Hiền Lương - Nhân quyền qua lăng kính độc đảng toàn trị
30/11/2021
Gần đây nhất là vụ Phạm Đoan Trang, Nguyễn Năng Tĩnh, hay Nguyễn Đình Quý – phía quốc tế lần nữa lên tiếng chỉ trích, lên án; phía Việt Nam thì phản đối và phủ nhận các cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Phía Ân Xá Quốc tế hay Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới thì cho đó là vi phạm nhân quyền vì chính quyền “đàn áp những người bất đồng chính kiến”.
Phía chính phủ Việt Nam thì đáp trả rằng họ chỉ “truy tố những kẻ vi phạm pháp luật” và cho rằng những lời chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền là “ngang ngược”, “vô căn cứ” và “can thiệp thô bạo vào chuyện nội bộ” của một quốc gia có chủ quyền.
Người Việt sang Anh: Ra đi bằng mọi ngả, ở lại bằng mọi giá
Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)
29/11/2021
Người ta có thể thắc mắc tại sao đang đi làm thuê, đời sống bấp bênh, giấy tờ chưa có mà còn sinh con làm gì cho khổ, sau mới biết nhiều người sinh con xong sẽ tìm cách khai sinh cho con với một người có quốc tịch Anh, để đứa trẻ sinh ra sẽ có quốc tịch Anh. Cứ người này làm trước rồi vẽ đường cho người sau.
Cô nào sinh con cũng có một kịch bản như nhau, là mẹ đơn thân, ông bố của đứa trẻ chỉ đứng tên, khai nhận con trên khai sinh còn mọi việc là người mẹ phải tự lo nên các nhân viên xã hội lại động lòng trắc ẩn.
Mới đây, ngày 14/9, ở Đức, cảnh sát Berlin đã phá được một đường dây “nhận cha giả” cho các phụ nữ VN có mang để họ được quyền lưu trú tại Đức.
Gs. Nguyễn văn Tuấn - Vaccine và ‘sốc phản vệ’ ở Thanh Hoá: một lí giải dịch tễ học
30/11/2021
Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là một hội chứng rất chung chung. Y văn định nghĩa sốc phản vệ là một phản ứng cấp tính, toàn thân, và có thể gây tử vong [1]. “Toàn thân” ở đây có nghĩa là liên quan đến nhiều cơ phận, bao gồm hô hấp, tuần hoàn, dạ dày, và cả da. Thường, những ca nghi ngờ là sốc phản vệ, người ta thường đo nồng độ tryptase trong máu. Nồng độ tryptase là một trong những xét nghiệm quan trọng trong lãnh vực dị ứng, đặc biệt là sốc phản vệ. Không có xét nghiệm này thì rất khó đánh giá đúng về sốc phản vệ.
Nguyên Sa - Hai tập thơ về cuộc đời (không) bầm giập của “một người yêu nước mình”
Thơ và cuộc đời của Trần Vàng Sao không chỉ là những gì được kể trên truyền thông nhà nước.
30/11/2021
Tôi phật lòng biết mấy khi người ta dùng sự ra mắt của tập thơ này để minh chứng rằng tư duy kiểm duyệt văn hóa đã thực sự “đổi mới”; [6] nhưng ngẫm lại thì nó cũng chỉ là tép riu so với niềm vui được biết về ông qua một bản in trang trọng, đẹp từ trong ra ngoài. Tôi nghĩ rất nên mua sách bản chính thống để ủng hộ những người làm sách có tâm, nhưng cũng cần tìm đọc cả những thứ khác nữa – những thứ vẫn chưa biết bao giờ mới được trang trọng in ra và công khai lưu truyền cho người dân trong nước. Đó là cách tốt nhất để nhớ về một người như Trần Vàng Sao, tôi nghĩ vậy.
Tin tức thế giới ngày Thứ ba 30 tháng 11 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Trung Quốc Mộng của Tập Cận Bình: Phần 3 - Khi cả Mỹ và Trung đều tự nhận thua
30/11/2021
Nhật Bản, nhìn tất cả những động thái trên của Mỹ, Trung, Hàn, Triều Tiên, cũng đã chuẩn bị cho tương lai phũ phàng của mình. Việc triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung ở Nhật Bản chắc chắn được xem xét. Nhật cũng sẽ ngày càng tăng chi phí cho quân đồn trú Hoa Kỳ trên lãnh thổ mình, và sẵn sàng để thay thế quân đội Mỹ khi bị buộc phải tự lực gánh sinh.
Sự lựa chọn của Việt Nam hiện nay, ngoại giao theo kiểu đi thăng bằng trên dây, hiện vẫn còn một chút công hiệu. Nhưng với những động thái như trên ở Đông Bắc Á, rồi sẽ đến một ngày Việt Nam hiểu ra “thăng bằng trên dây" không phải là “chiến lược” mà chỉ là “chiến thuật” ngắn hạn. Ngày đó không còn xa, đất nước không có chiến lược này có khả năng sẽ rơi trở lại vào bi kịch “nhất biên đảo" (ngả hẳn về một bên) mấy thập niên trước, khi không còn khả năng xoay sở nữa.
Trung Quốc chỉ trích ‘Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ’ của Hoa Kỳ và tăng cường thắt chặt quan hệ với các nước phi dân chủ
Nikkei Asia - China slams 'Summit for Democracy' in talks with other excluded nations
Nguyên Hương
30/11/2021
“Ông Vương Nghị nói rằng cái gọi là ‘Hội nghị thượng đỉnh dân chủ’ do Hoa Kỳ đề xuất, về bản chất, là để kích động sự chia rẽ trên thế giới dưới ngọn cờ dân chủ, kích động khối đối đầu với các đường lối ý thức hệ, và cố gắng thực hiện … chuyển đổi phong cách của các quốc gia có chủ quyền khác để phục vụ nhu cầu chiến lược của chính Hoa Kỳ”, bản tóm tắt của phía Trung Quốc cho biết, sau đó cho biết thêm: “Iran kiên quyết phản đối chủ nghĩa đơn phương và các hành vi bắt nạt, tiêu chuẩn kép và sự can thiệp vào chủ quyền và công việc nội bộ của Trung Quốc”.
Lê Tây Sơn - Mỹ truy đuổi gián điệp Trung Quốc trong giới khoa học – làm sao để không bị phản ứng ngược?
29/11/2021
Khó có thể trách và đổ lỗi một cách tuyệt đối cho giới chức trách Hoa Kỳ. An ninh quốc gia vẫn là điều luôn cần được quan tâm. Vấn đề ở chỗ làm sao có thể kiểm soát được những sơ hở trong hệ thống Mỹ mà Trung Quốc lợi dụng, trong khi vẫn giữ chân được các khoa học gia tài năng và cần thiết cho sự phát triển của nước Mỹ. Nói cách khác, làm thế nào để lọc một cách chính xác và tìm ra được đâu là nhà khoa học tử tế và đâu là kẻ cắp khoác áo khoa học gia đang rình rập và chôm chỉa để phục vụ cho sự lớn mạnh hơn của Trung Quốc. Câu hỏi này là một thách thức lớn chưa có câu trả lời xác đáng.
Dầu hỏa, tiền và vũ khí trong quan hệ Qatar với Mỹ và Trung Quốc
Thanh Hà /RFI
30/11/2021
Trung Quốc chưa thể soán ngôi Hoa Kỳ
Cũng trong bài nghiên cứu nói về thế đi dây của Qatar trong cảnh Mỹ và Trung Quốc đối đầu, Jean-Loup Samaan đưa ra nhiều yếu tố cho thấy Qatar vẫn trong quỹ đạo của Mỹ. Trước hết về kinh tế, thương mại, đành rằng Trung Quốc đã trở thành đối tác hàng đầu, nhưng Mỹ vẫn là một « bạn hàng không hể thiếu » của Doha. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều với Mỹ năm 2019 đạt 7 tỷ đô la thay vì 10 tỷ so với Trung Quốc.
Kế tới, khác với Mỹ, Trung Quốc không chỉ trích Qatar vi phạm nhân quyền. Nhưng hồ sơ người Duy Ngô Nhĩ là cái gai trong quan hệ ngoại giao giữa Doha với Bắc Kinh. Điểm thứ ba, như ông Samaan vừa giải thích về mặt chiến lược và an ninh, Qatar biết rõ không thể trông cậy vào Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét