáo về thảm họa môi trường biển năm 2016, (2) báo cáo về luật tôn giáo năm 2016 và (3) báo cáo chung về tình hình nhân quyền Việt Nam. [2]
Tôn Nữ Thu Dung - Trong mịt mù ký ức
31/10/2021
Ký ức sâu đậm nhất còn lại sau rất nhiều năm là hình ảnh con bé áo nỉ đỏ chạy ào tới, ôm choàng sau lưng một người đàn ông mặc quốc phục, reo mừng( trước bao nhiêu đôi mắt ngạc nhiên của nhiều người lớn chung quanh): Ba về, Ba về … để rồi bàng hoàng khi không đánh hơi được cái mùi quen thuộc.
Con bé sững sờ buông tay ra, ngỡ ngàng kinh ngạc òa lên khóc khi người đàn ông quay lại hoàn toàn xa lạ: TỔNG THỐNG.
Tổng Thống đặt tay lên đầu con bé, nhẹ nhàng lay lay cái đuôi tóc bím ngắn ngủn:
- Răng mà khóc rứa hè, Ba con mô rồi?
Ba, cũng mặc quốc phục, khăn đóng, áo dài đen, quần trắng bước tới, ôm con bé vào lòng:
– Con nói đi, con kính chào Tổng Thống.
Trần Văn Đoàn - Giáo dục Việt Nam – cách mạng hay cải cách? Một cái nhìn từ Đài Loan
Phần 1
Viện Hàn Lâm Academia Catholica (Đài Loan) & Học Viện Công Giáo Việt Nam (Việt Nam)
31/10/2021
1. Từ Đài Loan Nhìn Về Quê Nhà
Bài viết này nhắm đóng góp vài ý tưởng cho cuộc cải tổ “toàn diện” của nền giáo dục Việt Nam hiện hành, nên giáo dục Đài Loan (ĐL) được nhắc đến một cách phiến diện như một điểm tham chiếu.[1] ĐL không phải và chưa phải là mẫu mực! Giống Phần Lan, Đại Hàn, Tân Gia Ba (Singapore), Hồng Kông, vân vân, tuy được đánh giá rất ấn tượng, ĐL vẫn đương trong quá trình sửa đổi và phát triển nền giáo dục của họ.
Là người Việt sống và tham dự trực tiếp vào quá trình biến đổi giáo dục tại đây trên 40 năm,[2] tôi chọn ĐL vì thấy hai nước, hai dân tộc, hai lịch sử, và hai nền văn hóa có nhiều điểm gần gũi. Giáo dục Đài trong qúa khứ gần giống y hệt nền giáo dục chúng ta hiện nay. Văn hóa, kinh tế và chính trị của xứ Đài 30 năm trước cũng không khác biệt lắm với thể chế Việt hiện hành. Điểm đáng nói, đó là chỉ sau quãng 10 năm cải cách (1985-1995), họ đã làm cả thế giới kinh ngạc. “Phép lạ kinh tế,” “con rồng nhỏ Á châu,” “chuyển đổi dân chủ thành công,” và những mỹ từ khác dành cho xứ Đài nhỏ bé vẫn chưa phải là tất cả những gì thế giới biết về họ. Ngay cả trong học thuật chiều sâu, ĐL từng vượt trên Trung Quốc, không thua các nước tiên tiến.[3]
Trần Văn Đoàn - Giáo dục Việt Nam – cách mạng hay cải cách? Một cái nhìn từ Đài Loan
Phần 2. Hết
5.3. … đến Cách Mạng Giáo Dục
Hiểu như vậy, tôi xin được bàn về cách mạng giáo dục. Một cuộc cách mạng giáo dục đích thực luôn phải hướng tới những mục đích cao qúy, và áp dụng những phương pháp phù hợp với tính cao qúy này. Do đó, việc đầu tiên cần phải xác định mục đích, và sau đó là phương thế. Những câu hỏi như “ai giáo dục, ai được giáo dục”, rồi “giáo dục điều gì, tại sao phải giáo dục” đều liên quan tới mục đích, trong khi những câu hỏi “làm thế nào, dùng phương pháp gì, phương thế chi, dùng công cụ gì, tổ chức ra sao để có hiệu qủa” đều thuộc vào phương pháp giáo dục.
Khánh Lan - Sự Ảnh Hưởng Của Corovavirus
Ban Tu Thư/TVVN
31/10/2021
Có thể nói đại dịch CORONAVIRUS 19 và biến thể của nó đã đưa đến những ảnh hưởng và hậu quả đáng lo ngại cho thế giới nói chung và cho từng cá nhân nói riêng. Thật vậy, cơn sốt COVID 19 đã mang đi sự sống của hàng triệu người trên thế giới và để lại trong tiềm thức của chúng ta một nỗi kinh hoàng sợ hãi, một đe dọa giết người thầm kín mà y học gọi là “Silent killer“. Một câu hỏi đã gây hoang mang hoảng sợ trong thế giới loài người mà không ai biết trước được câu trả lời: “Bao giờ đến lượt mình?”
Trong bài viết này, chúng tôi xin bàn về 4 lãnh vực chính mà đã chịu ảnh hưởng nặng nề trong mùa đại dịch CORONAVIRUS 19, đó là:
Ảnh hưởng trong lãnh vực tâm lý.
Ảnh hưởng trong lãnh vực y khoa.
Ảnh hưởng trong lãnh vực kinh tế.
Ảnh hưởng trong lãnh vực xã hội.
Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Hiệu quả của vaccine trong gia đình
01/11/2021
Câu hỏi 11: Vaccine không bảo vệ 100. Miễn dịch tự nhiên không bảo vệ 100%. Vậy là trong tương lai chúng ta sẽ có thêm làn sóng dịch mới?
Đáp: Chắc chắn là như thế. Chúng ta sẽ phải sống chung với con virus này. Chúng ta sẽ phải sống chung với hàng loạt con virus khác, vì không có cách nào loại bỏ chúng ra khỏi vũ trụ và đời sống. Tất cả những gì chúng ta làm (vaccine, thuốc) chỉ là giải pháp tạm thời. Qui luật chung là chúng ta càng 'tấn công' chúng thì chúng càng biến hoá nhanh, và chúng ta lúc nào cũng là kẻ thua trận.
Các phúc trình mới cho thấy các đập "gây áp lực" trên thủy sản sông Mekong ở Cambodia
(New Reports Point to Dams 'Stressing' Cambodia's Mekong River Fisheries)
Sun Narin – Bình Yên Đông lược dịch
VOA Khmer – October 23, 2021
Phnom Penh, Cambodia – Kong Kim, một ngư dân ở đông bắc Cambodia, lo ngại cho 5 nắm sắp tới.
“Tôi lo ngại sẽ không còn cá trong tương lai,” một ngư dân 62 tuổi nói với VOA Khmer hồi đầu tuần nầy. “Hiện nay, cá càng ngày càng ít.”
Ông từng đánh cá sông Mekong cho gia đình và bắt đủ cá để bán, ông nói, nhưng ngày nay ông chỉ được 1 hay 2 kg cá nơi ông thường đánh cá trong tỉnh Kratie ở Cambodia. “Trong 2 năm qua, cá đã giảm, và người dân đánh cá ở gần nhà không thể bắt được 1 con.”
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 01 tháng 11 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Ông Tập không dám đánh Đài Loan vì sợ quân đội phế truất ‘người đứng đầu’?
Mạn Vũ
01/11/2021
Liệu có xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan? Chuyên gia đã nhiều lần phân tích về tính ‘bất khả thi’ của việc này như: ĐCSTQ muốn xâm lược Đài Loan nhưng thế và lực không đủ, Trung Quốc còn ‘đói ăn’ và cúp điện triền miên làm sao bung sức ra bên ngoài, hay nếu xảy ra chiến tranh ở Đài Loan thì các quan chức ĐCSTQ sẽ di chuyển người và tài sản khỏi Hoa Kỳ trên quy mô lớn v.v.
Ở một góc nhìn khác, khi phân tích về quân đội Trung Quốc, thì ngày 11/10, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc – Báo Giải phóng quân – đăng một bài viết có tiêu đề: ‘Luôn giữ danh tiết không đoạ lạc’ khuyên mình đứng trung lập trong ‘chính biến cung đình’. Học giả nhìn nhận điều này nói lên rằng, tuy ông Tập là Chủ tịch Quân uỷ trung ương nhưng lại không nắm hết thực quyền trong quân đội. Nếu ông Tập tấn công Đài Loan, chỉ cần quân đội Mỹ tham gia thì quân đội ĐCSTQ không có cơ hội thắng.
Bình Phương - Ngoại trưởng Mỹ-Trung đấu khẩu gay gắt về Đài Loan
31/10/2021
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đấu khẩu gay gắt chung quanh vấn đề Đài Loan trong cuộc họp vào hôm nay Chủ Nhật 31 Tháng Mười. Cả hai bên đều đưa ra cảnh báo chống lại các hành động có thể làm leo thang căng thẳng hơn nữa trên eo biển Đài Loan.
Trong cuộc gặp kéo dài một giờ với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển nhất (G20), Ngoại trưởng Blinken đã nói “rõ ràng” rằng Washington phản đối bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào của Bắc Kinh đối với hiện trạng (status quo) ở quần đảo Đài Loan, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét