Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2011

Hệ Lụy Tàu – Đến Bao Giờ?

Chu Viet

September 6, 2011One Bình Luận

BS Nguyễn Hy Vọng quả là thâm nho. Qua bài “Cái Hệ Lụy Tàu Việt”,(1) ông đã liệt kê một số chữ Hán viết với bộ “nữ” (女) trong ngữ vựng Trung Hoa để chỉ ra cái truyền thống bất nhân của Tàu là trọng nam khinh nữ (“nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” trong Nho Giáo) ảnh hưởng đến cả văn hóa Việt Nam. Tuy vậy, văn hóa nông thôn của chúng ta không chịu ảnh hưởng quá nặng nề như xã hội phong kiến cùa Tàu.

Bàn về vấn đề trọng nam khinh nữ trong văn hóa Việt, cụ Phan Kế Bính viết: Tục ta trọng nam khinh nữ thì là một tục trái hẳn với cách văn minh… Tục ta thì phần nhiều áp chế đàn bà quá. Chồng ăn chơi như phá không sao, vợ xểnh ra một chút đã sinh ra ỏm tỏi; chồng chim chuột như quỷ thì chẳng hề gì, vợ động đi đâu một lúc thì sinh ra ngờ vực, ấy là trái với đạo công bằng…”(2)




BS Hy Vọng cũng dẫn chứng rằng văn minh và ngôn ngữ Trung Hoa không phải là một đầu nguồn mà các nước khác phải vay mượn. Ông trích dẫn nhà Hán học [Văn Minh Đời Đường] Edward H. Shafer để nói lên rằng “một phần lớn văn minh tình thần và trí tưởng mà thế giới ngày nay tưởng là điển hình Trung hoa đã bắt nguồn từ những dân tộc sống ở phía Nam sông Dương Tử trong số có dân tộc cổ Thái (hay Bách Việt như Mân Việt, Lạc Việt, Âu Việt, Việt Thường)… Nhưng ông than phiền:

“Mấy ông ba Tàu không mấy khi chịu nhận là họ có mượn những dân xung quanh họ khá nhiều về ngôn ngữ và văn hóa, họ khi nào cũng tự cao tự đại là chỉ có cho mà không có mượn của ai cả theo kiểu quân tử Tàu.”

Tuy nhiên, công bằng mà nói, cũng chính cái hệ lụy đó đã là nguồn gốc hình thành nên một hệ thống âm ngữ gọi là Hán Việt ngày nay .(3) Ta hãy thử đọc một bài thơ Đường phổ thông như bài “Phong Kiều Dạ Bạc” của Trương Kế với những vần bầng trắc du dương rồi mời một người Tàu đọc lại bằng âm Quan thoại. Ta sẽ thấy nó lủng củng nghịch tai như thế nào!



Ngoài ra, những chữ mà ta tưởng là của Tầu như tên 12 con Giáp (Tý, Sửu, Dần, Mão/Mẹo, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) thật ra có nguồn gốc Việt Nam. (4)

Đó là hệ lụy thứ nhất trong phạm trù chữ nghĩa. Số phận đeo cối đá vào cổ là số phận người Tàu phải chịu thôi. (May cho dân tộc ta đã thoát khỏi cái gông đá đó từ thế kỷ 17 với chữ viết La-tinh hóa). Hệ lụy chữ nghĩa này kéo theo một hệ lụy khác là chế độ khoa cử dựa trên Tứ Thư Ngũ Kinh, sản sinh ra những ông Nghè, ông Thám, ông Cử chỉ biết đỗ đạt làm quan phục vụ triều đình. Chìm đắm trong vũng lầy Hán học đó, nước Việt Nam ta lụi đụi hàng trăm năm trong sự trì trệ chậm tiến không mở mày mở mặt được với thế giới văn minh bên ngoài.

Trong thời Hán thuộc, chữ Hán được dùng trong mọi sinh hoạt liên quan đến chữ nghĩa như hành chính, thơ văn. Đó chỉ là một thứ chữ viết nên không thể đọc. Do đó người Việt mới phát minh ra chữ Nôm từ thế kỷ 13 ,một thứ chữ ghép hai từ Hán, một tượng thanh (âm Việt), một chỉ nghĩa. Chữ Nôm phức tạp đòi hỏi phải biết chữ Hán cho nên chỉ một số trí thức, văn nhân mới học sử dụng. Tuy nhiên kho tàng tác phẩm chữ Nôm khá đồ sộ, gồm những kiệt tác như Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Hoa Tiên, thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, v.v…Đề tài chữ Nôm là một đề tài rộng lớn, không thuộc phạm vi bài này tuy nó cũng liên quan tới hệ lụy nói trên.

Nhưng cái hệ lụy Tàu Việt lớn nhất, quan trọng đến sinh mệnh dân tộc Việt Nam đó là ông Hồ Chí Minh, và qua ông, sự lệ thuộc của Đảng CSVN vào Đảng CSTQ. Có thể nói, qua thực tế liên hệ, đó là sự lệ thuộc đàn anh – đàn em, hay đúng hơn, một quan hệ chủ-tớ.







Sự lệ thuộc vào Tàu đã trở thành một sách lược chính trị được ghi rõ ràng vào luận cương của Đảng Lao Động Việt Nam năm 1951:

“Về lý luận, Đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin… lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.”

Jean-Francois Revel, triết gia khuynh tả hàng đầu của Pháp đã nói về ông Hồ như sau:

«Mục tiêu của ông ta không phải là nền độc lập của nước Việt nam, mà là sự hội nhập vào quốc tế cộng sản. Mục tiêu của ông Hồ không phải là giành lại cho nhân dân quyền tự quyết, quyền bầu cử, quyền chọn lựa người lãnh đạo, quyền có luật pháp của mình và lối sống của mình. Mục tiêu của ông ta là cưỡng bức nhân dân phải chấp nhận chế độ toàn trị kiểu Stalin, với tất cả đặc điểm của nó: những cuộc hành quyết không qua xét xử, trại tập trung, sự chà đạp nhân phẩm trong ‘’cải tạo ‘’, quần chúng chết đói và tham nhũng của kẻ lãnh đạo.»(5)

Khẩu khí : « Tôi dẫn năm châu đến đại đồng » của ông Hồ đã hầu như minh xác cho nhận định của triết gia Revel nói trên.

Học giả Bernard Fall, người đã tham dự cuộc chiến chống Pháp cho đến khi tử nạn tại Quảng Trị cũng nhận xét: ”Hồ trung thành vô điều kiện với Stalin”. Đìều này cũng gần như hiển nhiên vì ông Hồ trong nhiều năm đã là cán bộ hoạt động cho Đệ Tam Quốc Tế CS mà Stalin lãnh đạo.

Trước khi khởi động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất (Tàu gọi là Thổ Địa Cải Cách), ngày 31-10-1952, ông Hồ đã báo cáo đề án – dự thảo chung với Tàu — cho Stalin để xin chỉ thị:

“Tôi xin trình đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam. Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Thiếu Kỳ. Đề nghị đồng chí duyệt xét và cho chỉ thị về đế án này”.




Lúc thi hành dự án dưới sự chỉ đạo của các cố vấn Tầu, ông đã trấn an các đội cải cách:”Bác có thể sai, trung ương có thể sai, nhưng Mao chủ tịch không bao giờ sai”. Điểu khốn nạn là người địa chủ đầu tiên bị xử bắn lại là bà Nguyễn Thị Năm, người có công che chở và nuôi dưỡng những cán bộ VM cao cấp nhất, người đã đóng góp nhiều nhất cho Tuần Lễ Vàng năm 1945. Mặc. Cố vấn Tàu vẫn cho lệnh bắn mặc dầu có sự can thiệp muộn màng của ông Hồ. Bao nhiêu địa chủ thật và địa chủ 5% đã bỏ mạng? Ông Bùi Tín đã ước lượng có hàng chục ngàn, đối với một vài nhà nghiên cứu khác, có thể là hàng trăm ngàn. Đọc “Ba Người Khác” của Tô Hoài mới thấy CCRĐ chỉ là một trò chơi giết người. Điều may mắn là chính ông Hồ đã nhận thấy những sự quá trớn vô lý của cố vấn Tầu và ông đã cho sửa sai.

Cuộc Kháng Chiến “Thần Thánh” chống Pháp đã lấy đi bao nhiêu sinh mạng thanh niên yêu nước? Để rốt cuộc nó cũng chỉ là một giai đoạn quá độ trong sách lược tiến lên xã hội chủ nghĩa với sự trợ giúp tiền bạc, vũ khí, và cố vấn của Tầu. Hòa bình trở lại vẫn chưa yên. Chiến dịch “Bách Hoa Tề Phóng, Bách Gia Tranh Minh” của Mao mà mục đích là truy diệt những phần tử hữu khuynh lại đẻ ra sự trấn áp những nhân tài của đất nước trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm làm thui chột nền văn học nước nhà trong ba thập niên. Cái sai của Mao đã kéo theo cái sai của ông Hồ. Lục Định Nhất đã nêu gương sáng cho Tố Hữu noi theo. Hệ lụy là thế.

Tiếp theo sự chia rẽ về đường lối đấu tranh giữa Tầu và Liên Xô sau Đại Hội XX của CS Quốc Tế, ông Hồ đã hơi bối rối nhưng vốn kiên định việc áp đặt xã hội chủ nghĩa lên toàn cõi Việt Nam, ông đã đi dây, lợi dụng cả hai phe để nhận quân viện. Nhưng lúc này ông đã già yếu và bất lực; ông trao quyền cho Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Cuối năm 1960, ĐCSVN thành lập MTGPMN như một mặt nạ che mắt thế giới để tiến hành cuộc chiến xâm lược Miền Nam. Cùng lúc, Lê Đức Thọ nhận chỉ thị của Tầu chỉ đạo vụ “Xét Lại Hiện Đại Chống Đảng” nhắm vào tay chân của Võ Nguyên Giáp bị nghi ngờ là thân Nga. Sau khi hãnh tiến tuyên bố “Đảng là Tao”, Thọ nói: “Về lý thuyết ta để cho Tầu, còn mặt thi hành ta làm lấy. (6) Lại một số không nhỏ đảng viên và không đảng viên bị truy bức, cầm tù từng hạn ba năm một. Trong khi đó thì Trung Hoa rối loạn tơi bời vì Vệ Binh Đỏ trong cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa do Mao và Giang Thanh khởi động để triệt hạ người đồng chí ra vào sinh tử của mính là Lưu Thiếu Kỳ.




Hệ lụy Tầu tiếp diễn với sự đòi hỏi biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà Phạm Văn Đồng nhắm mắt ký dâng năm 1958 sau khi ông Hồ biện bạch: “Trung Hoa giúp ta từ sợi chỉ, cây kim đến tiền bạc, thuốc men, đạn dược, vũ khi. Mấy cái đảo toàn cứt chim đó có gì là quan trọng?”

Cuộc chiến biên giới năm 1979 chả phải là hệ lụy đó sao? Đàn em gì mà vô ơn bội nghĩa, dám xâm chiếm Campuchia, thằng em cưng của tao? Cho nó một “hèo”, Đặng Tiểu Bình phán như thế. Lại đầu rơi máu đổ, thậm vô ích. Trong thế cô, ĐCSVN lại phải làm lành mấy năm sau đó bằng cách đẩy Võ Nguyên Giáp sang Tầu năn nỉ xin nối lại bang giao.




Rồi đến dự án Bauxite Cao Nguyên với 10,000 công nhân Tàu làm việc tại chỗ. Rồi sự xâm thực chủ ý với sự thành lập các khu phố Tầu tại các tỉnh như Bình Dương, Đà Lạt, các “gói thầu” to nhỏ xây dựng khắp nơi trong nước. Người Tàu nhập cảnh Việt Nam không cần hộ chiếu! Ngọn triều “Tầu nhập Việt” đang dâng.

Hai cuộc chiến tranh Đông Dương rốt cuộc đã giết hại mấy trịệu sinh mạng và để lại bao người tàn phế chì để thực hiện xã hội chủ nghĩa trên danh nghĩa với tem phiếu, bao cấp, gạo mốc trộn bo bo, hệ quả của chính sách hợp tác xã, kinh tế quốc doanh, theo gót Đại Nhẩy Vọt, Công Xã Nhân Dân của Mao. Tầu mở cửa, “mèo trắng mèo đen” theo chân Đặng Tiểu Bình cũng chui sang Việt Nam qua “Đổi Mới” nhưng chậm hơn chục năm.

Cách đây vài năm, nhà văn Trà Đóa có viết về “Một Xã Hội Vô Cảm” và ông chỉ cảm thấy buồn và chán nản. Sau đó, TS Nguyễn Hưng Quốc cũng víết trên blog của ông “Một Xã Hội Vô Cảm” nhưng không phân tích lý do vì sao vô cảm. Đó chẳng qua là hệ quả của chính sách trồng người trăm năm của ông Hồ mà ĐCSVN quyết tâm thực hiện để bám vững chuyên chính vô sản. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, bắt đầu từ 1945, trẻ em đã bị nhồi nhét căm thù giai cấp, thế lực thù địch, phải học tập “đạo đức cách mạng [vô sản]” và phong cách làm việc của Bác Hồ để trở thành “Cháu Ngoan Bác Hồ”. Lớn lên, chúng vào Đoàn, vào Đảng, hay những tổ chức do Đảng lãnh đạo.”Đổi Mới”, chúng xoay ra làm ăn, mánh mung, kiếm tiền, ăn chơi, ích kỷ, chỉ biết đến bản thân và làm ngơ những chuyện khác của đồng loại.

Gần đây, TS Nguyễn Hưng Quốc, nhà phê bình lý luận văn học thời danh, cũng càm ràm:

“Việt Nam hiện nay đang thiếu nhiều thứ. Thiếu tiền. Thiếu kỹ thuật. Thiếu cơ sở hạ tầng. Thiếu công nhân có tay nghề cao. Thiếu trí thức độc lập và có khả năng sáng tạo. Thiếu sự đoàn kết. Thiếu chiến lược. Thiếu đồng minh. Vân vân. Nhưng cái thiếu quan trọng nhất, theo tôi, chính là thiếu lãnh đạo”.

Nói cho đúng, kể từ khi ông Hồ qua đời, chẳng có gương mặt nào xứng đáng gọi là “lãnh đạo”. Những Ủy viên Bộ Chính Trị từ đó chỉ là những người thừa hành. Nói cho cùng, ĐCSVN đâu cần lãnh đạo. Những người được Tàu dậy dỗ, uốn nắn như Đỗ Mười, Lê Đức Anh chỉ cần nhận chỉ thị hay gợi ý của những nhà lãnh đạo đích thực: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình rồi truyền lại cho Mạnh, Triết, Trọng, Sang, Dũng. Thế là đủ.




Viễn kiến ư? Thì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, dân chủ” chẳng là viễn kiến tập thể sao? Còn “tự sự” – một nội dung mới mẻ — có lẽ cần phải giải thích thêm và cho thí dụ trong phạm trù chính trị. Thì cũng có 16 chữ vàng mà ai cũng có thể nhai lại cho chắc ăn như một giả-tự sự (pseudo-narrative). “Việt Nam – Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông” như môi với răng, môi hở thì răng lạnh, thêm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, v.v…

Thế còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, làm ăn có khẩm khá không?

Trong khi Việt Nam tràn ngập hàng hóa Tàu, BS Nguyễn Đan Quế trong nước có cái nhìn như sau:

“Cả năm nay, kinh tế Việt Nam thê thảm. Đời sống khó khăn: sinh hoạt leo thang, lạm phát hai con số, thất nghiệp gia tăng, sản xuất đình đốn, tập đoàn quốc doanh biển thủ, ngân hàng hoạt động cầm chừng, thị trường vàng rối loạn, chỉ số chứng khoán liên tục giảm giá, bong bóng địa ốc bể hàng loạt.”

Hệ lụy, ôi hệ lụy, đến bao giờ cho hết? Trừ phi có một cuộc cách mạng. Hoa Lài, Hoa Sen, hoa gì cũng được, miễn là một cuộc Tổng Nổi Dậy của toàn dân!

© Chu Việt

© www.Vietthuc.org
3.9.2011
GHI CHÚ
(1) BS. Nguyễn Hy Vọng, “Cái hệ lụy Tàu Việt”, www.vietthuc.org., Sep. 1, 2011
(2) Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục” (1915)
(3) Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nhà XB Đại học Quốc Gia, 2002.
(4) Nguyễn Cung Thông, Nguồn Gốc Việt Nam của tên 12 con giáp, www.khoahoc.net, 1.6.2006
(5) Jean-Francois Revel, Le detournement du Patriotisme. (Bùi Tín dịch)
(6) Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, NXB Văn Nghệ, 1997.


Người Trung Hoa có hai ngày Quốc khánh trong tháng 10 dương lịch.

Ngày 1/10 (bắt đầu từ năm 1949) là quốc khánh nước Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc (người Việt thì đọc ngược lại: Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa). Nhân dân Trung Quốc lục địa tổ chức kỷ niệm quốc khánh vào ngày này.

Ngày 10/10 (bắt đầu từ năm 1911) là quốc khánh nước Trung Hoa dân quốc, còn gọi là Tết song thập. Người dân Đài Loan chính thức tổ chức kỷ niệm và ăn Tết. Có một số người dân ở TQ lục địa vẫn âm thầm duy trì kỷ niệm ngày quốc khánh 10/10.

Giả sử bạn là một nhà sử học chân chính, không thiên vị bên nào, xin hãy cho biết Nhà nuớc nào là chính quyền ? (nhà nước kia sẽ là ngụy quyền) :

1. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (do Cộng sản Đảng lập nước và lãnh đạo)
2. Trung Hoa dân quốc (do Quốc dân Đảng lập nước, hiện tại đa đảng lãnh đạo)

Giang Nam lãng tử

Để có cơ sở giải đố, bạn có thể đọc thêm tư liệu lịch sử dưới đây:

Tôn Trung Sơn và Trung Hoa dân quốc


Cách mạng Tân Hợi thành công (10/10/1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc (trên 2000 năm tính từ nhà Hán đến nhà Thanh), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.

Lãnh tụ là bác sĩ Tôn Dật Tiên, người có vai trò quan trọng trong Cách mạng Tân Hợi

Phẫn uất vì thất bại nhục nhã sau các cuộc Chiến tranh Nha phiến (1840 – 1842 và 1857 – 1860), Chiến tranh Thanh – Nhật (1894 – 1895), và nhất là việc liên quân tám nước kéo vào cướp phá Bắc Kinh (1900), nhân dân Trung Quốc khao khát muốn cải cách thể chế chính trị hoặc phế bỏ nhà Thanh.

Theo suy nghĩ của những người đương thời thì nhà Thanh là một chính quyền do ngoại tộc (Mãn Châu) làm chủ, vừa hèn yếu thối nát, vừa ngăn trở đất nước phát triển theo đường lối tư bản.
Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn) (inh ngày 12 tháng 11 năm 1866, quê quán ở tỉnh Quảng Đông, là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa dân quốc. Tôn Dật Tiên hiểu rõ ý nguyện của dân, năm 1894, ông sáng lập Hưng Trung hội tại Hônôlulu (Hawaii) với cương lĩnh “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ hợp quần”.

Theo sử liệu, Cách mạng Tân Hợi thành công là kết quả của cuộc vận động cách mạng lâu dài và các cuộc nổi dậy trước đó, mà công đầu là Đồng Minh hội do bác sĩ Tôn Dật Tiên làm Tổng lý.
Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức trong nước lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của hội, ông đã công bố chủ nghĩa Tam dân: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung Sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm tổng thống lâm thời.

Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa. Viên Thế Khải đã nhận lời thực hiện.

Viên Thế Khải bằng lòng, mật sai Đoàn Kỳ Thụy hiệp với 40 tướng lãnh khác uy hiếp Hoàng đế nhà Thanh thoái vị. Ngày 12 tháng 2 năm 1912 (năm đầu Dân quốc), Hoàng đế Tuyên Thống (tức Ái-tân-giác-la Phổ Nghi) phải xuống chiếu thoái vị, hoàng tộc còn được hưởng một số điều kiện ưu đãi của Chính phủ Dân quốc. Sau đó, Viên Thế Khải phản bội cam kết, đàn áp lực lượng dân chủ cộng hòa, chuẩn bị tự xưng Hoàng đế, may thay hắn bị đột tử mà chết…

Tôn Trung Sơn đã nêu ra chủ thuyết “Tam dân” (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Ông được dân chúng Trung Quốc gọi là “Quốc phụ” (người cha của đất nước).

Chủ thuyết “Tam dân” của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam, đặc biệt là Quốc Dân Đảng Việt Nam và tầng lớp trí thức yêu nước Việt Nam trong những năm 1920-1930. Ngay cả sau đó, Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh hội do Bác sĩ Tôn Dật Tiên sáng lập tại Trung Quốc năm 1905. Thuyết tam dân cũng được chủ tịch Hồ Chí Minh đưa vào bản Tuyên ngôn độc lập mà Cụ đã đọc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, và lấy ba từ “độc lập, tự do, hạnh phúc” làm quốc hiệu nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Tôn Dật Tiên qua đời do bệnh ngày 12 tháng 3 năm 1925.

Ông được thờ trong đạo Cao Đài ở Việt Nam như là một trong Tam Thánh sáng lập. Ngày nay khách du lịch có dịp tham quan thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh, khi vừa tiến gần chính điện sẽ thấy bức tranh Tam Thánh được treo ngay chỗ trang trọng nhất (03 vị thánh Cao Đài: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm). Tên ông cũng được đặt cho một con đường ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Mao Trạch Đông và nước Trung Hoa mới (Tân Hoa)

Là con út trong một gia đình trung nông, Mao Trạch Đông sinh ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.

Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), Mao còn là một học sinh 18 tuổi, triều nhà Thanh bị lật đổ, Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa; người lãnh đạo Cách mạng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Khi Mao đang phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam. Sau đó Mao trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với người thầy học và là bố vợ tương lai, giáo sư Dương Xương Tế, lên Bắc Kinh, nơi giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Nhờ sự giới thiệu của giáo sư Dương, Mao được vào làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích và Tiền Huyền Đồng giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. (Khi Mao 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị , nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này)

Sau phong trào Ngũ Tứ, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luận và Tân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Trường Sa (HồNam).

Ngày 23 tháng 7 năm 1921, Mao tham gia Đại hội 1 thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải. Hai năm sau, tại Đại hội 3 (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng chỉ gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội I Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị lãnh tụ Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội II Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.

Sau khi Tưởng Giới Thạch quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng nhưng không được Trần Độc Tú chấp nhận và bị thất sủng. Mao Trạch Đông bèn lui về quê cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.

Mao thoát được khủng bố trắng vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người của Mao tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn (nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây). Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện “Cải cách ruộng đât”. Tại đây, từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.

Khu Xô-viết là nơi trú ngụ của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải. Dưới áp lực của các chiến dịch bao vây càn quét của Quốc dân Đảng, nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực và đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.

Với quyết tâm tiêu diệt những người cộng sản, tháng 10 năm 1934 Tưởng Giới Thạch chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới. Trên đường trường chinh, Mao Trạch Đông bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm quyền thực tế và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Từ căn cứ mới ở Diên An, Mao đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.

Ngay sau khi Chiến tranh Trung- Nhật kết thúc, Nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào ngày 1/ 10/ 1949.

Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã chuẩn bị cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.

Sau khi đánh bại chính phủ Trung Hoa dân quốc, Mao cho thiết quân luật ở Trung Quốc. Vấp phải sự phản đối của một số tướng lĩnh then chốt trong guồng máy cộng sản, Mao cho ám sát hoặc đưa đi an trí một số người như: Đặng Tiểu Bình, Chu Đức,…

Từ năm 1949 đến 1976, Mao phải chịu trách nhiệm chính về phong trào “Đại nhẩy vọt” vào thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX – Đây là kế hoạch với ý đồ nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công, nhưng cuối cùng bị thất bại và phải hủy bỏ. Kế hoạch tiếp theo Mao ủng hộ là cuộc “Đại Cách mạng văn hóa vô sản” (1966- 1976).

Khi phát động “Đại nhẩy vọt”, Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn “Đại Cách mạng văn hóa” diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi. Mao Trạch Đông (26.12.1893 – 9.9.1976) là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (thành lập1921) đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc cho đến nay.

Ông Mao đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được “Trung Quốc hóa” có tên là chủ nghĩa Mao, ngày nay gọi là “Tư tưởng Mao Trạch Đông”. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được “tập thể hóa” dưới hình thức “công xã nhân dân”. Chính sách Đại Nhảy Vọt trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa với hậu quả còn bi đát hơn nữa..

Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19.
Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, Mao Trạch Đông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại (vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ đại đà thủ).

(theo Wikipedia)

Muốn tìm hiểu thêm về “công” và “tội” của Mao Trạch Đông, mời bạn đọc cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” trong Blog này, chuyên mục “ĐỌC SÁCH”. hoặc bấm vào đây:
http://giangnamlangtu.wordpress.com/2011/09/28/mao-tr%E1%BA%A1ch-dong-ngan-nam-cong-t%E1%BB%99i/
Hêt

Chú thích:

Tên nước “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” bị dư thừa hai chữ “nhân dân” hoặc “cộng hòa”. Bởi hai tiếng “cộng hoà” tự nó đã bao hàm “nhân dân” trong đó rồi. Cộng sản TQ rất ưa dùng hai chữ “nhân dân”, coi đó như tấm lá chắn, cái bình phong che chở cho thói độc tài quan liêu phong kiến của họ.

Giang Nam lãng tử


Kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi: Trung Quốc kêu gọi thống nhất Đài Loan


Tú Anh




Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi thống nhất với Đài Loan nhân buổi lễ ghi dấu 100 năm cuộc cách mạng dân chủ 10/10/1911, chấm dứt chế độ vương quyền. Đài truyền hình Trung Quốc cho thấy, trong số các quan chức hiện diện tại buổi lễ có cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, người mà vào tháng Tám có tin đồn là đã qua đời.

Theo bản tin của AFP từ Bắc Kinh, hôm nay, 09/10/2011, trước các nhân vật lãnh đạo cao cấp của chế độ trong đó có cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khẳng định là « không thể để cho Đài Loan độc lập ».

Ông Hồ Cẩm Đào tuyên bố rằng « thống nhất lãnh thổ bằng biện pháp ôn hòa là giải pháp tối ưu cho quyền lợi cơ bản của nhân dân Trung Hoa và Đài Loan ».

Theo chủ tịch Trung Quốc, cần phải « gia tăng nỗ lực chống xu hướng độc lập, phát huy những trao đổi làm thắt chặt quan hệ và hợp tác giữa dân chúng đôi bên ».

Về việc tăng cường võ trang của Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào biện minh rằng « đó là chính sách tự vệ » và cũng theo lời chủ tịch Trung Quốc, là một sức mạnh « bảo vệ hòa bình trên thế giới ».

Buổi lễ ghi dấu 100 năm Cách mạng Tân Hợi được tổ chức vào ngày chủ nhật, một ngày trước ngày « song thập » 10/10.

Vào ngày này cách nay 100 năm, cuộc cách mạng dân chủ do Quốc Dân đảng và bác sĩ Tôn Dật Tiên lãnh đạo đã lật đổ chế độ nhà Thanh, vừa mang lại độc lập cho Trung Hoa, vừa chấm dứt được một thời kỳ phong kiến kéo dài hơn 2000 năm với việc khai sáng chế độ Cộng hòa với tên nước là Trung Hoa Dân Quốc.

Đến năm 1921, Mao Trạch Đông thành lập đảng Cộng sản và cuộc nội chiến giữa hai phe Quốc –Cộng kéo dài đến năm 1949 thì Quốc Dân đảng thua, phải chạy ra đảo Đài Loan.

Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, quan hệ đôi bên căng thẳng cao độ khi đảng Dân Tiến lên cầm quyền tại Đài Loan với chủ trương tuyên bố độc lập.

Nhưng từ khi Quốc Dân đảng trở lại chính quyền với sự kiện ông Mã Anh Cửu đắc cử tổng thống năm 2008, quan hệ hai bờ eo biển ngày càng được cải thiện với hơn 500 chuyến bay mỗi tuần. Tuy nhiên Hoa Lục vẫn bố trí khoảng 1000 tên lửa nhắm vào hải đảo.

Giới quan sát ghi nhận là chính quyền Trung Quốc tổ chức một cách « kín đáo » lễ kỷ niệm cuộc tổng khởi nghĩa của phong trào quốc gia đánh đổ chế độ nhà Thanh.

Một chi tiết khác là trong buổi lễ tổ chức vào hôm nay, tại Đại lễ đường Nhân dân, bên cạnh các nhân vật cao cấp, đài truyền hình Nhà nước cho thấy có cựu chủ tịch Giang Trạch Dân mà hồi tháng Tám có tin đồn tại Bắc Kinh là ông đã qua đời. Người tiền nhiệm của ông Hồ Cẩm Đào có vẻ gầy và mệt mỏi.



Đài Loan bác bỏ đề nghị thống nhất cuả Bắc Kinh

Thụy My




Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu hôm nay 10/10/2011 đã thẳng thừng bác bỏ lời kêu gọi thống nhất với Trung Quốc, được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đưa ra vào hôm qua. Ông Mã Anh Cửu chủ trương giữ nguyên trạng Đài Loan, và dân chủ hóa Trung Hoa lục địa.

« Chúng tôi duy trì nguyên trạng như hiện nay, không thống nhất với Trung Quốc, không tuyên bố độc lập và không sử dụng vũ lực ». Người đứng đầu Đài Loan đã phát biểu như trên nhân dịp lễ Song Thập, tức ngày Quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc - quốc hiệu của Đài Loan. Ông nói thêm, việc giữ nguyên tình trạng hiện nay đã « góp phần rất lớn trong việc làm giảm căng thẳng ở đôi bờ eo biển Đài Loan, và được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế ».

Hôm qua, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cho rằng : « Thống nhất lãnh thổ bằng biện pháp ôn hòa là giải pháp tối ưu cho quyền lợi cơ bản của nhân dân Trung Hoa, kể cả các đồng bào Đài Loan ». Còn Tổng thống Mã Anh Cửu hôm nay nhắc lại, tinh thần của các nhà lập quốc Đài Loan là « Thiết lập một quốc gia tự do dân chủ, phân phối công bằng các nguồn lực ». Ông nói thêm : « Trung Hoa lục địa cần phải can đảm đi theo con đường này ».

Đúng một trăm năm trước, cuộc Cách mạng Tân Hợi ngày 10/10/1911 do Quốc dân đảng lãnh đạo nổ ra tại Vũ Xương, đã làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến nhà Thanh, khai sinh ra nước cộng hòa Trung Hoa Dân Quốc. Đến năm 1949 do bị thua trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng, phe Quốc dân đảng và khoảng hai triệu người quốc gia phải chạy ra đảo Đài Loan, còn Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đài Loan trên thực tế vốn là một quốc gia độc lập từ 62 năm qua, nhưng vẫn bị Bắc Kinh coi là một hòn đảo ly khai, và không loại trừ việc sử dụng vũ lực để sáp nhập đảo quốc này vào Trung Quốc. Từ khi ông Mã Anh Cửu đắc cử Tổng thống năm 2008, quan hệ đôi bên đã trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết, vì đương kim Tổng thống Đài Loan chủ trương cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét