Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 11 tháng 11 năm 2021

 


Gs. Lâm Văn Bé - Ai mua văn (bằng) tôi bán văn cho

11/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1h6lq5dVaY74p47rerVPEy7X4Vh61eHjE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Khi Cộng Sản chiếm Saigon, Miền Nam có 3 viện Đại học, 1 Trung Tâm Cao Đẳng, 1 học viện, 2 đại học Cộng đồng, không kể 5 viện đại học tư. Khoảng 60 trường đại học, phân khoa, cao đẳng nầy có cơ sở khang trang, trang bị đầy đủ về phương tiện giảng dạy và ban giảng huấn tiêu chuẩn với khoảng 150 000 sinh viên. Tại miền Bắc, có 5 trường đại học ở Hà Nội và khoảng 30 trường đại học và cao đẳng, nhưng thực ra chỉ là những lớp học cổ lỗ về cơ sở và ban giảng huấn, chỉ hoạt động bình thường đến năm 1965, vì sau đó các cơ sở phải sơ tán vì bị bom Mỹ và sinh viên phải vượt Trường Sơn vào xâm chiếm Miền Nam.

“Cái chết” của những nhân tài ngành y-vì sao thiên nga gãy cánh?

Bài phân tích của Nguyễn Lê Minh
10/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1sx5LmkZirxaLk7Kbad7bS3x1Jtrpv7f9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dĩ nhiên, nếu tham mà “chết” thì việc phải vào tù để trả giá là công bằng. Nhưng nếu vì phải phá vỡ những quy định lạc hậu, những rào cản luật lệ lỗi thời, vô lý và bất công để thực hành chuyên môn, để xây dựng và phát triển ngành y và trong quá trình đó phạm vào sai sót, thì cũng giống như “đạp rào gai diệt ác” (lời bài hát Câu hát bông sen của nhạc sĩ Thanh Trúc). Dám đạp rào gai thì luôn luôn có nguy cơ gai xiên thủng chân, bị áp xe mưng mủ. Chẳng lẽ vì mưng mủ một vết nơi lòng bàn chân mà chặt bỏ luôn cái chân?
Phải có cơ chế phù hợp để rạch ròi phạm vi công việc giữa chuyên môn, quản lý chuyên môn và quản trị hành chính-kinh doanh. Phải bảo vệ nhân tài vì cái chết của phần tài năng chuyên môn trong họ chính là thiệt hại vô cùng lớn cho bệnh nhân, cho sự tiến bộ của y tế Việt Nam và cho xã hội.

Điều này có khó khăn, có mới mẻ gì không?
Không! Cứ nhìn các bệnh viện bên tây mà học tập.

Tỷ phú Việt hiến tặng đại học Anh: ‘Không ý nghĩa gì nhiều’

VOA Tiếng Việt

11/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1Xj0uYsuwyFS0ensV1liSSkzpl_H-IX2Q/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

“Theo tôi được biết thì cho đến nay hiến tặng cho giáo dục đại học chưa phải là thói quen và xu hướng hành động của giới nhà giàu Việt Nam,” ông cho biết và chỉ ra rằng khác với các nước phát triển, khi hiến tặng cho các trường đại học các nhà hảo tâm Việt Nam không được khấu trừ thuế nên điều này không tạo động lực cho họ.

Tiến sỹ Khôi dẫn chứng trường hợp doanh nhân Phan Văn Bên, chủ công ty lúa gạo Cỏ May ở Đồng Tháp, hiến tặng khoảng 2 triệu đô la để xây dựng khu học xá cho sinh viên ở Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, hay như Giáo sư-Tiến sỹ Trần Thanh Vân, một nhà vật lý tên tuổi ở Pháp, đã hiến tặng khoảng 2 triệu đô la để xây dựng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành hồi năm 2013.

Ngoài ra, cũng có trường hợp tỷ phú nước ngoài hiến tặng cho đại học Việt Nam như tỷ phú Mỹ Chuck Feeney đã hiến tặng một nửa kinh phí xây dựng Trường Đại học RMIT Việt Nam, khoảng 33 triệu đô la, ông Khôi chỉ ra.

Lê Nguyễn – Những mẩu chuyện về Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và cựu hoàng Duy Tân

(KỲ CUỐI) BÍ ẨN VỀ CÁI CHẾT CỦA CỰU HOÀNG DUY TÂN

10/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1sdSFjG4tntKP758pAL4Ro_nFA12nEb8k/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trước đây, một số sách báo Việt Nam viết rằng cựu hoàng là phi công trong quân đội Pháp và tai nạn xảy ra khi ông tự tay lái máy bay về thăm nhà ở đảo Réunion. Song đến năm 2001, một người con trai của ông là Claude Vĩnh San (Nguyễn Phước Bảo Vàng – 1934-2016) đã xuất bản tại Paris tác phẩm “Duy Tan, empereur d’Annam 1900-1945 – Exilé à l’ile de la Réunion ou Le destin tragique du Prince Vinh San” (Duy Tân, vị hoàng đế nước Việt Nam -1900-1945; Người bị lưu đày sang đảo Réunion – hay số phận bi thảm của ông hoàng Vĩnh San) (Paris, 2001) cho thấy nhiều chi tiết khá rõ ràng về cái chết của cựu hoàng.

Theo tác phẩm này, không có sự liên hệ nào giữa cựu hoàng với ngành không quân Pháp và tai nạn gây ra cái chết của ông như sau:

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 11 tháng 11 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1H6_trcnIY4GvrAnjIDMetKVv-o8WRdpH/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một năm cầm quyền, Joe Biden đã xóa được « bóng » của Donald Trump ?

Minh Anh / RFI

11/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1acCPz_CJlD2CH4dFb_BNc_Oi4AphH29N/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuối cùng, nếu như khác với Trump, tổng thống Biden nhấn mạnh nhiều đến tầm quan trọng và sự trường tồn của các mối quan hệ đồng minh, điều đó cũng không ngăn cản được Biden phản bội lại đồng minh lâu đời nhất của Mỹ là nước Pháp, trong vụ hợp đồng của tầu ngầm của Úc và thành lập liên minh quân sự AUKUS, khiến mối quan hệ đồng minh bị sứt mẻ.

Nói một cách khác, mức độ khó đoán khó lường của Joe Biden có lẽ cũng không kém gì Trump. Sự việc dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng có và khiến người ta không khỏi tự hỏi : Sau một năm cầm quyền, liệu Biden có đã xóa được dấu vết Donald Trump hay chưa ?

Chính phủ TT Biden tiết lộ kế hoạch trị giá hàng tỷ USD để giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng

Mimi Nguyen Ly

11/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1gICjB36uV0U-4rSjKwk1v3Vh5Ylv1pS6/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong 60 ngày tới, chính phủ cũng sẽ xác định các dự án với trị giá hơn 4 tỷ USD để Công binh Lục quân Hoa Kỳ xây dựng và sửa chữa tại các cảng ven biển và đường thủy nội địa.

Trong 90 ngày tới, chính phủ cũng sẽ ưu tiên các cảng nhập cảnh quan trọng được mở rộng và hiện đại hóa— một nỗ lực gồm 3.4 tỷ USD đầu tư “để nâng cấp các cơ sở kiểm soát bị lỗi thời và cho phép thương mại quốc tế hiệu quả hơn qua biên giới phía bắc và phía nam.”

 Bs. Nguyễn Đan Quế - Đại diện KHÔNG CHÍNH TRỊ cho Miến tại ASEAN là sao?

11/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1LFUh8dXfuVgLdUerDoMCTxjPVPBrN2PC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tất cả các nước, nhất là các siêu cường kinh tế Số như Mỹ - Trung – Nhật – Đức – Nga đều nhận thấy tình hình xã hội trong nước mình và thế giới từ khi có dịch Covid 19 đã có những thay đổi  hết sức căn bản, thí dụ như động lực bất tuân dân sự ở Miến kỳ này hoàn toàn khác những phong trào quần chúng đấu tranh trước đây. Lý do thâm sâu là:

Cách mạng Số đang diễn ra như vũ bão trên toàn cầu thì bỗng nhiên từ đầu năm 2020 dịch Covid lây nhanh, làm chậm hẳn lại mọi hoạt động xã hội, con người trầm hẳn xuống, có dịp trở lại về gần với bản chất thật của mình nhất. Đến cuối năm, bồi thêm ‘hiện tượng Donald Trump’ bị thất cử, phản ứng lung tung gây khủng hoảng niềm tin vào tư bản chủ nghĩa, giống khủng hoảng niềm tin vào ‘thiên đường cộng sản’ khi Liên Xô sụp năm 1989. Thế là không ai bảo ai, không đảng phái nào đầu têu, người dân bình thường khắp nơi trên thế giới tự động lột xác, vứt bỏ mọi tuyên truyền của cả hai hệ thống chính trị đã điều kiện hóa nặng nề nếp suy nghĩ của họ.

Báo cáo: Intel, Sequoia có liên kết với công ty AI làm việc cho quân đội Trung Quốc

Intel, Sequoia Linked to AI Company That Worked for Chinese Military: Report

By Andrew Thornebrooke

Yến Nhi biên dịch.

11/11/2021

https://docs.google.com/document/d/11VVo_FMrrKj7mk27WZBQla2uZRNC7rkM/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một sắc lệnh hành pháp được cựu Tổng thống Donald Trump ký hồi năm 2020 và được Tổng thống Joe Biden mở rộng vào tháng 06/2021, cấm các khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào một danh sách các công ty Trung Quốc có liên kết với quân đội.

Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng được CSET nêu trong báo cáo của mình, là việc phần lớn các công ty cung cấp công nghệ cho quân đội Trung Quốc thực tế không phải là các công ty quốc phòng, mà là các công ty công nghệ khởi nghiệp thuộc khu vực tư nhân, và do đó họ thường bị bỏ qua khi các hạn chế có thể bị áp đặt.

Hiệu quả không đáng kể

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét