Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2023

Đón xuân Quý Mão 2023 không quên tết năm Mậu Thân 1968

 


Đón xuân Quý Mão không quên tết năm Mậu Thân 1968

22/01/2023

Mồng 1 tháng Giêng năm Quý Mão

https://docs.google.com/document/d/1mKcxwo06rgy3uPdHyBrX7ezwCUknoY-0BfJP4k_k-Ts/edit?usp=share_link

Đây là cái Tết Nguyên Đán mà người Việt Nam trước năm 1975 và đặc biệt dân Huế không thể quên  . Chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( miền Bắc ) Hồ Chí Minh giữa đêm giao thừa thiêng liêng đã lên đài phát thanh tuyên đọc hiệu triệu tấn công toàn cõi Việt Nam Cộng Hòa ( dưới hình thức một bài thơ ) bất kể trước đó  ký  ngưng bắn cho dân hai miền  ăn Tết hoà bình . Việt Nam Cộng Hòa biết rõ bản tính lọc lừa  của Việt Cộng  nên đề cao cảnh giác nhưng cũng nới tay cho quân nhân về phép năm mươi phần trăm . Tuy hoàn toàn bất ngờ nhưng với tinh thần chiến đấu Bảo Quốc An Dân , quân lực  Việt Nam Cộng Hòa trong trận Mậu thân đã đưa tiễn khoảng một trăm ngàn – vừa du kích, nằm vùng vừa chính quy xâm nhập – ra nghĩa địa tập thể .  Hồ bị tăng xông máu chuyển sang từ trần một năm sau đó . 

Lẽ ra không nên khơi  chuyện buồn thời điểm sắp sửa bước sang năm mới . Nhưng kẻ THỦ ÁC đến thế kỷ này vẫn một mực im lặng không dám nói lời công đạo xin lỗi những oan hồn năm xưa , còn cố tình bóp méo lịch sử đổ vấy người khác , in cả sách giáo khoa đầu độc thế hệ trẻ .Tội nghiệp dân Huế theo lệnh nhà nước phải đổ thừa cho phía mà họ biết chắc không phải thủ phạm !!

Tóm lược những diển tiến quan trọng trong sự kiện Tết Mậu Thân

Lym Ha (Tổng hơp từ nhiều nguồn)

Lymha tháng 2 năm 2018

https://docs.google.com/document/d/1KfRGZs-jePtYj05UftYC2YVvaflXZ0nzc5dewD3vGRs/edit?usp=share_link

1- Sự tiến triển chiến tranh từ ngày 1-1 đến 30-6-1968 có thể được xem xét tốt nhất trong bối cảnh mục tiêu của kẻ địch trong chiến dịch đông xuân 1967-68. Vào giữa năm 1967, quân địch đã thay đổi lại chiến lược của mình để mở các cuộc tấn công rộng khắp, với hy vọng sẽ gây ra sự đào ngũ tràn lan trong các cấp Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và sẽ tạo chỗ dựa cho một nỗ lực chánh trị, bao gồm đàm phán, cùng với nỗ lực quân sự để giành thắng lợi. Cộng sản hy vọng, khi Mỹ đối mặt với một đồng minh sụp đổ, sẽ mất đi quyết tâm theo đuổi chiến tranh.

Để thực hiện chiến lược mới này, một số lượng quân chủ lực Bắc Việt đông chưa từng có và một lượng lớn vật tư, thiết bị đã thâm nhập vào miền Nam Việt Nam.

Cộng quân cho rằng ngày Tết Nguyên đán là thời điểm tốt nhất để tấn công và chọn đúng ngày giao thừa của dịp Tết để mở cuộc tấn công. Trái với mong đợi của họ, người dân miền Nam đã không có ai hưởng ứng nổi dậy đi theo họ và cũng ít có binh sĩ Quân đội Việt Nam nào đào ngũ trong dịp này. Đối phó với cuộc tấn công vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của Cộng sản, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng để đẩy lùi kẻ thù. Khi lộ mặt ra công khai chiến đấu, quân Việt Cộng dễ dàng bị hỏa lực áp đảo, cơ động và linh hoạt hơn hẳn của quân đồng minh đánh bại. Kết quả là tổn thất nhân mạng của cộng quân rất cao. Tuy nhiên, nhiệt độ của cuộc chiến cũng tăng vọt. Cộng quân sử dụng hỏa tiển loại mới của Liên Xô để tấn công vào các trung tâm đô thị, đặc biệt là những nơi chưa từng bị tấn công trước đây như Huế và Sài Gòn.

Keith William Nolan – Huế, Trận đánh Mậu Thân

Bút ký về trận đánh kéo dài 26 ngày Tết Mậu Thân năm 1968 ở Huế
Keith William Nolan

hoànglonghải dịch

https://docs.google.com/document/d/1NTM1fwqmIkLe85oGBOPDApcbmYcPOzlJSsraBfHK8lM/edit?usp=share_link

Vài lời của người dịch:

Có hai lý do chính thúc đẩy tôi dịch tác phẩm nầy. Thứ nhất là vì chúng ta biết ít về việc người Mỹ đã chiến đấu ở Việt Nam như thế nào. Tôi là nạn nhân trận đánh Tết Mậu Thân ở Huế, tuy có theo dõi và quan sát tình hình xảy ra tại chỗ và qua báo chí, đài phát thanh, cũng như trong thời gian phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, làm phóng sự phát thanh, phục vụ trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia, tại những vùng quê xa xôi hẻo lánh; tôi cũng không rõ lắm về những người lính Mỹ đã chiến đấu, chịu nguy hiểm, thương vong như thế nào.
Có lẽ điều đó không riêng gì tôi mà thôi. Do đó, tôi dịch cuốn sách nầy để người Việt chúng ta thấy người lính Mỹ đã chiến đấu và hy sinh ra sao, đã giải phóng những vùng ở Huế bị Việt Cộng chiếm đóng và giết chóc đồng bào như thế nào.

Thảm sát  Mậu Thân, 1968: Một cuộc diệt chủng

Việt Cộng giết dân lành...ai còn nhớ hay ai đã quên.

Đại Nghĩa

https://docs.google.com/document/d/1aIwzro9bkdDE6pS_QKJypHWgnoZijaLPE3L5eFs0uDI/edit?usp=share_link

Bài đọc suy gẫm: “Một Cuộc Diệt Chủng” hay “Thảm Sát Mậu Thân” do tác giả Đại Nghĩa sưu tầm, đúc kết từ các nhân chứng, báo chí trong ngoài nước. Blog 16 xin chia buồn với gia đình các nạn nhân và đăng tải bài viết, hình ảnh (minh họa) nhân tưởng niệm 50 năm biến cố Mậu Thân.

Thực chất đây là một cuộc diệt chủng, bọn cộng sản đã thẳng tay tàn sát đồng bào mình trong những ngày Tết thiêng liêng của dân tộc một cách dã man. Cuộc thảm sát kinh hoàng ở Huế Tết Mậu Thân nói lên được sự bội tín và lật lọng đê hèn của đảng cộng sản Việt Nam đã thừa dịp Hưu chiến trong ba ngày Tết để mở cuộc tổng tấn công. Lợi dụng những ngày này lực lượng Việt Nam Cộng hòa cho binh sĩ nghĩ phép 50%, cộng thêm sự lơ là của số quân nhân còn ở tại đơn vị trong những ngày Tết, quân cộng sản Việt Nam đã bất thần tung chiêu đánh lén. Lúc ban đầu vì bất ngờ nên quân VNCH có phần yếu thế, tuy nhiên không bao lâu sau thì lấy lại tinh thần và đã cố thủ được vị trí chiến đấu một cách oanh liệt, duy chỉ có thành phố Huế bị áp lực địch nặng nề nên phải mất 26 ngày sau quân VNCH mới tái chiếm hoàn toàn. Bán Nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 43 (15-1-2008) của linh mục Chân Tín nói đến cuộc Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế như sau:

Trọng ơi, bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương

Ts. Phạm Đình Bá

22/01/2023

https://docs.google.com/document/d/142rFzOy1dkBeoFnPI0Ss-M0eqLYdYczryqPVJLSdWu4/edit?usp=share_link

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan,

Chẳng may vận nước gian nan,

Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng.

Hồ Chí Minh đã đăng bài thơ nầy trên báo Việt Nam độc lập, ngày 21-9-1941. [1] Hơn 80 năm qua, những người theo ông ấy đã làm cho vận nước gian nan và hủy hoại cơ hội sống tốt của hàng hàng lớp lớp trẻ em như thế nào?

Chênh lệch giàu nghèo và giữa các các nhóm dân tộc vẫn được quan sát là đang gia tăng. [2] Tốc độ đô thị hóa và di cư nhanh chóng, thất nghiệp, lạm dụng chất gây nghiện, bóc lột tình dục, gia tăng đổ vỡ gia đình, xuyên biên giới nạn buôn người, xói mòn các giá trị truyền thống và mạng lưới hỗ trợ, gia tăng căng thẳng kinh tế, căng thẳng cá nhân và liên cá nhân cũng như gia tăng các trường hợp phạm tội là những thách thức làm tăng tính dễ bị tổn thương của trẻ em.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét