Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2023

Tóm lược những diển tiến quan trọng trong sự kiện Tết Mậu Thân

Lym Ha


(Tổng hơp từ nhiều nguồn)


Lymha tháng 2 năm 2018


mau 3


1- Sự tiến triển chiến tranh từ ngày 1-1 đến 30-6-1968 có thể được xem xét tốt nhất trong bối cảnh mục tiêu của kẻ địch trong chiến dịch đông xuân 1967-68. Vào giữa năm 1967, quân địch đã thay đổi lại chiến lược của mình để mở các cuộc tấn công rộng khắp, với hy vọng sẽ gây ra sự đào ngũ tràn lan trong các cấp Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và sẽ tạo chỗ dựa cho một nỗ lực chánh trị, bao gồm đàm phán, cùng với nỗ lực quân sự để giành thắng lợi. Cộng sản hy vọng, khi Mỹ đối mặt với một đồng minh sụp đổ, sẽ mất đi quyết tâm theo đuổi chiến tranh.


Để thực hiện chiến lược mới này, một số lượng quân chủ lực Bắc Việt đông chưa từng có và một lượng lớn vật tư, thiết bị đã thâm nhập vào miền Nam Việt Nam. 


Cộng quân cho rằng ngày Tết Nguyên đán là thời điểm tốt nhất để tấn công và chọn đúng ngày giao thừa của dịp Tết để mở cuộc tấn công. Trái với mong đợi của họ, người dân miền Nam đã không có ai hưởng ứng nổi dậy đi theo họ và cũng ít có binh sĩ Quân đội Việt Nam nào đào ngũ trong dịp này. Đối phó với cuộc tấn công vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của Cộng sản, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng để đẩy lùi kẻ thù. Khi lộ mặt ra công khai chiến đấu, quân Việt Cộng dễ dàng bị hỏa lực áp đảo, cơ động và linh hoạt hơn hẳn của quân đồng minh đánh bại. Kết quả là tổn thất nhân mạng của cộng quân rất cao. Tuy nhiên, nhiệt độ của cuộc chiến cũng tăng vọt. Cộng quân sử dụng hỏa tiển loại mới của Liên Xô để tấn công vào các trung tâm đô thị, đặc biệt là những nơi chưa từng bị tấn công trước đây như Huế và Sài Gòn.




2- Ngày 1-4-1968, trong một nỗ lực hơn nữa để đưa Hà Nội đến bàn hội nghị hòa bình, tổng thống Mỹ tuyên bố ngừng các cuộc không kích vào các khu dân cư và sản xuất lương thực trọng yếu ở Bắc Việt, ngoại trừ khu vực phía bắc Khu phi quân sự, là nơi các hành động của đối phương trực tiếp đe dọa quân Mỹ và các đồng minh Thế giới tự do khác ở miền Nam Việt Nam. Về mặt quân sự, việc này đã dẫn tới sự tập trung nhiều hơn vào các cuộc tấn công ở miền Nam Việt Nam, chủ yếu hướng vào các tuyến giao thông, cắt đứt hoạt động tiếp viện người và thiết bị quân sự xâm nhập vào miền Nam, là nơi chúng sẽ được tung vào cuộc chiến chống lại các lực lượng của ta. Về mặt chánh trị, hành động của tổng thống đã dẫn đến sự đáp ứng của Bắc Việt rằng họ sẽ đến bàn hội nghị.


3- Từ năm 1965 đến giữa năm 1967, mỗi tháng có khoảng 7.000 bộ đội chánh quy Bắc Việt xâm nhập miền Nam. Từ tháng 7-1967, quân số vào Nam tăng lên gấp bội. Trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân, quân số Việt Cộng tham gia chiến dịch, tính cả lực lượng tại chỗ lên đến hơn 630.000 lượt người. Để chuyên chở người, hàng quân dụng và võ khí, quân Việt Cộng đã huy động từ 1.000 đến 1.700 xe tải Motolova, Zills của Liên Xô và xe Hồng Kỳ của Trung Cộng. Nhưng phần lớn bộ đội vẫn phải hành quân bộ, các đoàn dân công từ 15 đến 55 tuổi phải đai vác bộ và thồ hàng quân dụng và võ khí bằng xe đạp và voi. Lực lượng dân công đai vác bộ hoặc dùng xe đạp thồ hàng nên rất chậm và nguy hiểm, cứ ba chuyến vận chuyển từ Bắc vào đến Nam chỉ còn có hai và nếu có trót lọt cũng mất bốn tháng trời. Từ năm 1967, đường mòn phát triển thành đường xe ô tô, mỗi đêm có hàng trăm xe tải Motolova di chuyển trong bóng tối và phát triển lên hàng trăm trạm nghĩ trên đất Lào, mỗi trạm cách nhau khoảng 50 cây số đường mòn uốn lượn. Ban ngày, mọi hoạt động hầu như ngưng hẳn và ngụy trang cẩn thận để tránh phi cơ phát hiện.


68 1


3- Tổng số viện trợ từ bên ngoài cho Bắc Việt đã tăng lên hàng năm kể từ khi chiến tranh bắt đầu và so với khối lượng hàng hóa nhập vào nước này. Vào năm 1967, khối lượng hàng nhập theo đường biển tăng gần 40% so với 930.000 tấn của năm 1966. Tổng thống không cho phép không kích và thả mìn xuống các cảng là nơi mà việc vận chuyển của các nước thứ ba có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, các cuộc không kích có tính hệ thống đối theo dạng LOC đã làm cản trở lưu lượng hàng nhập khẩu một khi chúng đã lọt vào nội địa. Những đợt không kích chống lại các mục tiêu cố định phục vụ chiến tranh cũng như các mục tiêu chủ chốt của LOC đã làm giảm lưu lượng của hàng hóa vật tư nhập khẩu.


… Các khu kho tàng lớn đã nhân rộng gần bến cảng Hải Phòng và khắp thành phố khi trọng tải toàn bộ của chiến dịch trở nên rõ ràng. Vào tháng 10-1967, có khoảng 200.000 tấn hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển đã được tập trung và xếp chồng lên nhau trong những khu vực này. Vào đầu tháng 11, tin tình báo chỉ ra rằng nhiều báo động đường không đã làm chậm lại hoạt động của cảng Hải Phòng khi công nhân trú bom. Thêm vào đó, sự vắng mặt đội ngũ bốc vác đã tăng lên do sự nguy hiểm của việc đến làm việc. Sự đói kém và mệt mỏi của các công nhân cảng được ghi rõ trong các bản báo cáo nội bộ quan trọng của Bắc Việt. Sự thiếu hụt xe tải và xà lan đã làm chậm việc bốc dỡ hàng ra vào cảng. Hiệu quả hoạt động của cảng Hải Phòng đã bị giảm hẳn do sự hiện diện của máy bay Mỹ trong khu vực và các tàu buôn nước ngoài không thể tận dụng hết công suất tải trọng của họ.



4- Vào đầu năm 1967, không ảnh Mỹ phát hiện có khoảng 25 tiểu đoàn SAM đang hoạt động ở Bắc Việt. Mặc dầu bị ném bom liên tục nhưng đến cuối năm, Mỹ đã phát hiện hơn 100 địa điểm SAM mới. Vùng phủ sóng SAM đã mở rộng về phía tây bắc và đến khu vực phía bắc khu vực phi quân sự. Tháng 10-1967 và một lần nữa vào tháng 12-1967, lần đầu tiên tên lửa SAM đã bắn vào máy bay B-52, nhưng không làm hỏng máy bay Mỹ. Số liệu hình ảnh của Không quân Mỹ cho biết, mặc dù có khoảng 3.500 hình ảnh SAM bắn lên đã được ghi nhận trong suốt năm 1967, so với khoảng 990 vào năm 1966, nhưng hiệu quả của SAM lại giảm. Mỹ đã mất 30 máy bay năm 1966 so với 64 chiếc năm 1967 vì hỏa tiển SAM. Trung bình 55 chiếc SAM đã bắn hạ một chiếc máy bay của Mỹ năm 1967 so với 33 chiếc năm 1966 và 13 chiếc năm 1965. Không quân Mỹ kết luận là rõ ràng là các biện pháp đối phó và kỹ thuật của Mỹ đã trở nên hiệu quả hơn.


5- Tổng thống Johnson đề nghị Việt Cộng thương lượng (8-2-1967) – Việt Cộng bác bỏ


Ngày 2-2-1967, tổng thống Johnson tuyên bố không ‘có dấu hiệu nghiêm túc nào cho thấy đối phương chịu chấm dứt chiến tranh’ (serious indications that the other side is ready to stop the war).


6- Ngày 8-3-1967, Quốc hội Mỹ thông qua khoản ngân sách 4,5 tỷ đô la cho chiến tranh Việt Nam.


7- Thảo luận giữa Mao Trạch Đông với Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp (Bắc Kinh, 11-4-1967)


Mô tả: Mao Trạch Đông khuyến khích Phạm Văn Đồng tiếp tục chiến đấu và ca ngợi Việt Nam về khả năng phục hồi, không những trong cuộc chiến chống lại người Mỹ, mà còn chống Pháp và Nhật.


– Phạm Văn Đồng: Chúng tôi rất vui khi thấy Mao Chủ tịch khỏe mạnh..


8- Từ ngày 8-12-1967 đến 11-3-1968, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ mở chiến dịch Saratoga, tìm diệt cộng quân tại địa bàn hai tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương, ngăn chặn và bẻ gãy các tuyến xâm nhập của cộng quân từ thánh địa Cambodia vào hành lang Sài Gòn và khu rừng Hố Bò. Trong chiến dịch, quân Mỹ chết 215, bị thương 731; cộng quân bỏ lại trận 3.862 xác và 410 thương binh.


Phát hiện được nguồn tin tình báo chánh xác về khu vực tập trung quân Việt Cộng, từ ngày 16 đến 27-12-1967, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ đang tham gia chiến dịch Yellowstone đã tạm thời tạm ngưng để ngay lập tức mở chiến dịch Camden, tìm diệt cộng quân tại khu vực Trapezoid phía nam đồn điền cao su Michelin, thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau khi hoàn thành chiến dịch Camden, từ 28-12, Lữ đoàn 3/25 lại tiếp tục chiến dịch Yellowstone.


9- Chuẩn bị tuyên bố hưu chiến nhân kỳ lễ tết (9-12-1967)


Trong báo cáo tổng kết nhan đề ‘Report on the war in Vietnam’ công bố vào tháng 7-1968, đô đốc tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Ulysses S. Grant Sharp đã viết:


“Cho đến trước năm 1967, quân đồng minh đã có ba lần hưu chiến ở miền Nam Việt Nam: Giáng sinh 1965 trong 30 giờ, Tết Nguyên đán năm 1966 trong bốn ngày, và Giáng sinh 1966 trong 48 giờ. Các cuộc ném bom Bắc Việt đã bị tạm ngưng trong thời gian dài hơn. Vào ngày 22-11-1966, 


Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã thông báo với bộ trưởng Quốc phòng Mỹ rằng họ phản đối bất cứ sự tạm ngưng nào trong các cuộc hành quân vào những ngày nghỉ lễ. Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân chỉ ra rằng nếu một cuộc ngưng bắn đã được quyết định, thì các cuộc tạm ngưng ném bom nên được giới hạn tối đa là 48 giờ để giảm thiểu lợi thế quân sự cho kẻ thù, và nếu không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Việt sẵn sàng đàm phán, thì quân đồng minh nên được phép tấn công các mục tiêu quân sự bất thường ở Bắc Việt vì chúng có thể phát triển. Ý kiến này của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã được tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (CINCPAC) hoàn toàn ủng hộ.


Trong năm 1967, đã có bốn lần hưu chiến được thực hiện: Tết dương lịch 48 giờ, Tết Nguyên đán năm ngày, lễ Phật đản 24 giờ và Giáng sinh 24 giờ. Cũng giống như các lần trước đây, thời gian hưu chiến năm 1967 đã được Việt Cộng tận dụng tối đa. Họ đã tận dụng cơ hội để tiến hành các hoạt động tiếp tế và khôi phục lại lực lượng của mình, tất cả đều làm tổn hại đến quân Mỹ và các đồng minh Thế giới tự do khác.


10- Ngày 18-11-1967, một chương trình phát thanh ở Hà Nội loan tin rằng Mặt trận Giải phóng đã ra lệnh tạm ngưng các cuộc tấn công quân sự từ ngày 23 đến 26-12-1967 nhân dịp lễ Giáng sinh, từ 29-12-1967 đến ngày 1-1-1968 nhân Tết dương lịch và từ ngày 26-1 đến 2-2-1968 nhân dịp Tết Nguyên đán; tuy nhiên không có một viên chức chánh thức nào của Mỹ được Việt Cộng thông báo về việc hưu chiến như vậy. 


Ngày 9-12-1967, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ lưu ý rằng phía Mỹ đã chuẩn bị để tạm ngưng các hoạt động quân sự trong 24 giờ vào dịp Giáng sinh và Tết dương lịch, và 48 giờ vào dịp Tết Nguyên đán. Họ đề nghị bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi các quy tắc cam kết ban hành năm 1966 để trao quyền chống lại các hoạt động hậu cần và thâm nhập lớn được phát hiện trong thời gian hưu chiến.


Ngày 15-12-1967, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố các lực lượng Đồng minh tại Việt Nam sẽ áp dụng 24 giờ hưu chiến trong dịp lễ Giáng sinh 1967.

Ngày 30-12-1967, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố rằng thời gian ngừng bắn 36 giờ mừng Tết dương lịch sẽ có hiệu lực từ ngày 31-12-1967 đến ngày 2-1-1968. Thời gian ngừng bắn được Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa kéo dài thêm 12 giờ so với trước là nhằm đáp lại lời kêu gọi của Đức giáo hoàng Phaolô VI để cho ngày 1-1-1968 là ‘ngày bình an’ (day of peace). Những hướng dẫn tương tự về các hoạt động ngừng bắn quân sự vào dịp Giáng sinh cũng được áp dụng trong thời gian ngừng bắn mừng Tết dương lịch.


11- Trước thời điểm ngừng bắn 24 giờ mừng Giáng sinh và 36 giờ mừng Tết dương lịch, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy kẻ địch đã lên kế hoạch lợi dụng những khoảng thời gian này. Những sự kiện sau đó cho thấy họ đã thực hiện một đợt bổ sung binh lực cực lớn cả về nhân lực và vật lực từ Bắc Việt vào Nam. Các chuyến bay trinh sát và chụp không ảnh đã ghi nhận được hơn 3.000 chiếc xe tải đang di chuyển trong khu vực Cán Chảo ở Bắc Việt trong suốt hai lần ngưng bắn, phần lớn là đi về phía nam. Gần 1.300 chiếc xe tải đã được ghi nhận trong dịp ngừng bắn mừng Giáng sinh và khoảng 1.800 chiếc trong thời gian dài hơn mừng Tết dương lịch. Con số này so với mức trung bình khoảng 170 chiếc xe tải mỗi ngày trong thời gian từ 22-12-1967 đến 4-1-1968. Ít nhất đã có khoảng 5.000 tấn hàng đã được địch di chuyển đến các lực lượng ở khu vực phi quân sự và trên đất Lào. Cần lưu ý rằng hầu như tất cả những cảnh báo này được ghi nhận vào ban ngày. Thời tiết xấu đã ngăn cản nhiều kết quả theo dõi khác. Những chiếc xe tải đã được phát hiện năm nay nhiều gấp gần mười lần theo cách đã thấy trong những ngày lễ tương tự trong những năm 1966-67 khi có hai cuộc ngừng bắn 48 giờ. Nếu các hoạt động này chỉ nhằm mục đích phòng thủ nội bộ Bắc Việt, sẽ ít gây quan ngại hơn. Tuy nhiên, chúng đã được thực hiện chủ yếu nhằm hỗ trợ các hoạt động xâm lược vào miền Nam Việt Nam. Mục đích này là hoàn toàn thù địch và hiếu chiến.”


12- Phòng không Bắc Việt đối phó cuộc không kích của Mỹ (15-12-1967) 


Ngày 15-12-1967, Không lực Mỹ mở 44 phi vụ máy bay cường kích oanh tạc khu vực cầu Đuống, Hà Nội. Phòng không Bắc Việt đã bắn 8 quả tên lửa SAM-2 nhưng đều vô hiệu, do bị máy phát nhiễu ALG-71 của Mỹ gây nhiễu toàn bộ rãnh sóng điều khiển đạn và rãnh sóng xung trả lời của đạn.


Theo kỹ thuật của Liên Xô, mỗi tiểu đoàn tên lửa S-75 Dvina (SAM-2) phải triển khai đủ 6 bệ phóng và đầy đủ bộ khí tài quy ước, nhưng trong các năm 1966-68 và 1972, do Không quân Mỹ oanh kích quá ác liệt gây thiệt hại lớn trên quy mô rộng khắp, nên mỗi tiểu đoàn tên lửa phòng không Bắc Việt chỉ triển khai được 2 hoặc 3 bệ phóng, thậm chí tại khu vực Quảng Bình chỉ triển khai được một bệ phóng, nên hiệu quả chiến đấu càng suy giảm.


Để đối phó với cuộc không kích của Mỹ, các chuyên gia kỹ thuật tên lửa hàng đầu Soviet ở Moscow được lệnh sang Hà Nội, cùng các kỹ sư quân sự Bắc Việt do thiếu tướng kỹ sư Trần Đại Nghĩa (tức Phạm Quang Lễ) phụ trách, nghiên cứu giải quyết việc chống nhiễu điện tử, cố gắng cho bộ khí tài điều khiển tên lửa đất đối không SAM-2 vận hành bình thường. Nhóm nghiên cứu đã áp dụng kỹ thuật ‘át nhiễu’, nâng công suất sóng trả lời của tên lửa và sóng điều khiển đạn lên gấp ba lần, đủ sức vượt qua cường độ nhiễu của các loại máy ALQ-71, ALQ-101, ALQ-107 của Mỹ. Ngoài ra, từ năm 1965 đến 1972, Liên Xô đã cải tiến hệ thống radar của S-75 Dvina (SAM-2) bốn lần với 40 nội dung kỹ thuật để cố gắng theo kịp trình độ chiến tranh điện tử của Không lực Mỹ. Bộ đội Việt Cộng cũng áp dụng nhiều biện pháp ngụy trang trận địa tên lửa, như đốt vỏ xe ô tô phế thải tạo khói mù che chắn, làm giả bãi tên lửa bằng tre, cót, sơn phết giống như thật để đánh lừa đối phương…


13- Tính chung trong năm 1967, Quân đồng minh tại Việt Nam Cộng Hòa và quân Việt Cộng đã diễn ra hàng ngàn trận giao tranh lớn nhỏ. Quân VNCH chết 15.571, bị thương 46.010, bị bắt hoặc đào ngũ 820; quân Mỹ chết 11.153, bị thương 28.904, bị bắt 542; quân Việt Cộng chết 93.304, bị thương 163.257, bị bắt hoặc ra hàng 10.553.


14- Tính đến đầu tháng 1-1968, Quân lực Mỹ tại Việt Nam gồm có 9 sư đoàn, 1 trung đoàn thiết kỵ và 2 lữ đoàn độc lập, với tổng cộng 331.098 binh sĩ lục quân và 78.013 binh sĩ thủy quân lục chiến, tập trung trong khoảng 100 tiểu đoàn bộ binh và cơ giới. Ngoài Mỹ, lực lượng Thế giới Tự do còn có: hai sư đoàn bộ binh và 1 lữ đoàn TQLC của Hàn Quốc, Chiến đoàn 1 Úc – Tân Tây Lan, một trung đoàn Thái Lan.


15- Tháng 1 năm 1968 Vào lúc này, tại Khe Sanh có 5.000 quân TQLC Mỹ, một tiểu đoàn biệt động quân Việt Nam Cộng Hòa, một pháo đội súng cối 106 ly, ba pháo đội đại bác 105 ly, một pháo đội đại bác 155 ly, năm xe tăng M-48, hai chi đội chiến xa M-50-mỗi chiếc có sáu khẩu cối 106 ly. Tại căn cứ Rock Pile có bốn pháo đội đại bác 175 ly. Căn cứ Carroll có ba pháo đội 175 ly.


Về phía quân Việt Cộng có: Sư đoàn 304 đóng quân phía tây nam khu Khe Sanh; Sư đoàn 320 đóng quân phía bắc căn cứ hỏa lực Rock Pile; Sư đoàn 325C đóng quân phía bắc đồi 881 Bắc; Trung đoàn x thuộc Sư đoàn 324 đóng quân gần khu phi quân sự, cách Khe Sanh 24 cây số về hướng tây bắc; Đoàn xe tăng T-54 và PT-76 và hai trung đoàn pháo 68 và 164 yễm trợ.


16- Tổng cộng cả năm 1968: cộng quân bỏ lại trận 289.358 xác, bị thương 260.743, bị bắt hoặc đầu hàng 29.094. Tổng thiệt hại 579.195 quân.


Sau này, nguyên phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân (1968) là đại tá Bùi Tín (Thành Tín) thừa nhận: Có thể nói cả năm Mậu Thân đó, lực lượng bên này đã mất chỗ đứng, không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành thị. Do đó mà tình hình trở nên hết sức khó khăn. Tuy lúc đầu có giành thắng lợi nỗi bật về mặt tuyên truyền nhưng trên thực tế là mất hết chỗ đứng, mất hết lực lượng.


Trong chiến dịch Tết Mậu Thân, toàn bộ gần 90.000 cán binh miền Nam (thường gọi là ‘Quân Giải phóng’) đều bị lộ diện khi được giao nhiệm vụ xung kích đi đầu dẫn đường trong các cuộc tấn công và có khoảng 75.000 trong số này bị thiệt mạng. Kết quả là sau chiến dịch, lực lượng Việt Cộng hầu như không còn cán binh địa phương để thực hiện chiến tranh du kích, nằm vùng, mà chủ yếu là người mới từ miền Bắc đưa vào, để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu theo chiến thuật một cuộc chiến tranh thông thường.


17- Mở đầu sớm cuộc tổng tấn công đợt 1 ở Nha Trang và Tây Nguyên (29-1-1968)


Từ tối 29-1-1968, lực lượng đồng minh đơn phương hưu chiến để nhân dân và các bên vui Tết.


Theo kế hoạch vạch sẵn, lúc 11 giờ đêm giao thừa 30 rạng sáng mồng một Tết Nguyên đán Mậu Thân, quân Việt Cộng sẽ đồng loạt tấn công vào 30 thành phố, tỉnh lỵ, 70 quận lỵ, 44 sân bay trên toàn miền Nam. Tuy nhiên, Bộ tư lệnh các mặt trận B1 (Quân khu 5) và B3 (Tây Nguyên) sử dụng lịch vừa đưa từ Hà Nội vào có ngày giao thừa 30 tết sớm hơn lịch Tàu một ngày nên ngày khởi động chiến dịch theo quy ước sẵn vào đúng dịp giao thừa sớm hơn các nơi khác một ngày.


image-1102


Từ trước đến nay, Việt Nam sử dụng âm lịch chung với các nước Á Đông khác như Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore. Tại Bắc Việt, để tạo sự khác biệt láu cá với miền Nam thù địch nên từ năm 1957, Bộ Chính trị Việt Cộng lấy cớ có sự khác biệt múi giờ và thủy thổ giữa Hà Nội với các nước lân cận, nên ra lệnh điều chỉnh lại âm lịch riêng cho miền Bắc. 


Vì thế ngày mồng một Tết Nguyên Đán tại Việt Nam Cộng Hòa là ngày 30-1 đương lịch 1967, chậm hơn một ngày so với dương lịch miền Bắc. Trong quá trình triển khai chiến dịch, từ Quân khu 5 trở ra được cán bộ từ Bắc Việt vào triển khai nên dùng theo lịch miền Bắc, trong khi Bộ tư lệnh Miền lại sử dụng lịch miền Nam. Phát hiện sai sót chết người này, Trung ương Việt Cộng lập tức chấn chỉnh nhưng đã muộn. Chiều 29-1-1968, Quân khu 5 Việt Cộng nhận được lệnh hoãn cuộc tấn công sang đêm 30 rạng sáng 31-1, nhưng chỉ kịp báo cho Sư đoàn 2, Sư đoàn 3, Trung đoàn 10 và hai tỉnh đội Quảng Nam, Quảng Ngãi. Các tỉnh đội Quảng Đà, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa không nhận được nên vẫn nổ súng theo kế hoạch ban đầu là đêm 29 rạng sáng 30-1-1968.


Vì thế, từ 11 giờ đêm 29 rạng sáng 30-1-1968 tức khuya 29 Tết Mậu Thân, quân Việt Cộng tại B1 và B3 đồng loạt tấn công vào bảy đô thị miền Trung – Tây Nguyên (Nha Trang, Ban Mê Thuột, Kontum, Hội An, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Pleiku) và hàng loạt thị trấn quận lỵ (Phú Lộc, Tân Cảnh, Lạc Thiện, Buôn Hồ, Phước An, An Khê…). Vì thế các chiến dịch nghi binh, đánh lạc hướng mà quân Việt Cộng đã cố công thực hiện với hàng vạn thương vong trở thành công cốc. Bộ tư lệnh quân đồng minh vừa chỉ đạo phản công tại các vùng chiến sự, vừa ra lệnh cho các nơi khác chuẩn bị binh lực hùng hậu dọn trận địa chờ sẵn tiêu diệt cộng quân.


Theo dự kiến kế hoạch, cùng lúc đó cộng quân nằm vùng ở các đô thị sẽ vận động dân chúng đồng loạt nổi dậy hưởng ứng giành chánh quyền, nhưng trên thực tế tại tất cả các nơi dân chúng đều trú ẩn chặt trong nhà nên ý định này thất bại ngay từ đầu. Mặc khác, tình báo Mỹ đã biết trước kế hoạch Xuân Hè 1968 và chuẩn bị sẵn kế hoạch nghi binh ứng phó nên quân Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh vẫn cố thủ chặt và giữ vững trận địa không cho cộng quân chiếm được bất cứ đô thị nào vùng này.


Cuộc tổng tấn công khởi sự ở Tân Cảnh và Nha Trang (0 giờ 30 ngày 30-1)

Từ đêm 29 rạng sáng 30-1-1968, tức đêm giao thừa Tết Mậu Thân theo lịch Bắc Việt, hơn 700.000 quân Việt Cộng tại miền Nam bắt đầu tấn công.


Lúc 0 giờ 30 phút sáng 30-1-1968, Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 174 chủ lực Tây Nguyên tấn công quận lỵ Tân Cảnh (tỉnh Darlac). Vài phút sau, súng Việt Cộng đồng loạt nổ ở các thị xã Nha Trang, Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum.


Tại Nha Trang, lúc 0 giờ 32 phút sáng 30-1-1968, một toán đặc công Việt Cộng cải trang thành lính Việt Nam Cộng Hòa nổ súng vào Đài Phát thanh Nha Trang. Đến 0 giờ 35 phút, quân Việt Cộng bắn lựu pháo vào Trung tâm huấn luyện Hải Quân. Đến 2 giờ sáng, khoảng 8.000 quân Việt Cộng tràn vào thành phố Nha Trang, phối hợp với du kích và cán bộ nằm vùng chiếm một sở chỉ huy hậu cần và dinh tỉnh trưởng. Trung tá tỉnh trưởng Khánh Hòa Lê Khanh yêu cầu quân Mỹ phản công bằng bộ binh, nhưng quân Mỹ cho không quân oanh kích làm dinh tỉnh trưởng bị cháy. Quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa cho xe tăng và bộ binh, có pháo binh và máy bay yễm trợ phản kích mãnh liệt. Đến trưa, cánh quân Việt Cộng bị bẻ gãy, cộng quân chết 4.300 quân, bị bắt và đầu hàng 240.


Sau khi cộng quân vừa tấn công vào Nha Trang, lúc 0 giờ 40 phút, lệnh báo động chiến đấu từ Bộ Tổng tham mưu đã gửi đến toàn bộ lực lượng quân sự trên toàn cõi Việt Nam Cộng Hòa. Quân đồng minh bắt đầu tổ chức các đợt phản kích tiêu diệt cộng quân theo kế hoạch đã định.


Chiến sự tại Ban Mê Thuột (1 giờ 35 ngày 30-1)


Lúc 1 giờ 35 phút sáng 30-1, quân Việt Cộng bắn hàng loạt súng cối và rốc két vào khu vực trung tâm thị xã, tiếp theo là cuộc xung phong của 20.000 bộ binh. Một số đặc công, du kích và cán bộ nằm vùng đã đột nhập từ trước vào thị xã trà trộn trong dân chúng đang đi hái lộc tết, bắt đầu tiến chiếm các vị trí quan trọng như dinh tỉnh trưởng, đài phát thanh, sở chỉ huy tiểu khu, ngân hàng, các đồn cảnh sát…


Chiến sự tại Kontum (2 giờ ngày 30-1)

Tại Kontom, quân Việt Cộng tấn công lúc 2 giờ ngày 30-1.

Chiến sự tại Hội An (2 giờ 55 ngày 30-1)

Tại Hội An, quân Việt Cộng tấn công lúc 2 giờ 55 ngày 30-1.

Chiến sự tại Đà Nẵng (3 giờ 30 ngày 30-1)


Ở Đà Nẵng, lực lượng Việt Cộng gồm Sư đoàn 2 chủ lực Quân khu 5, các tiểu đoàn đặc công, Tỉnh đội Quảng Đà, tổng cộng 27.000 quân. Quân đồng minh gồm Sư đoàn 1 bộ binh và Lữ đoàn dù Việt Nam ở phía bắc, 16 tiểu đoàn Mỹ và Liên đoàn biệt động quân Việt Nam ở phía tây và nam, trong nội thành có các căn cứ Mỹ và Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 Việt Nam. Do chuẩn bị kém nhất so với các nơi khác, cộng quân tấn công Đà Nẵng không chiếm được một vị trí nào và bị quân đồng minh nhanh chóng kéo ra ngoại vi để tập kích gây nhiều thương vong.


Lúc 3 giờ 30 ngày 30-1, Sở chỉ huy Quân đoàn 1-Vùng 1 chiến thuật nằm ở ngoại vi thành phố Đà Nẵng, bị cộng quân tấn công bằng bộ binh và súng cối. Hàng chục cộng quân lao vào chỉ huy sở và bị bắn gục nhanh chóng. Trung tướng tư lệnh Quân đoàn 1 Hoàng Xuân Lãm và thiếu tá P.S. Milantoni trực tại Trung tâm hành quân chiến thuật căn cứ vào báo cáo của trinh sát ngoại vi, ra lệnh cho Trung tâm yễm trợ không quân đóng ở khu vực bên cạnh trong sở chỉ huy cho máy bay ném bom vào đội hình cộng quân đang tập trung cách Sở chỉ huy Quân đoàn không đầy hai cây số làm cộng quân chết hơn 7.000 quân. Đồng thời quân của trung đoàn cơ hữu đóng trong Sở chỉ huy Quân đoàn tổ chức phản kích giết thêm gần 300 quân trong toán cộng quân xung phong. Mũi tấn công này bị đập tan chỉ trong vòng không tới 2 giờ.


Chiến sự tại Quy Nhơn và Quảng Ngãi (4 giờ 10 ngày 30-1)


Tại Quy Nhơn và Quảng Ngãi, quân Việt Cộng tấn công lúc 4 giờ 10 ngày 30-1. Ở Quảng Ngãi, máy bay Mỹ ném bom dồn dập vào ngay đội hình tập trung của cộng quân trên quốc lộ 1 làm hàng chục ngàn quân thương vong ngay trong vài giờ đầu.

Chiến sự tại Pleiku (4 giờ 40 ngày 30-1)


Lúc 4 giờ 40 ngày 30-1, cộng quân bắn rốc két, súng cối vào trung tâm tỉnh lỵ, Sở chỉ huy Quân đoàn 2, rồi cho 15.000 quân tấn công Sở chỉ huy Quân đoàn 2, 10.000 quân tấn công tiểu khu Pleiku và các vị trí quan trọng tring tỉnh lỵ. Trung tướng tư lệnh Quân đoàn 2 Vĩnh Lộc dùng trực thăng làm sở chỉ huy hành quân lưu động, liên tục liên lạc với đại tá J.W. Ban, sĩ quan liên lạc Chánh phủ Mỹ tại Sở chỉ huy Quân đoàn 2 Vùng 2 chiến thuật để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Quân đoàn 2 cho pháo binh và không quân oanh kích thẳng vào đội hình tập trung quân của cộng quân, đồng thời bộ binh và xe tăng chờ sẵn xông ra bắn phá vào đội hình đang hoang mang cực độ của cộng quân. Chỉ trong ba giờ, cộng quân chết gần 16.000 quân, bị thương hàng ngàn, mũi tấn công bị bẻ gãy nhanh chóng.


18- Chiến dịch Tổng tấn công Tết Mậu Thân đợt 1 (30-1 đến 31-3-1968)


Mặc dù kế hoạch tổng tấn công Mậu Thân bị phát hiện lộ bí mật và có sự cố nhầm ngày khởi sự nên ở Miền Trung – Tây Nguyên đánh sớm một ngày, nhưng cộng quân ở trong tình thế dầu sôi lửa bỏng không thể dừng được nữa.


Lúc 1 giờ 30 phút ngày 31-1-1968, đài Tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội, đài Phát thanh giải phóng đặt tại Nam Lào đồng loạt công bố mệnh lệnh của chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ ra lệnh tổng tấn công và nổi dậy giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng phát vào giờ đó nên chỉ có các đơn vị cộng quân đón nghe. Chỉ thị nêu rõ: …phải quyết tâm phối hợp các thành phần tại chỗ sau khi chiếm được các đô thị. Nhanh chóng trang bị võ khí cho lực lượng cán bộ chính trị và dân sự. Thành lập uỷ ban quân quản từ tỉnh xuống quận, phường khóm, thành lập các đội tự vệ võ trang chiến đấu và các cơ cấu hổ trợ bộ đội chủ lực tác chiến, hình thành trận tuyến phòng không vững chằc và nâng cao tinh thần đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân lao động đảm bảo đánh thắng khi Mỹ Nguỵ phản công. 


Từ giờ đó, quân Việt Cộng khắp nơi đồng loạt tấn công vào quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ và đồng minh mong chiếm đoạt lãnh thổ.


Tính đến 4-2-1968, đã có tổng cộng 64 thành phố, thị xã, thị trấn và nhiều vùng nông thôn ở miền Nam thành vùng chiến sự. Trong đó 7 tỉnh lỵ bị khởi chiến sớm nhất là Nha Trang (Khánh Hòa), Ban Mê Thuột (Darlac), Kontom, Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Pleiku. Sau đó một ngày, chiến sự đồng loạt nổ ra ở 23 tỉnh lỵ: Quảng Trị, Huế (Thừa Thiên), Tuy Hòa (Phú Yên), Hậu Bổn (Phú Bổn), Đà Lạt (Tuyên Đức), Phan Thiết (Bình Thuận), Phước Lễ (Phước Tuy), Tây Ninh, Phú Cường (Bình Dương), Biên Hòa, Gia Định, Sài Gòn, Mộc Hóa (Kiến Tường), Mỹ Tho (Định Tường), Trúc Giang (Kiến Hòa), Châu Phú (Châu Đốc), Sa Đéc, Vĩnh Long, Phú Vinh (Vĩnh Bình), Rạch Giá (Kiên Giang), Cần Thơ (Phong Dinh), Khánh Hưng (Ba Xuyên), Quản Long (An Xuyên). Các tổng kho quân sự lớn cũng bị tấn công ở: Phú Bài – Phú Lộc (Thừa Thiên), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Tam Kỳ – Chu Lai (Quảng Tín), Bồng Sơn – An Khê – Quy Nhơn (Bình Định), Pleiku, Tuy Hòa (Phú Yên), Nha Trang (Khánh Hòa), Long Bình (Biên Hòa), Vĩnh Long.


Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân diễn ra nhiều đợt liên tiếp. Cộng quân đã huy động 9 sư đoàn chủ lực và hàng trăm ngàn bộ đội địa phương, dân quân du kích, biệt động nằm vùng. Chiến trường trọng điểm và ác liệt nhất là ở Sài Gòn và Huế. Mấy ngày đầu giao chiến, thương vong quá nhiều mà không đạt mục tiêu đề ra, tin mật báo về trên làm giới lãnh đạo Đảng và Quân đội Việt Cộng hết  sức hoang mang.


Ngày 3-2, Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra lời kêu gọi quân và dân miền Nam hãy “thừa thắng xông lên, đánh mạnh hơn nữa”. Ngày 4-2, Hồ Chí Minh gửi điện cho Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam “càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan. Quân địch như con thú dữ đến bước đường cùng càng giãy giụa diên cuồng, quân và dân ta càng phải tăng cường đoàn kết, kiên trì chiến đấu, đánh mạnh, đánh liên tục, giành thắng lợi to lớn hơn nữa”.


Từ ngày 10-2 đến 31-3, máy bay chiến thuật Việt-Mỹ đã ném 35.000 tấn bom, máy bay B-52 ném 75.000 tấn bom, pháo 175 ly bắn trên 100.000 quả đạn xuống đội hình tập trung cộng quân tại khu vực Khe Sanh.


Đêm 17 rạng 18-2, cộng quân đồng loạt đánh vào gần 70 mục tiêu tại hơn 20 thành phố, tỉnh lỵ, trong đó có Tổng hành dinh của đại tướng Westmoreland, tổng chỉ huy quân lực Mỹ tại Việt Nam, Tổng nha Cảnh sát VNCH,  Bộ Tổng tham mưu liên quân Quân lực VNCH.


Đến tháng 3-1968, quân Việt Cộng lại mở đợt tấn công vào 30 thành phố, tỉnh lỵ khắp miền Nam. Có 20 sân bay bị tấn công, trong đó dữ dội nhất là vào sân bay Tân Sơn Nhứt.


Ngày 14-3, thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định tiếp viện khẩn cấp cho chiến trường miền Nam 50.000 tấn gạo, 10 triệu thước vải, 100 tấn thuốc… để tiếp tục chiến dịch Xuân Hè 1968.


19- Giao tranh tại Huế trong Tết Mậu Thân – Chiến dịch Huế City (30-1 đến 25-2-1968) 


Tại Huế, từ tháng 8-1967, thám báo Việt Nam Cộng Hòa phát hiện tại vùng rừng núi thuộc quận Hương Trà phía Bắc tỉnh Thừa Thiên xuất hiện nhiều hòm chứa dụng cụ giải phẩu qui mô cấp quân đoàn, điện đài và súng đạn còn mới của Việt Cộng chôn giấu, cũng như một số sa bàn khu vực Huế. Cùng lúc đó, cộng quân cũng đẩy mạnh quấy phá ở vùng nông thôn tỉnh Thừa Thiên.


Chuẩn tướng tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh Ngô Quang Trưởng nhận định cộng quân sắp đánh lớn tại Huế và vùng Bắc Thừa Thiên nên một mặt báo về Sài Gòn, mặt khác tăng cường phòng bị và cho quân lùng sục vùng Phú Lộc, Hương Trà. Ngay sau đó, một đơn vị thuộc Sư đoàn 101 Mỹ bắt được một sĩ quan cộng quân, khai là đang diễn tập đánh Huế. Đêm 20-12-1967, trinh sát cộng quân xâm nhập vào tận làng công giáo Phủ Cam thuộc xã Thủy Phước, quận Hương Thủy ở ngoại vi Huế, bị phát hiện và bỏ lại một xác chết. Nhiều tin tình báo khác cho thấy Việt Cộng sắp mở chiến dịch rất lớn trong quãng thời gian ngay trước hoặc sau Tết. Trung tướng Hoàng Xuân Lãm – tư lệnh Quân đoàn 1-Vùng 1 chiến thuật liền điều hai tiểu đoàn Nhảy dù, đóng tại quận Quảng Điền cách Huế 15 cây số về phía Bắc và tại phi trường Phú Bài, cách Huế 17 cây số về phía Nam đồng thời ra lệnh cho toàn Quân đoàn 1 cấm trại. 


Từ 18 giờ 30 phút đêm 30-1-1968, cộng quân bắt đầu tràn về Huế với lực lượng ba sư đoàn 5, 309 và 325B, Đoàn 6 đặc công, Đoàn 9 (Đoàn Cù Chính Lan), cộng với lực lượng tỉnh đội, du kích địa phương tổng cộng 55.000 quân, trong đó đợt xung kích đầu tiên trong đêm giao thừa gồm 12.000 quân. Tư lệnh Mặt trận Trị Thiên (B4) trong tổng tấn công Mậu Thân 1968 vừa từ Bắc vào là thiếu tướng Hoàng Sâm (tức Trần Văn Kỳ); phó tư lệnh Mặt trận là thiếu tướng Trần Văn Quang – tư lệnh kiêm chính uỷ Quân khu Bình Trị Thiên (1966-73); chính uỷ Mặt trận là Lê Minh. Sau khi Hoàng Sâm tử trận thì Trần Văn Quang nắm quyền tư lệnh. 


Lúc 3 giờ rưỡi sáng 31-1, quân Việt Cộng bắt đầu nổ súng đánh Huế. Hai tiểu đoàn đặc công cộng quân băng qua các cầu và các hào phòng thủ xung phong vào khu hoàng thành. Giao tranh dữ dội xảy ra quanh khu vực sân bay quân sự. Kho xăng bị bắn cháy.


Đoàn 5 cộng quân gồm các tiểu đoàn K4A, K4B, K10 và K21 từ phía nam, hữu ngạn sông Hương, hợp với Thành đội Huế tấn công các cơ sở hành chánh phía nam. Đoàn 9 gồm hai tiểu đoàn 416, 418 hợp với một đơn vị mang tên Đường 12, tấn công mặt tây.


Tại Cửa Chánh Tây, cộng quân gồm 3.000 quân thuộc hai trung đoàn 800, 802 do một đại đội đặc công mở đường. Đại đội Hắc Báo VNCH chống trả đến sáng mồng Một Tết thì bị đánh lui sau khi cổng thành bị cộng quân dùng bộc phá đánh sập. Trung đoàn 804 cộng quân tăng cường phối hợp đánh chiếm khu vực phía tây quận Thành Nội.


Tại khu vực An Hòa, Trung đoàn 9/309 cộng quân cũng đẩy lui Tiểu đoàn 2 dù VNCH.


Các tiểu đoàn K1, K2, K6 thuộc Đoàn 6 đặc công cộng quân dẫn đường cho 4 trung đoàn từ phía bắc bên tả ngạn sông Hương, tấn công phi trường Tây Lộc, Đại Nội. Tại phi trường Tây Lộc trong quận Thành Nội Huế, hai trung đoàn cộng quân tấn công định đốt máy bay, kho xăng, đạn dược, nhưng đánh lạc vào kho quân cụ và đôi bên cầm cự dai dẵng suốt mấy tuần liền rồi cộng quân bị liên quân Việt-Mỹ bao vây tiêu diệt và bức hàng toàn bộ.


Tiểu đoàn K12 thuộc Đoàn 6 đặc công dẫn đường cho 3 trung đoàn tấn công trụ sở Bộ tư lệnh Sư đoàn 1 Việt Nam Cộng Hòa đóng tại thành Mang Cá nhưng có quân từ chi khu Hương Trà và Hải quân Mỹ đóng ở Bao Vinh yễm trợ nên cộng quân nhanh chóng bị đánh lui.


Tại Cửa Hữu, Trung đoàn 6 cộng quân đánh vào Kỳ Đài, treo cờ Liên minh Dân tộc dân chủ hòa bình nửa xanh nửa đỏ sao vàng, rồi qua cửa Thượng Tứ đánh chiếm rạp Hưng Đạo, đồn cảnh sát Đông Ba, Ty Chiêu hồi, Ty Thông tin, Tòa Thượng thẩm…


Tại phía nam Huế, Trung đoàn 5 và bốn tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 9/Sư đoàn 309, Tiểu đoàn ĐKB và 4 đại đội đặc công tiến đánh căn cứ thiết giáp Tam Thai nhưng bị dội lại trước hỏa lực phòng thủ kiên cố nên phải bỏ mục tiêu này, rồi vượt sông An Cựu tiến vào trung tâm thành phố Huế, đánh chiếm căn cứ Đại đội quân cụ VNCH gần cầu Phủ Cam, Ty Bưu điện, Ty Ngân khố, Tòa đại biểu Chánh phủ Trung nguyên Trung phần, Tòa Hành chánh tỉnh Thừa Thiên, phá lao xá Thừa Phủ, giải thoát hàng ngàn tù nhân…


Từ 4 đến 5 giờ sáng 31-1, Bộ chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ ở Phú Bài chỉ để lại 3 tiểu đoàn trấn giữ căn cứ Phú Bài, còn toàn bộ binh lực được trực thăng vận đổ quân chặn con đường nối từ Huế về A Lưới để cắt đứt đường rút lui của cộng quân.

Từ 4 giờ 30 đến 6 giờ sáng 31-1, máy bay Mỹ từ căn cứ Phú Bài thực hiện hơn 100 phi vụ dội bom vào khu tập trung quân của cộng quân tại Phú Tuân và vào đội hình đại quân đang kéo về chiếm Huế, làm chết gần 20.000 cộng quân.

Từ sáng 31-1 đến 5 giờ sáng 24-2, cộng quân treo cờ Mặt trận Giải phóng trên cổng thành. Bộ chỉ huy cộng quân chiếm một căn nhà trong Hoàng cung làm nơi đóng quân nhưng chỉ trụ được hai ngày là thấy tình hình không ổn nên phải rút ra ngoài.


Lúc 8 giờ 30 ngày 31-1, Bộ chỉ huy TQLC Mỹ đưa một đại đội A trong số 3 tiểu đoàn tại Phú Bài cùng với 4 xe tăng và 1 khẩu pháo tự hành kéo về chi viện cho Huế. Toán quân này vừa hành quân vừa chiến đấu, đến 15 giờ thì đến trụ sở căn cứ cố vấn Mỹ. Quân Mỹ định vượt qua cầu sông Hương để sang giải vây thành nội nhưng bị 8 tiểu đoàn cộng quân chặn lại và bị đánh bật trở lại căn cứ cố vấn Mỹ.

Lúc 15 giờ 31-1, chuẩn tướng tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh Ngô Quang Trưởng cho bộ binh, xe tăng và quân không vận hành quân về trụ sở Bộ chỉ huy trong nội thành và giao tranh với 11 tiểu đoàn cộng quân. Đến 16 giờ chiều 1-2, quân đồng minh gồm 3 tiểu đoàn TQLC Mỹ và 11 tiểu đoàn/Sư đoàn 1 VNCH đã giải tỏa thông suốt con đường  nối liền căn cứ Sư đoàn 1 tới nội thành và tới trụ sở cố vấn Mỹ ở bên kia sông Hương Giang.


Như vậy sau ngày đầu giao tranh, quân Việt Cộng đã chiếm được hầu hết các cơ sở hành chánh, khu Đại Nội, chợ Đông Ba, các cửa Thượng Tứ, An Hòa, Chánh Tây. Quân Việt Nam Cộng Hòa còn giữ được đồn Mang Cá, Đài phát thanh gần cầu Trường Tiền, trụ sở Tiểu khu Thừa Thiên, Ty Cảnh sát, khách sạn Thuận Hóa tức trụ sở MACV, bến Hải quân, trường Kiểu Mẫu.


Trong khi đó, Bộ chỉ huy cộng quân mặt trận Huế đóng tại làng La Chữ, quận Hương Trà bị Sư đoàn Không kỵ Mỹ dùng trực thăng đổ quân bao vây, giao tranh dữ dội. Riêng tại đây, quân Mỹ chết 100 quân, cháy 9 trực thăng. Cộng quân chết gần 300 quân và hai viên tướng, trong đó có thiếu tướng tư lệnh Mặt trận Trị Thiên 


– B4 Hoàng Sâm (tức Trần Văn Kỳ). Bộ chỉ huy cộng quân bị phá vỡ nên việc chỉ đạo kế hoạch chung bị phá sản, làm cuộc tấn công trở thành tình thế rắn không đầu suốt một ngày, sau đó mới được bổ sung nhưng không cứu vãn được tình thế. Liên quân Việt-Mỹ hình thành hai gọng kềm bao vây cộng quân trong khu Thành Nội và khu Tây thành phố.


Đêm 30 rạng 31-1-1968, Việt Cộng thành lập Liên minh Dân tộc dân chủ và hòa bình tại thành phố Huế và đưa ra lời kêu gọi dân chúng nỗi dậy cướp chánh quyền.

Từ ngày 1 đến 10-2-1968, quân Việt-Mỹ tập trung tái chiếm quận 3 Hữu Ngạn. Từ ngày 1 đến 25-2-1968, Chiến đoàn Xray/Sư đoàn 1 TQLC Mỹ phối hợp với quân VNCH mở chiến dịch Huế City, phản kích quân Việt Cộng. Từ tối 1-2, quân đồng minh phân công: TQLC Mỹ sẽ quét cộng quân ra khỏi khu vực Đông Ba, trong khi quân Sư đoàn 21 VNCH đánh về phía bắc để giải tỏa khu vực nội thành và cấm cung. Cuộc chiến diễn ra đôi bên bờ sông Hương hết sức ác liệt. Đôi bên giành giật từng căn nhà, góc phố dưới hỏa lực mạnh của đối phương và trong cơn mưa phùn lạnh lẽo của đợt gió mùa đông bắc.


Ngày mồng ba Tết 1-2-1968, Chiến đoàn 1 dù do trung tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy với hai tiểu đoàn 2, 7 và Chi đoàn 2/7 từ phía bắc vào giải vây Huế. Hai đại đội TQLC cùng 4 chiến xa M-48 trong Chiến doàn X-Ray đóng tại Phú Bài cũng về Huế tăng cường phòng thủ MACV. Các tiểu đoàn cộng quân 800, 802, 804, lần lượt bị tiêu diệt. Lực lượng còn lại nhờ vòng thành bảo vệ nên còn cầm cự được dai dẵng.

Chiều mồng 4 Tết, Tiểu đoàn 9 dù (thuộc Chiến đoàn 1 dù) được trực thăng vận vào chiến trường. Từ đây cho tới ngày 12-2, cuộc chiến trở nên khốc liệt với sự tổn thất nhân mạng rất cao của cả hai phía. Cùng ngày đó, Chiến đoàn Alpha TQLC Việt Nam Cộng Hòa gồm các tiểu đoàn 3, 4, 5 thay thế Chiến đoàn dù, tiếp tục giải tỏa áp lực tại sân bay Tây Lộc và Đại Nội.


Ngày 7-2, cộng quân phá sập cầu Trường Tiền để chặn đường tấn công của quân đồng minh. Ngày 11-2, Tiểu đoàn 1/Lữ đoàn 5 TQLC Mỹ đánh qua bên kia bờ sông Hương. Giao tranh đến ngày 13-2-1968, thì cường độ trận đánh bên bờ sông Hương càng ác liệt. Nội thành Huế hầu như tan hoang, cây cối đổ ngã tứ tán trên các đường phố, không chỉ vì bom đạn đôi bên mà còn vì cộng quân trước khi bị đẩy lui khỏi vùng nào cũng ra sức tàn phá vùng đó để trả thù. Ngày 15-2, Quân uỷ Trung ương từ Hà Nội mật lệnh cho cộng quân phải tử thủ tại Huế, nhưng tình hình càng lúc càng bi đát, nên ngày hôm sau chính uỷ Mặt trận là Lê Minh điện báo xin rút quân.

Tại Huế, chỉ 10 ngày đầu giao tranh, cộng quân Quân khu Trị Thiên đã tấn công hàng trăm trận lớn nhỏ tại 53 vị trí quân sự Việt-Mỹ. Cộng quân chết 1.300, bị thương 400. Quân Mỹ chết 130, bị thương 50; quân VNCH chết 110, bị thương 27, bị bắt và đầu hàng 400; thiệt hại 118 máy bay, 250 xe quân sự, 13 tàu xuồng chiến. 


Cộng quân phá 2 nhà tù, giải thoát 400 tù binh cộng sản và 1.800 tù thường phạm.   


Ngày 19-2, Thủy quân lục chiến VNCH mở chiến dịch Sóng Thần 739-68 giải tỏa Huế.


Từ ngày 21-2, quân Việt-Mỹ đã khép tròn vòng vây cộng quân bên trong và tiến chiếm từng thước đất trong thành phố. Ngày 22-2, hai tiểu đoàn 21 và 39 biệt động quân được tăng cường tại Huế và cộng quân cũng bắt đầu tháo chạy.


Sáng 24-2, Thủy quân lục chiến Mỹ chiếm trung tâm Hoàng thành.


Sáng 24-2, Sư đoàn 1 bộ binh VNCH chiếm Khu Ngọ Môn. Ngày 25-2-1968, Biệt động quân chiếm lại Khu Gia Hội, kiểm soát khu Thành Nội và đến hết tháng hai thì quân Việt-Mỹ kiểm soát hoàn toàn ngoại vi thành phố Huế. Chiến cuộc tại Huế tạm kết thúc với đổ nát, hoang tàn, nhà cửa, cầu cống, cây cối, đường xá là cả một vùng tử địa với xác người máu đỏ tràn phơi la liệt bốc mùi sình thối.


Tổng cộng từ 30-1 đến 25-2-1968 tại mặt trận Huế, quân Mỹ thiệt hại 142 lính TQLC thiệt mạng và 857 người bị thương; 74 lính bộ binh thiệt mạng và 507 người bị thương. Quân VNCH bị 384 thiệt mạng và 1830 người bị thương. 


Cộng quân bỏ lại trận trong nội thành 3.100 xác, bị truy kích sát hại 2.200 ở ngoại vi thành phố, số bị thương cũng rất lớn tới hàng ngàn.


20- Trong thời gian 26 ngày chiếm đóng Thành Nội, cộng quân thực hiện cuộc thảm sát thường dân Huế để trả thù nguy cơ thất bại của chiến dịch tuyệt vọng đang ngày càng lớn dần. Ngày  4-2-1968, Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội bản tin nêu rõ: …Sau một ngày tấn công, các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam đã chiếm được biệt thự của tên tỉnh trưởng Thừa Thiên, nhà tù và tất cả cơ quan văn phòng của chính quyền Nguỵ. …Quân giải phóng đã kiểm soát chặt chẽ các đường phố Huế, bắt giữ và trừng trị thích đáng nhiều tên tay sai phản cách mạng, có nhiều nợ máu với nhân dân, đánh sập chính quyền nguỵ từng một thời hà hiếp nhân dân.   


Tại nội thành, sau khi chiếm quận 3 Hữu Ngạn, cộng quân tuyên bố thành lập Liên minh Dân tộc dân chủ hòa bình vào mồng ba Tết, với ban lãnh đạo có tánh cách bù nhìn tượng trưng gồm:


– Chủ tịch: Lê Văn Hảo – giáo sư đại học Văn khoa Sài Gòn.

– Phó chủ tịch: thượng toạ Thích Đôn Hậu – trụ trì chùa Thiên Mụ; bà Nguyễn Đình Chi – cựu hiệu trưởng trường Đồng Khánh.

– Tổng thư ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.

– Các uỷ viên Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa, Đào Thị Xuân Yến, Hoàng Phương Thảo…


Mặt trận Huế được chỉ huy tổng quát bởi Lê Minh – trưởng ban an ninh Khu ủy Trị Thiên. Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy Khiêm thì phụ trách công tác thanh trừ Việt gian phản cách mạng.


Phụ trách công tác tổng khởi nghĩa, để lập chính quyền cách mạng ở Huế là Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh, đã vào nằm vùng từ lâu trong nhà một giám thị trường Quốc Học là Nguyễn Đóa. Ngoài ra còn có Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Hữu Vân (giáo sư trường Âm nhạc kịch nghệ), Phan Nam, Nguyễn Thiết.


Ngày 4-2, Việt Cộng thành lập Ủy ban Nhân dân cách mạng Thừa Thiên-Huế. .

Ngày 14-2, đài Tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội cho biết đã lập xong chính quyền cách mạng tại Huế, gọi là Hội đồng Nhân dân cứu quốc, do các cán bộ cộng sản nằm vùng phụ trách, như Lê Văn Hảo làm chủ tịch, Đào Thị Xuân Yến và Hoàng Phương Thảo làm phó chủ tịch, các uỷ viên Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Khắc Quyến,  Lê Tuyên, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Hanh.


Những người trong nhóm tranh đấu chống chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa năm 1966, sau đó bị lùng bắt phải trốn ra khu rồi quay về Huế Tết Mậu Thân như Hoàng Phủ Ngọc Tường (giáo viên), Hoàng Phủ Ngọc Phan (sinh viên y khoa), Nguyễn Đắc Xuân (sinh viên sư phạm), Trần Quang Long (sinh viên sư phạm), Phan Chính Dinh hay Phan Duy Nhân (sinh viên)… dẫn an ninh cộng quân như Tống Hoàng Nhân, Bảy Khiêm, Linh, Thị Gái… đi lùng bắt bạn bè, thân nhân, các thành phần quân, công, cán, chánh Việt Nam Cộng Hòa cũng như các đảng phái bị kẹt lại tại Huế.


Quân Việt Cộng lùng bắt gần năm ngàn viên chức chánh quyền, gia đình công chức và quân nhân, thương gia, lập tòa án nhân dân cấp tộc ở Thành Nội và Gia Hội do các thành viên Liên minh Dân tộc dân chủ hòa bình, Hội đồng Nhân dân cứu quốc và một số cán bộ cộng quân chủ tọa, kết án và tử hình đợt đầu mấy chục người như: Lê Đình Thương (phó thị trưởng Huế), Lê Ngọc Kỳ, Phạm Đức Phác (Việt Nam Quốc Dân Đảng), Trần Điền (nghị sĩ), Trần Mậu Tý, vợ chồng Trần Ngọc Lộ (đảng Đại Việt Cách Mạng), Từ Tôn Kháng (thiếu tá tỉnh đoàn trưởng xây dựng nông thôn), Võ Thành Minh (đoàn Hướng Đạo Sinh), Lê Hữu Bôi, Lê Hữu Bá, linh mục Bửu Đồng, linh mục Hoàng Ngọc Bang, linh mục Ubrain, linh mục Guy, linh mục Lê Văn Hộ, các thầy dòng La San ở Phú Vang, các bác sĩ người Đức dạy tại Đại học y khoa Huế như Alterkoster, Discher, Krainick… Những người còn lại bị tạm giữ làm con tin, định sẽ đòi tiền chuộc, nhưng sau khi bị đánh thiệt hại nặng, thấy cuộc tấn công Mậu Thân chắc chắn thất bại nên cộng quân tức tối đem toàn bộ dân chúng ra giết hết bằng những hình thức dã man …


Ký giả Elje Vannema đã liệt kê những hố chôn tập thể ở Huế gồm có:

mau 3


– Bãi Dâu: có 3 hố với 26 xác; sau này dân chúng phát hiện thêm 4 hố, có 77 xác.


– Cầu An Ninh: 20 xác.


– Chợ Thông cách thành phố hai cây số về hướng Tây có 102 xác.


– Chùa Tăng Quang: có 12 hố với 43 xác, trong đó nhiều xác bị trói bằng dây thép gai.


– Cồn Hến có một hầm với 100 xác.


– Địa điểm Đông Gia gần biển có 101 xác.


– Địa điểm giữa chùa Tăng Quang và chùa Tường Vân: có một xác người Việt và xác ba bác sĩ người Đức.


– Khu vực Cửa Đông Ba: có một hầm với 7 xác.


– Khu vực Lăng Gia Long: có khoảng 200 xác.


– Khu vực Lăng Tự Đức và Lăng Đồng Khánh có trên 20 hầm.


– Phía Đông Huế chín cây số có 25 xác.


– Quận Tả Ngạn: có 3 rãnh chứa 21 xác.


– Tiểu chủng viện: phía sau có hai hầm chôn 3 xác, gồm một người Pháp, 2 người Mỹ.


– Trường trung học Gia Hội: trước sân có 14 hố với 101 xác, chung quanh có nhiều hố khác với 203 xác.


– Trường tiểu học An Ninh Hạ: có một hầm với 4 xác.


– Trường Văn Chi: có một hầm với 8 xác.

Tính đến tháng 5-1968, tổng cộng có trên 1.000 xác thường dân được tìm thấy.

Đến đầu năm 1969, có nhiều địa điểm khác bị phát hiện thêm như:


– Chùa Therevada Gia Hội, chùa Từ Quang, An Ninh Thượng, Chợ Thông, Đồng Di, Phú Vang, Vĩnh Hưng… mỗi nơi có mấy chục xác. Chùa Quảng Tự có 67 xác.


– Khe suối Đá Mài (tức Phủ Cam Tử Lộ), quận Nam Hòa: 428 bộ xương nằm trong dòng suối.


– Khu Thiên Hàm có khoảng 200 xác.


– Làng Lang Xá Cồn, quận Hương Thủy: 93 xác. 


– Làng Lương Viên, quận Phú Thứ: 422 người mất tích.


– Làng Phú Lương, quận Phú Thứ: 22 xác.


– Làng Phú Xuân, quận Phú Thứ: 230 xác.


– Làng Vinh Thái, quận Phú Thứ: 135 xác.


– Các đồi cát và các làng Lệ Xá Tây, Văn Hòa, Xuân Dương, ở quận quận Phú Thứ: 357 xác. 


– Các làng Vinh Lưu, Lệ Xá Đông, Xuân Ô giáp biển: có khoảng 820 xác.


– Làng Thúy Thạnh, quận Hương Thủy: 70 xác.


– Làng Thượng Hòa, quận Nam Hòa, phía Nam Lăng Gia Long 11 xác.


– Các làng thuộc quận Vinh Lộc có khoảng 100 xác.


mau 1


Tính ra các báo liệt kê tổng cộng gần 50 vị trí phát hiện hố chôn tập thể với gần 4.000 xác thường dân, chưa kể hàng ngàn người mất tích. Nhiều tài liệu khẳng định có tổng cộng 5.800 thường dân Huế xác định rõ danh tánh bị cộng quân thảm sát trả thù trong Tết Mậu Thân. 


Sau cuộc chiến, chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa kiểm kê và công bố số lượng nạn nhân ở Huế gồm có:


– Thường dân bị thương và tàn tật vì bom đạn 1.900.


– Thường dân bị chết vì bom đạn 844.


– Nhóm mồ tập thể thứ nhất phát hiện ngay sau cuộc chiến 1.173.


– Nhóm mồ tập thể thứ nhì (tính cả khu Gò Cát) phát hiện từ tháng 3 đến 7-1969 có 809 xác.


– Nhóm mồ tập thể thứ ba ở khe suối Đá Mài, quận Nam Hòa, phát hiện tháng 9-1969 có 428 bộ xương.


– Nhóm mồ tập thể thứ tư ở biển muối (Phú Thứ) phát hiện tháng 11-1969 có 300 xác.


– Các mồ tập thể rãi rác chungquanh thành phố Huế 200 xác.


– Số người mất tích không tìm thấy xác 1.946 xác.


Tổng cộng 7.600 người.


22- Lúc 5 giờ sáng 31-1, thiếu tướng Frederich Weiyan, tư lệnh Quân lực Mỹ vùng Sài Gòn, đặt sở chỉ huy tại Long Bình, cách Sài Gòn 15 dặm, cho một tiểu đoàn của Sư đoàn 101 không vận Mỹ được trực thăng vận đổ quân tăng viện lên nóc sứ quán Mỹ rồi từ đó đánh thống ra. Đến 9 giờ 15 phút, toàn bộ cộng quân trong mũi tấn công sứ quán đều chết hoặc đầu hàng. Tại đây, quân Mỹ chết 4; cộng quân chết 91, bị bắt 7.


mau 4


Lúc 9 giờ 20 sáng 31-1, tại Tòa đại sứ Mỹ, đại tướng Westmoreland tuyên bố với báo chí: Chúng ta đã thành công trong việc làm cho cộng quân bộc lộ hết lực lượng của họ, và đã chịu thương vong tuyệt đối. Hiện giờ tổng thống Thiệu đã hủy bỏ lệnh ngừng bắn và quân đội Mỹ đang tiếp tục tấn công và truy kích mãnh liệt vào ngay những nơi tập trung quân khổng lồ của địch quân. Chúng ta vừa trải qua một bước ngoặc vĩ đại.


mau 5


Lymha tháng 2 năm 2018


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét