Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam
24/01/2023
Hà Vũ /VOA
Nhà văn, nhà thơ, người lính thám báo Việt Nam Cộng hòa Trần Quý Sách với bút danh Trần Hoài Thư lâu nay nổi tiếng với những nỗ lực phi thường trong việc vực dậy di sản văn chương Miền Nam. Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam hải ngoại và ngay cả các nhà nghiên cứu trong nước đã viết về công trình dày công của Trần Hoài Thư.
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Thúy, bút danh Ban Mai, giảng viên về Khoa Học Công Nghệ và Hợp tác Quốc Tế tại Đại Học Qui Nhơn với bài “Níu một đời, giữ một thời”, do nhà văn Phạm Tín An Ninh giới thiệu trên trang mạng của ông, mô tả bộ sưu tập văn Miền Nam của Trần Hoài Thư là một kỳ công vì chỉ một mình ông làm hết mọi việc.
Viết tại Leipzig trên Sài Môn Thi Đàn (saimonthidan.com), nhà văn Đỗ Trường gọi Trần Hoài Thư là ‘người ngồi vá lại những linh hồn’ và diễn giải chi tiết rằng: “Trần Hoài Thư không chỉ đang ngồi vá lại linh hồn mình, đồng đội mình, mà còn đang nhặt nhạnh những linh hồn văn hóa Việt rách nát, vương vãi đâu đó, rồi cặm cụi khâu lại nữa kìa”.
Năm mới, chúc... 'Từ năm tới, có sao nói vậy, nói sao làm vậy'
23/01/2023
Trân Văn
Về lý, bà Võ Thị Ánh Xuân – Quyền Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN - là nguyên thủ nhưng không đủ tư cách phát thông điệp chúc mừng năm mới. Năm nay, ông Nguyễn Phú Trọng tuy chỉ là Tổng Bí thư của đảng cầm quyền đã giành lấy quyền này.
Nhìn một cách tổng quát, cách thức cũng như nội dung thông điệp chúc mừng năm mới của nguyên thủ nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á (bao gồm cả Đông Nam Á) khác hẳn phương thức và nội dung mừng năm mới của giới lãnh đạo Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Cũng đón năm mới âm lịch như Việt Nam nên thời điểm này, nguyên thủ nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á cũng gửi thông điệp chúc mừng năm mới đến đồng bào của họ. So sánh những thông điệp đó với diễn văn mừng năm mới của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN ắt sẽ thấy vài khác biệt quan trọng...
Âu Dương Thệ - Thủ đoạn hạ Chủ trảm Tướng
22/1/2023
Nguyễn Phú Trọng muốn gì khi tung ra khẩu hiệu "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng" trong giai đoạn hiện nay?
Chỉ hơn nửa năm người cầm đầu chế độ toàn trị phải vội vàng ra lệnh ba lần họp Hội nghị Trung ương (HNTU) bất thường và Quốc hội (QH) bất thường để trảm Chủ tịch nước (CTN), hai Phó thủ tướng (PTT), ba bộ trưởng (BT) và hàng loạt các cán bộ cao cấp liên quan tới các biện pháp chống Covid-19 cực kì sai lầm, hành hạ hàng triệu nhân dân và bùng nổ tham nhũng có hệ thống. Còn ông vẫn bình chân như vại, trốn trách trách nhiệm và còn hô hoán khẩu hiệu bắt toàn Đảng và Nhà nước phải tiếp tục tuân lệnh ông. Thủ đoạn „trảm tướng cứu vua“ của Nguyễn Phú Trọng có thành công không?
Cách Nguyễn Phú Trọng giành độc quyền trong các giai đoạn
Tại sao phải trảm tướng để giữ ngai vàng?
Cách lãnh đạo và tổ chức điều hành chế độ toàn trị của Nguyễn Phú Trọng như thế nào trong giai đoạn Covid-19 bùng nổ?
Dã Tràng xe cát – Nguyên nhân của mọi nguyên nhân
William Pesek * - Việt Nam sẽ không còn là ‘Tiểu Trung Quốc’?
Asia Times
Nguồn: https://asiatimes.com/2023/01/vietnams-mini-china-days-may-be-numbered/
VNTB
24/01/2023
Song ngữ Việt Anh
Việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị buộc phải từ chức có thể báo hiệu một hướng cải cách ít thân thiện hơn ở Việt Nam
Với rất nhiều sóng gió đang ập đến, giờ đây dường như là thời điểm vô cùng không thích hợp để Hà Nội thực hiện cải tổ chính trị lớn.
Đó chính là tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các nhà đầu tư toàn cầu phải đối mặt trong tuần này khi Chủ tịch nước ủng hộ thị trường Nguyễn Xuân Phúc đột ngột từ chức
Quan chức chính phủ tuyên bố rằng cuộc thanh trừng chưa từng có do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo là nhằm chống tham nhũng trong các cơ quan quyền lực của Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư không khỏi thắc mắc liệu sự ra đi của ông Phúc có phải là một hành động thâu tóm quyền lực trong thời gian ngắn của ông Trọng hay không, điều này sẽ làm trì hoãn những cải cách kinh tế cấp thiết tại một trong những nền kinh tế phát triển nhất châu Á.
Chuyện Việt Nam ngày Thứ ba 24 tháng 01 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Đàn áp và sụp đổ sinh thái đẩy ngư dân ra khỏi hồ Tonle Sap
(Crackdowns and ecological collapse drive fishers from Tonle Sap Kake)
Anton L. Delgado – Bình Yên Đông lược dịch
The Third Pole – January 10, 2023
24/01/2023
Các cộng đồng đánh cá trên hồ Tonle Sap ở Cambodia đang chật vật để duy trì cuộc sống truyền thống, khi luật lệ và việc tiếp cận đung đưa trên con lắc chánh trị - và dân số cá giảm.
Như cha mẹ và ông bà của bà, Thi Bay đã kiếm sống bằng việc đánh cá trọn đời trên hồ Tonle Sap ở Cambodia. Nhưng sự kết hợp của hệ sinh thái đang sụp đổ và việc quản lý luôn luôn thay đổi đang buộc bà già 70 tuổi phải để việc đánh cá ở phía sau.
Thay vào đó, Thi Bay nay phải mất vài ngày một tuần bể bắt ốc ở ngoại ô làng, Chong Kneas, một trong vài cộng đồng nhà nổi dọc theo bờ của hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Bà bán hầu hết ốc cho người địa phương, họ thích mua trực tiếp từ ngư dân để bảo đảm sản phẩm tươi. Điều nầy vừa đủ để nuôi bà và đứa cháu gái, Thi Bay nói trong khi bắt một con ốc khác từ cái bẫy.
“Tôi thích đánh cá hơn. Không ai mua ốc mỗi ngày,” bà nói. Nhưng mặc dù có sự đàn áp việc đánh cá trái phép trên hồ - và những luật lệ luôn luôn thay đổi chung quanh cái được phép và ở đâu – bà không dám đi đánh cá. “Chúng tôi gặp rắc rối nếu chúng tôi làm bất cứ cái gì trái phép. Nhưng ngay nếu tôi không có lỗi, tôi không muốn gặp rủi ro.”
Thời sự đó đây ngày Thứ ba 24 tháng 01 năm 2023
Võ Thái Hà tổng hợp
Christopher Johnstone * - Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?
Nguồn: Christopher Johnstone, “To Make Japan Stronger, America Must Pull It Closer,” Foreign Affairs, 12/01/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
24/01/2023
Cuộc gặp của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida với Tổng thống Mỹ Joe Biden mang đến cơ hội quan trọng để đưa lịch sử quan hệ an ninh Mỹ-Nhật đã kéo dài hàng thập niên sang một trang mới. Hồi giữa tháng 12, Kishida đã công bố một chiến lược an ninh quốc gia và quốc phòng mới, khác với con đường mà Nhật Bản đã đi theo kể từ Thế chiến II. Bản chiến lược kêu gọi người Nhật tăng chi tiêu quốc phòng lên gần 60% trong vòng 5 năm, phá vỡ mức trần không chính thức là 1% GDP, vốn được áp dụng từ những năm 1970. Nhật Bản cũng sẽ phát triển các năng lực quân sự mà nước này đã từ bỏ trước đó – cụ thể là các tên lửa “phản công,” hoặc vũ khí chính xác tầm xa sẽ được trang bị trên các phương tiện vận tải, máy bay, tàu chiến, và cuối cùng là tàu ngầm. Những vũ khí này nhiều khả năng sẽ bao gồm tên lửa tấn công mặt đất U.S. Tomahawk mà Washington đang chuẩn bị bán cho Tokyo. Nhật Bản cũng sẽ đầu tư mạnh vào năng lực mạng, các hệ thống không người lái, và vệ tinh để hỗ trợ các chiến dịch phản công. Tokyo đã báo hiệu rằng họ có ý định hành động nhanh chóng: Chỉ một tuần sau, chính phủ Kishida công bố yêu cầu ngân sách quốc phòng trị giá 6,8 nghìn tỷ yên (khoảng 51 tỷ USD) cho năm tài chính tiếp theo, tăng 25% so với năm hiện tại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét