50 năm Hiệp định Paris: Những điều không được nói tới trong tuyên truyền của cộng sản Việt Nam
26/01/2023
Hoàng Long /VOA
Năm mươi năm trước, Chiến tranh Việt Nam đạt tới một bước ngoặt lịch sử vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 khi bốn bên gồm Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (Bắc Việt Nam), Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) kí kết Hiệp định Paris với mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam.
Theo các điều khoản, Mỹ đồng ý đình chỉ ngay lập tức mọi hoạt động quân sự và rút toàn bộ quân nhân còn lại trong vòng 60 ngày. Bắc Việt Nam đồng ý ngừng bắn ngay lập tức và trả tự do cho tất cả tù binh Mỹ trong vòng 60 ngày. Hơn 100.000 binh sĩ Bắc Việt Nam đang ở trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được phép ở lại. Việt Nam vẫn bị chia cắt.
Sự kiện này được chính quyền cộng sản của Việt Nam mô tả là một “chiến thắng vĩ đại” về ngoại giao mở ra cục diện mới tiến tới thống nhất hoàn toàn đất nước vào năm 1975. Nhưng các học giả nghiên cứu Chiến tranh Việt Nam ở ngoài nước nói rằng thực tế lịch sử phức tạp hơn những gì được tuyên truyền một chiều.
VOA trò chuyện với Pierre Asselin, Giáo sư Lịch sử tại Đại học San Diego State ở Mỹ, người từng viết một cuốn sách về tiến trình dẫn tới Hiệp định Paris, để làm sáng tỏ một số vấn đề lịch sử. Nội dung cuộc phỏng vấn đã được biên tập lại cho rõ ràng và dễ theo dõi.
Kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp định Paris
27 tháng 1 năm 1973 — 27 tháng 1 năm 2023
Đỗ Kim Thêm
26-1-2023
Một là, chúng ta cùng nhau thành tâm tưởng niệm cho các những người của hai miền đã nằm xuống và không còn cơ hội để nhận ra ý nghiã đích thực và cao cả về công cuộc đấu tranh và Hiệp định Paris.
Hai là, đảng tiếp tục dành độc quyền tuyên truyền thành tích và ban phát chân lý lịch sử. Hiệp định Paris không bao giờ là một minh chứng cho khát vọng hòa bình và truyền thống ngoại giao hòa hiếu của dân tộc. Đảng đã lừa dối được Mỹ, công luận thế giới, đồng bào miền Bắc và miền Nam về ý nghĩa đấu tranh. Đảng vi phạm hưu chiến, gây bao tang tóc cho nhân dân miền Nam và toàn dân đại bại vào năm 1975.
Ba là, Việt Nam đã được một mục tiêu thống nhất lãnh thổ, những vẫn chưa thành công trong việc kiện toàn độc lập, hoà giải và hoà hợp dân tộc. Đó chính là ý nghĩa mà nhân dân mong muốn. Bối cảnh đất nước thay đổi, nhiều giông bão đang khởi đầu.
Bốn là, đã đến lúc thế hệ hậu chiến phải đứng lên đảm nhận trách nhiệm chính trị trước lương tâm và lịch sử để hoàn thành giấc mơ thanh bình và thịnh vượng của toàn dân. Lịch sử đang nhìn chúng ta và chờ đợi một khởi đầu mới huy hoàng cho đất nước, mà mục tiêu trước mắt là toàn thể người dân quyết định quyền dân tộc tự quyết thông qua các cuộc bầu cử tự do.
Trần Gia Phụng - Hòa giải bằng hiệp định
Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015
Sau cuộc hòa giải nội bộ năm 1945, người Việt theo chủ nghĩa dân tộc có được kinh nghiệm ê chề với CSVN. Trong hai giai đoạn 1954 và 1973, người Pháp rồi người Hoa Kỳ, do chủ tâm rời bỏ Việt Nam, nên dễ dàng thỏa mãn những yêu sách của CSVN để CSVN nhanh chóng ký kết hiệp định giúp hai nước nầy ra đi cho rồi, trong khi đối với CSVN, ngưng chiến chỉ là những giờ giải lao và các hiệp định đó chẳng qua chỉ là những tờ giấy loại bị CSVN xé bỏ dễ dàng. Năm 1954, CSVN ký Hiệp định Genève để dưỡng sức chuẩn bị tiếp chiến tranh. Năm 1973, CSVN ký Hiệp định Paris để Hoa Kỳ rút quân, bỏ rơi và ngưng viện trợ cho NVN, rồi CSVN nhận thêm quân viện của Liên Xô và Trung Cộng, tiếp tục tấn công và đánh chiếm NVN năm 1975.
Với những kinh nghiệm lịch sử như thế, bằng những hiệp định quốc tế, CSVN ký, nhiều nước ký và nhiều nước làm chứng, mà CSVN vẫn vi phạm trắng trợn, xé bỏ dễ dàng, thì còn ai dám tin CSVN và hòa giải hòa hợp với CSVN?
Từ Hòa bình trong tầm tay đến ngày ký kết Hiệp định Paris
Trọng Đạt
24 May 2018
Kissinger điện tín cho Haig nói: Thượng viện Mỹ sẽ cắt viện trợ nếu ta không tiến về chiều hướng này (ký kết).
https://docs.google.com/document/d/1q-0jVI0vVK4RGgmLSKa-JMrfzh76Li4Y/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Đây là phần cuối cùng mà tác giả Kissinger đề cập tới cuộc đàm phán của Hiệp
định trong White House Years. Tác giả hồi tưởng lại những ngày thương thuyết từ
năm 1969 đến đầu năm 1973, suốt nhiệm kỳ thứ nhất của TT Nixon được kể lại rất
dài dòng văn tự. Tổng cộng giai đoạn này trong cuốn hồi ký kể trên tương
đương với một cuốn sách ba trăm trang, riêng phần này tác giả đã dành 81 trang
khổ lớn để ghi chép lại.
Hồi ký của người trong cuộc Kissinger tuy dài, tường tận nhưng có nhiều sự kiện
ít được nhắc tới so với các nhà sử gia viết về giai đoạn này. Trận oanh tạc
B-52 cuối năm 1972 chì được kể lại sơ sài, tác giả triết lý dông dài về cảm
nghĩ, xúc động của ông khi mang lại hòa bình mà quên nhiều dữ kiện. Trước hết
tôi xin lược thuật lời kể của Kissinger, sau đó sẽ đề cập thêm nhận định của
các nhà nghiên cứu về giai đoạn này.
Hiệp Định Paris 1973
Ngày nay, sau 50, năm chúng ta bình tâm duyệt lại bài học lịch sử 1975.
Nhuệ Hồng Nguyễn Hữu Thống
18 January 2016 / Cập nhật 26/01/2023
“Trong cuộc chiến đấu này Hoa Kỳ đã thất bại và phản bội đồng minh (failure and betrayal). Chúng ta đã thắng trong chiến tranh, nhưng đã thua trong hòa bình."
Tháng tư 1973, thi hành Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973, Quân Lực Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi Việt Nam.
Tháng tư 1975 Quân Đội Bắc Việt xâm chiếm Việt Nam Cộng Hòa bằng
võ lực.
Mặc dầu vậy, Tướng William Westmoreland Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam
nhận định: “Chúng ta (Hoa Kỳ) không thất trận tại Việt Nam. Nhưng chúng ta đã
không giữ lới cam kết với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Thay mặt Quân Đội Hoa Kỳ,
tôi xin lỗi các bạn cựu chiến binh Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã
bỏ rơi các bạn”(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to
apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning
you guys).
Và năm 1985, 10 năm sau khi Saigon thất thủ, trong cuốn “No More Vietnams”, Tổng Thống Richard Nixon tự phán: “Trong cuộc chiến đấu này Hoa Kỳ đã thất bại và phản bội đồng minh (failure and betrayal). Chúng ta đã thắng trong chiến tranh, nhưng đã thua trong hòa bình."
Đúng lý Nixon phải nói: Chúng ta thắng về quân sự, nhưng lại tháo chạy và đầu hàng lịch sự. Chúng ta thua về chính trị và, theo Thuyết Domino, đã gieo tai họa vô lường cho các quốc gia đồng minh Đông Dương Việt-Miên-Lào, cũng như một số các quốc gia Á Phi và Nam Mỹ như A-Phú-Hãn, Iran, Angola, Mozambique, Ethiopia, South Yemen, Nicaragua v...v....
Đi chiến dịch.
Đinh Hoa Lư
Tưởng niệm 50 năm ngày ký thỏa ước "cột tay" Ba Lê 27 tháng 1 năm 1973 – 27 tháng 1 năm 2023
26/01/2023
https://docs.google.com/document/d/1KCliHjUP3das0CT6YPR0876oycMUqnsa/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Hôm nay có anh miền chiến dịch, ôm súng mơ ngày về quang vinh (Phạm đình
Chương )
***
ĐI CHIẾN DỊCH RA SAO ?
Thưa bạn đọc
27/1/1973 một ngày đáng nhớ không những trong lịch sử kháng cộng của VNCH nhưng lại khó quên riêng đối với một số khá đông sinh viên sĩ quan từng "xếp bút nghiên" sau chiến sự 1972 hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa. Lý do: lớp người này từng được lệnh đi giải thích, tuyên truyền cho một hiệp định vừa được ký kết tại thủ đô Paris nước Pháp. Tất cả SVSQ đang thụ huấn tại các quân trường Thủ Đức, Quang Trung, Võ Bị, Chiến Tranh chính trị, Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế đều được tạm thời ngưng thụ huấn để tung ra các miền đất nước về tận các xã thôn dù hẻo lánh để giải thích về Thỏa Ước đó nói gì. Lệnh rất gấp, nên người viết nhớ lại không có thì giờ được giảng dạy về nội dung và cách thức giải thích cho dân trong công tác khẩn cấp đó. Hạ hồi phân giải, lớp thụ huấn đã gắn Alpha và ngay cả chưa gắn Alpha cũng "tạm gắn Alpha" cùng nhau lên xe GMC của các quân trường tới tận các địa điểm công tác rồi hẳn tính sau. Tác giả nhớ lại, các svsq đi chiến dịch về tới các tiểu khu-chi khu đều được các sĩ quan chiến tranh chính trị lược giải và ban bố trách nhiệm.
Đại tướng Cao Văn Viên nói gì về thỏa ước Ba lê 27 tháng 1 năm 1973
26/01/2023
Nguồn:
Cao văn Viên. Những Ngày Cuối Cùng của VNCH. Nhà Sách Văn Bút 2003, trang 40-49.
27-1-1973 ---27/1/2023 đúng nửa thế kỷ ngày ký kết thỏa ước Ba Lê một thỏa ước về nội dung đã đưa VNCH vào vòng 'tử ảnh' của thua thiệt và bị lũng đoạn từ diện địa cho đến nội tình chính trị.
Hoa Kỳ đã có bảo đảm an ninh từ miền bắc để rút hết quân đội về nước. Nhưng cái hậu quả cuối cùng rằng người đồng minh nhỏ bé VNCH phải chịu thua thiệt về nhiều mặt và cái giá cuối cùng là sự sụp đổ của Sài Gòn
Nhân kỷ niệm nửa thế kỷ ngày ký Thỏa ươc Paris người viết muốn trích lại bài viết của cố Đại Tướng Cao Văn Viên cựu TTMT QLVNCH nói về thỏa ước này
Trần Gia Phụng: Đặc Điểm Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975 Bài 1
26/01/2023
Chiến tranh Việt Nam 1954-1975 rất đa dạng. Đặc điểm cuộc chiến nầy cũng chính là đặc điểm lý do vì sao các nước tham chiến. Xin bắt đầu với Bắc Việt Nam (BVN) vì BVN là đơn vị gây ra cuộc chiến.
1.- BẮC VIỆT CỘNG SẢN: CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VÀ BÀNH TRƯỚNG
Nửa tháng trước hiệp định Genève (20-7-1954), trong cuộc họp tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Cộng), từ 3 đến 5-7-1954, thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh (HCM) chôn giấu võ khí và cài cán bộ, đảng viên cộng sản (CS) ở lại Nam Việt Nam (NVN) sau khi đất nước bị chia hai để chuẩn bị tái chiến. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, Dương Danh Dy dịch, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 “Hội nghị Liễu Châu then chốt”.) (Nguồn: Internet). Hồ Chí Minh đồng ý.
Trong số những cán bộ CS ở lại NVN sau hiệp định Genève, có những cán bộ cao cấp như Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm. (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 270-273.) Như thế, chẳng những CS vi phạm hiệp định Genève, mà CS còn nuôi sẵn chủ trương gây chiến với NVN trước khi ký kết hiệp định đình chiến Genève.
Sau hiệp định Genève, lực lượng CS cài lại ở NVN quấy phá và khủng bố ở NVN ngay từ năm 1954. Cuộc khủng bố chấn động nhứt của CS là cuộc ám sát hụt tổng thống Ngô Đình Diệm khi tổng thống đến khánh thành Hội chợ Ban Mê Thuột ngày 22-2-1957.
Trần Gia Phụng: Đặc Điểm Chiến Tranh Việt Nam 1954 đến 1975 Bài 2
26/01/2023
Sau Bắc Việt Nam và khối cộng sản, là đặc điểm vì sao Nam Việt Nam và Hoa Kỳ tham chiến.
NAM VIỆT NAM: CHIẾN TRANH TỰ VỆ
Sau hiệp đinh Genève, ở Nam Việt Nam (NVN), chính phủ Ngô Đình Diệm dần dần ổn định tình hình, cải tổ quân đội, phát triển kinh tế, tiếp thu các cơ sở do Pháp chuyển giao, đón tiếp và tái định cư gần một triệu đồng bào di cư từ Bắc Việt Nam (BVN). Cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955 đưa thủ tướng Diệm lên làm quốc trưởng. Ngày 26-10-1955, quốc trưởng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) theo tổng thống chế, do ông Diệm làm tổng thống đầu tiên..
Đối với BVN, ngày 10-8-1955, thủ tướng NVN Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị của thủ tướng BVN Phạm Văn Đồng ngày 19-7-1955, yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, để bàn về việc tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, tập I-C: 1955-1963, Houston, Nxb Văn Hóa, 2000, tr. 73.) Sau đó Phạm Văn Đồng nhiều lần đề nghị tiếp, nhưng đều bị chính phủ NVN từ chối vì hiệp định Genève chẳng có điều khoản nào về việc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam. (Đã viết trong bài trước, mục 1 về BVN.) Thế là BVN động binh tấn công NVN.
Không lẽ ngồi chờ chết, NVN không còn chọn lựa nào khác, phải tự vệ, chống cuộc xâm lăng của BVN và khối CS. Nam Việt Nam yếu thế, phải nhờ Hoa Kỳ viện trợ võ khí, quân nhu và cả bộ binh chiến đấu. Hoa Kỳ giúp NVN theo quyền lợi của Hoa Kỳ. Sau hiệp định Paris (27-1-1973), Hoa Kỳ rút hết quân về nước, ngưng viện trợ cho VNCH. Quân đội VNCH một mình chiến đấu hữu hiệu chống CS và vẫn đứng vũng trong hai năm, cho đến khi hết nhiên liệu và đạn dược, mới chịu buông súng ngày 30-4-1975.
Chuyện Việt Nam ngày Thứ năm 26 tháng 01 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Chạy đua vũ trang ở châu Á có thể vượt khỏi tầm kiểm soát
Phan Minh /RFI
26/01/2023
Trong bối cảnh Trung Quốc và Bắc Triều Tiên không ngừng phát triển quân sự, các nước láng giềng dường như cũng có ý định làm tương tự, khiến cho Hoa Kỳ cảm thấy lo ngại. Đó là nội dung bài phân tích được đăng hôm 15/01/2023 trên trang mạng đài truyền hình Mỹ CNN. RFI xin trích dịch.
Đây là một cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất mà châu Á từng chứng kiến, với việc 3 cường quốc hạt nhân và một cường quốc đang phát triển mạnh, 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới và các liên minh đã có từ hàng chục năm, tất cả đều tranh giành lợi thế ở một số vùng biển và đất liền có nhiều tranh chấp nhất trên thế giới.
Một bên là Hoa Kỳ và các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên kia bao gồm Trung Quốc và đối tác Nga. Và cuối cùng là Bắc Triều Tiên.
Thời sự đó đây ngày Thứ năm 26 tháng 01 năm 2023
Võ Thái Hà tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét