Quê Hương tổng hợp
Nhóm chuyên gia LHQ: Việc tống giam ông Nguyễn Ngọc Ánh là ‘tùy tiện’
24/01/2023
Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh.
Các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc vừa đưa ra bản ý kiến cho rằng việc chính quyền Việt Nam bắt giam và xét xử nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh là “tùy tiện” và đã vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền.
Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của LHQ (WGAD) đưa ra Bản Ý kiến số 43/2022 liên quan đến trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Ánh, người đang thụ án 6 năm tù và 5 năm quản chế tại Việt Nam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”.
WGAD nhận định rằng việc giam giữ ông Ánh là tùy tiện chiếu theo các tiêu chí I, II, III và V, và nêu quan ngại về các điều kiện giam giữ và các biện pháp trả thù nhằm vào ông.
“WGAD yêu cầu Chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Ánh ngay lập tức và cải thiện tình hình để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, bao gồm cả những quy định được nêu trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị”, văn phòng Đông Nam Á của Cao ủy Nhân quyền LHQ viết thông báo cáo chí gửi cho VOA kèm theo bản Ý kiến hôm 21/1/2023.
Theo WGAD, biện pháp khắc phục thích hợp là trả tự do cho ông Ánh “ngay lập tức”.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ bình luận về Bản Ý kiến của Nhóm Công tác LHQ, nhưng chưa được trả lời.
Trao đổi với VOA hôm 24/1 từ Bến Tre, bà Nguyễn Thị Châu, vợ của ông Nguyễn Ngọc Ánh, nói:
“Xin được cảm ơn những người làm việc ở LHQ và những anh chị em ở hải ngoại luôn đồng hành cùng lên tiếng bảo vệ cho chồng tôi”.
“Tôi cũng đồng ý với mọi người rằng chồng tôi hoàn toàn vô tội; yêu cầu Việt Nam phải phóng thích chồng tôi vô điều kiện vì chồng tôi chỉ lên tiếng bảo vệ môi trường và bảo vệ cho đất nước Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn, chứ chồng tôi không làm gì sai để phải nhận bản án 6 năm tù giam và 5 năm quản chế”.
Nhóm Công tác LHQ ra Bản Ý kiến về trường hợp ông Nguyễn Ngọc Ánh bị chính quyền Việt Nam giam cầm 6 năm tù, 5 năm quản chế.
WGAD lưu ý rằng trường hợp ông Ánh là một trong số các trường hợp được đưa ra trước Nhóm công tác trong những năm gần đây liên quan đến việc “tước đoạt quyền tự do của con người một cách tùy tiện, đặc biệt là những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam”.
Nhóm Công tác lo ngại rằng mô hình này cho thấy một vấn đề mang tính hệ thống với việc giam giữ tùy tiện ở Việt Nam, mà nếu cứ tiếp tục, “có thể dẫn đến vi phạm nghiêm trọng” luật pháp quốc tế.
Bản Ý kiến dài 17 trang ở đoạn 92 viết: “Nhóm Công tác cho rằng các cáo buộc và kết án theo Điều 117 Bộ luật Hình sự đối với việc thực hiện các quyền một cách ôn hòa là không phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Nhân quyền LHQ”.
Ông Nguyễn Ngọc Ánh, 43 tuổi, là một kỹ sư, đồng thời là một blogger và nhà bảo vệ nhân quyền, bị chính quyền Việt Nam bắt giam vào tháng 9/2018. Ông lên tiếng về các vấn đề môi trường khác nhau vì có ảnh hưởng đến cộng đồng và người dân Việt Nam.
Sau thảm họa Formosa năm 2016, ông trở nên tích cực hơn, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa và đăng trên các nền tảng truyền thông xã hội về các vấn đề thời sự liên quan đến thảm họa môi trường, chính trị và vi phạm nhân quyền ảnh hưởng đến người dân Việt Nam, nhóm Công tác LHQ cho biết.
Tính đến ngày 21/1, các chuyên gia nhân quyền LHQ vẫn chưa nhận được phản hồi từ chính phủ Việt Nam về Bản Ý kiến này, sau 60 ngày phát hành. Bản Ý kiến được gửi đi hôm 10/11/2022.
Trước đó, trong một văn thư vào ngày 5/4/2022, chính quyền Việt Nam phản hồi các chuyên gia nhân quyền LHQ, nói rằng ông Ánh bị bắt vì “vi phạm pháp luật Việt Nam và dựa trên cơ sở các chứng cứ được thu thập và cung cấp bởi cơ quan có thẩm quyền – chứ không phải vì thực hiện các quyền cơ bản”, bản Ý kiến dẫn văn thư của chính phủ Việt Nam cho biết.
Phía Việt Nam còn cho rằng các cơ quan có thẩm quyền của nước này đã “tiến hành thực hiện đầy đủ” các thủ tục tố tụng có liên quan, “tuân thủ đầy đủ” các quy định pháp luật của Việt Nam và các công ước quốc tế về quyền con người có liên quan.
Kiều hối về TP.HCM đạt hơn 6,6 tỷ USD
24/01/2023
Nhân viên ngân hàng điếm tiền tại một chi nhánh ở Hà Nội.
Kiều hối chuyển về thành phố Hồ Chí Minh đạt 6,603 tỷ USD năm 2022, giảm gần 6,7% so với 2021 do ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế tại nhiều nơi, báo chí trong nước đưa tin.
Theo VnExpress, kiều hối chuyển về TP.HCM tăng bình quân 7-10% mỗi năm những năm gần đây và thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô, tình hình của người lao động ở nước ngoài, các dịch vụ thu hút kiều hối...
Báo điện tử này đưa tin rằng hai năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tác động bởi các yếu tố địa chính trị, nhất là xung đột Nga-Ukraine “đã tác động tới lượng kiều hối” chuyển về TP.HCM, nhưng nó “vẫn là điểm sáng” khi chiếm khoảng 48% tổng thu ngân sách nội địa, 33% thu ngân sách của TP.HCM.
Theo Cổng thông tin điện tử chính phủ về TP.HCM, kiều hối là “nguồn lực vàng” với thành phố này, và “đây là lượng vốn ngoại tệ rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội thành phố cũng như cả nước”.
Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lượng kiều hối gửi về Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 12,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2020.
Thống kê trước đó của Ngân hàng Thế giới cho biết mặc dù đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của các quốc gia, nhưng Việt Nam vẫn là một trong 10 nước nhận kiều hối lớn nhất trong năm 2021, với khoảng 18,1 tỷ USD, chiếm 4,9% GDP của Việt Nam.
Theo báo chí trong nước, hiện chưa có thống kê về tổng số kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2022.
Việt Nam sẽ tham gia tập trận hải quân ASEAN vào tháng 5/2023
24/01/2023
Đại diện hải quân các nước ASEAN tham dự hội nghị về Amnex-2 ở Philippines, ngày 17-20 tháng 1/2023. Photo Facebook: Fleet-Marine Ready Force.
Hải quân Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận đa phương với các quốc gia Đông Nam Á khác do Philippines đăng cai tổ chức vào tháng 5 năm nay, nhằm thúc đẩy khả năng tương tác giữa các lực lượng hải quân trong khu vực giữa lúc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự.
Trung tá Benjo Negraza, phát ngôn viên của Hải quân Philippines, vừa cho biết trong một thông cáo báo chí rằng cuộc tập trận hải quân của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 2 (AMNEX-2) dự kiến vào Quý II năm nay, truyền thông Philippines loan tin.
“Một kế hoạch huấn luyện cơ bản sẽ định hướng việc tổ chức cuộc tập trận hải quân này nhằm nâng cao khả năng tương tác và thực hiện liền mạch giữa các lực lượng hải quân ASEAN như đã được vạch ra tại hội nghị bởi đại diện hải quân của các nước thành viên ASEAN như Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam”, ông Negraza nói.
“Nỗ lực này thể hiện quyết tâm của Hải quân Philippines nhằm củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn, hiểu biết sâu sắc hơn và thúc đẩy hợp tác hướng tới một khu vực ASEAN hòa bình và ổn định”, Thông tấn xã Philippines (NPA) dẫn lời ông Negraza cho biết thêm.
Một đơn vị của Hải quân Philippines cho biết trên Facebook hôm 22/1 rằng “Lực lượng sẵn sàng trên biển của Hạm đội Philippines (FMRF) chủ trì hội nghị lập kế hoạch cuối cùng từ ngày 17-20 tháng 1 liên quan đến Cuộc tập trận Hải quân ASEAN (AMNEX) sắp tới được lên kế hoạch vào Quý II năm nay, trong đó FMRF được chỉ định làm Trụ sở Tổng cục Tập trận (EDH)”.
Hội nghị trên đã chốt lịch trình và nội dung cuộc diễn tập hải quân AMNEX-2 “nhằm tăng cường hợp tác và sẵn sàng xử lý các vấn đề trên biển”, trang này cho biết thêm.
Cổng thông tin của Hải quân Philippines cho biết cuộc tập trận AMNEX-2 dự kiến diễn ra từ ngày 8-12 tháng 5/2023.
VOA đã liên lạc Bộ Quốc phòng Việt Nam và đề nghị xác nhận việc tham gia cuộc tập trận này, nhưng chưa được phản hồi.
Truyền thông Việt Nam chưa loan tin về cuộc tập trận này.
Như vậy tất cả các 10 quốc gia thành viên ASEAN, ngoại trừ Myanmar, dự kiến sẽ tham gia các cuộc tập trận đa phương này.
Cùng với Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei nằm trong số các quốc gia ven biển vướng vào tranh chấp hàng hải kéo dài hàng thập kỷ với Trung Quốc ở Biển Đông. Các tranh chấp này diễn ra giữa lúc Bắc Kinh gia tăng sức mạnh quân sự và liên tục cưỡng ép các quốc gia khác trong khu vực.
Được biết sáng kiến về cuộc tập trận AMNEX đã được Hải quân Hoàng gia Thái Lan đệ trình trong Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN (ANCM) lần thứ 8 vào năm 2014.
Cuộc tập trận AMNEX lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2017 tại Thái Lan, dựa trên ba trụ cột chính – khả năng tương tác, khả năng đáp ứng và sự sẵn sàng chiến đấu – để giải quyết các mối quan ngại hàng hải chung trong khu vực.
Tại AMNEX lần đầu tiên, tổ tham mưu tác chiến trên tàu 012-Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam đã tham gia tập trận về kế hoạch đi biển và tiến hành tập trận mô phỏng ở Pattaya, Thái Lan, cùng các hoạt động khác như vận động đội hình chụp ảnh từ trên không, ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp trên biển, tiếp vận trên biển và trên không, thông tin liên lạc hải quân.
Trang thông tin Quân khu 7 của Bộ Quốc phòng Việt Nam khi đó nói rằng mục đích của cuộc tập trận này là “góp phần củng cố và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực”.
Lưu Thủy Hương - 𝑋𝑎̂𝑦 𝑑𝑢̛̣𝑛𝑔 Đ𝑎̉𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑠𝑎̣𝑐ℎ, 𝑣𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑚𝑎̣𝑛ℎ 𝑙𝑎̀ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑜̂́ 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑠𝑢̛̣ 𝑜̂̉𝑛 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑣𝑎̀ 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑡𝑟𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑏𝑒̂̀𝑛 𝑣𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑒̂́ đ𝑜̣̂ 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑖̣.
25/01/2023
𝑋𝑎̂𝑦 𝑑𝑢̛̣𝑛𝑔 Đ𝑎̉𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑠𝑎̣𝑐ℎ, 𝑣𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑚𝑎̣𝑛ℎ 𝑙𝑎̀ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑜̂́ 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑠𝑢̛̣ 𝑜̂̉𝑛 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑣𝑎̀ 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑡𝑟𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑏𝑒̂̀𝑛 𝑣𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑒̂́ đ𝑜̣̂ 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑖̣.
𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑘𝑒̂́𝑡 𝑞𝑢𝑎̉ 𝑡𝑖́𝑐ℎ 𝑐𝑢̛̣𝑐 đ𝑎̣𝑡 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑎́𝑐 𝑥𝑎̂𝑦 𝑑𝑢̛̣𝑛𝑔, 𝑐ℎ𝑖̉𝑛ℎ đ𝑜̂́𝑛 Đ𝑎̉𝑛𝑔, 𝑝ℎ𝑜̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜̂́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑛ℎ𝑢̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑞𝑢𝑎 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑣𝑖́ 𝑛ℎ𝑢̛ ℎ𝑜̂̀𝑖 𝑐ℎ𝑢𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑎̉𝑛ℎ 𝑏𝑎́𝑜, 𝑐𝑎̉𝑛ℎ 𝑡𝑖̉𝑛ℎ, 𝑟𝑎̆𝑛 đ𝑒 đ𝑜̂́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐𝑎́𝑐 𝑐𝑎́ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛, 𝑡𝑜̂̉ 𝑐ℎ𝑢̛́𝑐 đ𝑒̂̉ ℎ𝑜̣ ‘𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑑𝑎́𝑚, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂̉’ 𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑛ℎ𝑢̃𝑛𝑔.
*
Không dám, không muốn, không thể tham nhũng - nhưng sao chuông cứ rung hoài vậy?
Ấy, ấy tôi đang nói chuyện ở bên Ukraine nghe. Xứ sở thần kỳ, lãnh đạo vĩ đại, niềm hy vọng của cả thế giới, dứt khoát là không có tham nhũng.
Chỉ có chuyện lâu lâu đốt lò cho dân vui thôi.
Mà dân vui thiệt, cứ nghe đốt lò là cười.
*
Tiếp tục chuyện bên Ukraine:
Nghi án tham nhũng ngay trong Bộ Quốc phòng Ukraine gây rúng động cả nước.
Bộ Quốc phòng bị tố cáo đã mua thực phẩm ngõ sau đắt đỏ cho binh lính với giá cao “gấp ba lần” giá người dân có thể mua lẻ bên ngoài. Hợp đồng được cho là có giá trị tương đương 300 triệu euro.
Bên Bộ Hạ tầng Cơ sở, thứ trưởng Wassyl Losynsky cũng bị tố cáo là đã nhận hối lộ số tiền tương đương 400.000 USD để mua máy phát điện (các thành phố ở Ukraine đang bị mất điện trầm trọng, EU vừa viện trợ 3 tỉ euro để giải quyết các thảm họa trong mùa đông). Anh ta đã bị cách chức và bị bắt vì tội tham nhũng. Thẩm phán điều tra của Tòa án chống tham nhũng tối cao của Ukraine ra phán quyết rằng: hoặc anh ta tiếp tục bị giam giữ trong thời gian này hoặc phải nộp số tiền bảo lãnh tương đương 2,3 triệu euro (làm sao để một thứ trưởng Ukraine có số tiền 2,3 triệu euro thì báo chí không đề cập).
Kyrylo Tymoshenko là nhân vật quyền lực chỉ sau tổng thống Zelensky, phó chánh văn phòng tổng thống, đã phải đệ đơn từ chức. Các nhà báo điều tra năm ngoái đưa tin rằng Tymoshenko đã sử dụng một chiếc SUV do General Motors tặng làm xe riêng cho công ty kinh doanh. Tuy nhiên, chiếc xe này là để sơ tán dân thường khỏi các khu vực tranh chấp. Tymoshenko, là bạn sâu bít rất thân thiết của Zelensky.
https://www.tagesschau.de/.../ukraine-selenskyj...
Nguyễn Thông - - Thưa với trung ương
Vẫn biết trung ương là tầm lãnh đạo quốc gia, hơi đâu làm những chuyện cỏn con, nhưng không mách việc cho các ông bà mần, có khi các ông bà lại rỗi rãi không có việc gì làm, rồi sinh ra nhàn cư vi bất thiện. Nay cầm tay chỉ việc:
- Vụ chú em Xuân Bắc, không oong đơ toa cát gì hết, cấp trên cần cách ngay cái chức giám đốc nhà hát kịch VN của nó đi. Một người tư cách như thế hoàn toàn không xứng đáng đứng đầu một nhà hát nghệ thuật của quốc gia. Cứ thử nghĩ xem, trong đội ngũ nhà hát còn có biết bao người tử tế, để kẻ thiếu tư cách lãnh đạo họ thì khác gì biến nhà hát thành trò cười.
Xuân Bắc có thể đi diễn, hành nghề, làm trò ở bất cứ đâu nhưng đài truyền hình VN (VTV) cần chấm dứt cho anh ta lên sóng. Hai cậu nhạc sĩ, diễn viên đi mua dâm ở nước ngoài còn bị cắt, thì cái "tội" khinh rẻ chửi bới khán giả VTV của Xuân Bắc nghiêm trọng hơn nhiều. VTV lâu nay đã xuống cấp toàn diện trầm trọng rồi, đừng biến đài quốc gia do dân nuôi thành nơi nhí nhố, nhố nhăng nữa.
Nhân tiện đây, tôi nói thêm, dư luận có thể phê phán Xuân Bắc nhưng đừng quy thành xướng ca vô loài, thằng hề... bởi đó cũng là một nghề trong xã hội, vả lại trong đội ngũ ấy kẻ mất tư cách như Xuân Bắc không đáng kể. Ai đó cũng đừng lấy cái chuyện anh ta từng đứng ra quyên góp tiền chống dịch COVID bởi đó không phải là thứ huân huy chương để giải tội. Thiên hạ còn có hàng vạn cá nhân làm điều tốt gấp bội anh ta.
- Lâu nay, cái báo Tin tức của Thông tấn xã VN (cơ quan truyền thông quốc gia, số 1, ngang một bộ, người đứng đầu thường là ủy viên trung ương của cái đảng đang nắm quyền xứ này) cũng như nhiều cơ quan báo chí truyền thông mậu dịch quốc doanh khác đã công khai mà không biết xấu hổ khi làm cái lưỡi nối dài cho bọn đế quốc Nga. Rõ nhất là chúng tinh lấy nguồn tin từ đài báo của bọn Nga. Ngang nhiên ủng hộ, đứng về phía bọn xâm lược, tuyên truyền cho bọn xâm lược, nói thẳng ra là sự nhục nhã, đê hèn. Còn mất tư cách hơn tỉ lần Xuân Bắc. Trung ương, nếu còn tư cách, còn sự tử tế, thì kỷ luật ngay những kẻ đứng đầu cơ quan báo chí như TTXVN, VTV, đừng để người dân phải nghĩ rằng họ đang đóng thuế nuôi một đám ăn mày (mà ông hàng xóm nhà tôi gọi thẳng là mất dạy).
Trung ương không làm được, hoặc không dám làm điều tử tế, thì trung ương cũng chỉ là cái xác không hồn, tồn tại vô tích sự. Tôi nói thật.
Mới mùng 4 đã phải căng thẳng thế này, chả ai muốn. Nhưng với tôi, mùng 4 là hết tết, quay trở lại cuộc sống bình thường.
Nguyễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét