Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 20 tháng 11 năm 2021

 


Tưởng Năng Tiến – Cô Thảo & Chú Lâm

https://docs.google.com/document/d/1vVqbH0wa-hZSrJkjWQT-NN2WkPEi1mzx/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bỉnh bút Nguyễn Trường Sơn (VNTB) trấn an: “… phía sau ngài Tô Lâm là thể chế độc đảng, là 95 triệu dân răm rắp tuân lệnh, là Bộ Chính trị đứng trên hiến pháp, là nền báo chí một chiều, là nền tư pháp luật là tao, tao là luật, là một quốc hội có 95% là đảng viên của một đảng chính trị.” Đảng và Nhà Nước, chắc chắn, sẽ không bao giờ đụng chạm gì tới “cái lá chắn” của chế độ này cả. Khỏi có lo đi.

Tuy thế, nếu tôi là chú Lâm thì tôi sẽ nhẩy cầu Long Biên cho nó xong đời. Chớ sống gì nổi nữa, hả Trời!

Trò chuyện với “Thánh rắc hành”, trước giờ nhận giấy triệu tập lần 3

20 tháng 11, 2021

https://docs.google.com/document/d/1JHByl_d25W33by93CVNv-MLev4krUMOz/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ở Việt Nam, lâu nay, những người từng xuống đường chống Trung Quốc hoặc tham gia các hoạt động xã hội dân sự luôn kể về các kinh nghiệm, cho biết rằng cuộc đời của họ thường không bình yên sau khi đã hành động với lẽ phải và sự thật.  Công an địa phương thường phục lẫn không thường phục thường rất hay, quấy rầy những người như vậy. Có những người đã chọn cuộc sống im lặng, để chăm sóc cho gia đình của mình thì họ vẫn không nhận được những sự đối đãi đúng mức đối như với một công dân bình thường trong đời sống. Việc chứng nhận giấy tờ, xin cho con đi học, thuê nhà… luôn luôn gặp những trở ngại với những ánh mắt xem họ như là một thế lực thù địch.

Câu chuyện của anh Peter Lâm Bùi có vẻ tiềm ẩn những rắc rối, nhiều hơn hình ảnh vui vẻ “thánh rắc hành” mà mọi người đã nghĩ. Và đôi khi chọn sống đúng với luật pháp và lương tâm, cũng chưa hẳn là cách tốt nhất để tồn tại ở Việt Nam, như anh Lâm cùng gia đinh tin và hy vọng.

Lương Bằng – Việt Nam: Cảnh báo 2022, giá cả tăng đè nặng lên mỗi người dân

20/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1JaCPiTTsd99H4yrnDlJFn8fykpg208Sk/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

PGS.TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: Khi lãi suất bị ép hạ quá mức, ngân hàng thương mại sẽ ngày càng khó huy động tiền gửi. Ngoài ra, áp lực lạm phát của nền kinh tế đang rất mạnh. Con số thống kê chưa thể hiện hết được áp lực lạm phát, nhưng có thể thấy giá cả nhiều yếu tố đầu vào đang tăng cao, có loại tăng gấp 2, 3 lần trong một năm. Tất cả đều chờ đợi để phản ánh vào giá hàng hóa khi cầu tiêu dùng phục hồi. Hệ quả sẽ giống như đợt 2009-2011.

Âu Dương Thệ - Nguyễn Phú Trọng rút cả tỉ đồng từ ngân sách quốc gia ra tập sách mới để làm gì?

Lấy tiền của dân mua thuốc độc và bắt dân uống !!!

18/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1QRMz7sHDITl2ilHR06D1sn1efQNHsXwC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vẫn giữ thái độ chủ quan mù quáng đến nỗi mất lòng tự trọng, nên trong bài trên Nguyễn Phú Trọng đã liệt kê "thành tích chói lọi“ sau 35 năm đổi mới. Như thu nhập bình quân đầu người là 3.512 USD; " Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD.“ (*)  Nhưng Nguyễn Phú Trọng cố lờ đi một sự thực là không dám so sánh ngay với một số nước trong khu vực, cũng chỉ trong khoảng thời gian phát triển 30-40 năm nhưng thu nhập bình quân đầu người của họ cao gấp nhiều lần so với VN, như Nam Hàn 31.846 USD, Đài loan 25.873 USD, Thái lan 7.807 USD.[i] Lí do chênh lệch căn bản so với VN nhưng ông Trọng không dám nói tới. Đó là các nước này phát triển trong khuôn khổ DCĐN, trái với chế độ toàn trị ở VN. Ông Trọng ca tụng thành tích gia tăng xuất khẩu ngoạn mục của VN, nhưng cố lờ đi sự thực hoàn toàn khác là, “các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp.” Nghĩa là: “Về thực chất, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước thời gian qua là nhờ vốn FDI chứ không phải do vốn trong nước, không phải do nội lực.“ 

Lâm Vĩnh Thế - Tôn Sư Trọng Đạo: Nét Đẹp Của Văn Hóa Việt

20/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1dqp6RMEXiXNqBPlAWsOqYUXLUvhDHrot/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày nay, người Việt Nam, trong và ngoài nước, vẫn tiếp tục truyền thống “tôn sư trọng đạo” này.  Không phải đợi đến Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20 tháng 11) học trò mới đến thăm Thầy.  Họ luôn luôn đến viếng thăm Thầy, bất kể ngày nào, khi nghe tin Thầy đau ốm, hay gặp khó khăn trong cuộc sống vì nhiều lý do khác nhau.  Họ thành lập các hội cựu học sinh, các quỹ tương trợ để giúp đở các Thầy đang gặp khó khăn về tài chánh, hay tổ chức cùng nhau đến tận nhà viếng thăm, phúng điếu khi các Thầy vĩnh viễn ra đi, vv.  Và, dĩ nhiên, khi có thể được, họ cùng nhau đến Chúc Tết các Thầy theo truyền thống “mùng một tết cha, mùng ba tết thầy.”

Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 20 tháng 11 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1Y3XfZZijuvAU8zeelXRpCNyFqbl88PH3/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Không gian: Chiến trường mới giữa các cường quốc?

Thanh Phương/RFI

16/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1ZW5CGXCsTRMs7zyg_Bz4YuhB7kxod7ut/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Theo nhận định của ông Xavier Pasco, giám đốc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS của Pháp, được nhật báo La Croix trích dẫn, vụ bắn tên lửa hôm thứ hai là “một hành động nhằm khẳng định vị thế, một tín hiệu chính trị”, chứ Nga đâu cần phải gấp rút phá hủy một vệ tinh không còn hoạt động nữa.    

Thật ra thì hiện nay, như nhà nghiên cứu Éric-André Martin, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, nhấn mạnh trên tờ La Croix, Hoa Kỳ cũng như Pháp, đều đã xem không gian là một lĩnh vực như những lĩnh vực khác và đã lập riêng một bộ tư lệnh cho không gian.

Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Xi’s need to overtake Deng poses big risk for Taiwan”, Nikkei Asia, 18/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://docs.google.com/document/d/1914fcPWjo11X26k99WHn6cw-xq8NW5sd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Khoảng một phần tư thế kỷ sau khi qua đời, cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình vẫn được nhiều người tôn kính vì đã giúp Trung Quốc giàu lên. Chính sách “cải cách khai phóng” của ông đã đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua “nghị quyết thứ ba về lịch sử” vào tuần trước, câu hỏi lớn là: Tập Cận Bình, đương kim tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, có thực sự vượt qua Đặng về mặt thành tích?

Bình Phương  - Phiên tòa xử trắng án cho Kyle Rittenhouse gây tranh cãi

19/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1VgK6fbWFLfdC-RhDFX-u8Uq9OPP9OoET/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phiên tòa diễn ra trong thời điểm phân cực sâu sắc về xã hội và chính trị ở Hoa Kỳ. Quyền sử dụng súng được nhiều người Mỹ trân trọng và được ghi trong Hiến pháp ngay cả khi súng đạn thường xuyên gây ra những vụ thảm sát đau lòng ở quốc gia này – nước có tỷ lệ bạo lực do súng đạn cao nhất thế giới.

Rittenhouse được một số người bảo thủ ủng hộ súng coi là anh hùng, những người coi vụ nổ súng là hợp lý. Còn nhiều người cánh tả coi Rittenhouse là hiện thân của văn hóa súng không kiểm soát của Mỹ và hết sức phẫn nộ với phán quyết của tòa án.

Dân biểu liên bang Madison Cawthorn (Cộng hòa – Bắc Carolina), viết trên Instagram: “Kyle Rittenhouse không có tội, bạn bè của tôi. Bạn có quyền tự bảo vệ mình. Hãy trang bị vũ khí, hãy nguy hiểm và có đạo đức.”



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét