Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

NGÀY 6 THÁNG 10 NĂM 2011

VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

www.nghiencuubiendong.vn




Bài viết của tác giả Trang Ngọc Hoa, đăng trên trang trang mạng “Viện Nghiên
cứu các Vấn đề Quốc tế Trung quốc – China Institute of International studies”
đã nêu ra một số đánh giá và phân tích của phía Trung Quốc về vai trò, vị trí và
những hành động nhằm can dự vào tranh chấp của Nhật bản đối với những
vấn đề đang nóng lên xoay quanh các diễn biến tại khu vực Biển Đông.

Năm 2010, sau khi Hoa Kỳ bày tỏ sự “quan tâm” xoay quanh vấn đề Biển
Đông đối với Trung Quốc, Nhật Bản cũng bắt đầu tích cực có hoạt động can
thiệp vào, đồng thời, còn làm khó Trung Quốc trên vấn đề biển Đông hải. Hàng
loạt những hành động trên tất nhiên không phải do tình cờ, điều này vốn có
quan hệ mật thiết với chính sách hải dương của Nhật Bản bấy lâu nay vẫn
nhắm vào Trung Quốc. Trên vấn đề Biển Đông, chính sách tổng thể của Nhật
Bản có thể chia ra làm bốn thời kỳ. Thời kỳ đầu sau khi chiến tranh kết thúc,
đối với chủ quyền, Nhật bản không có những phản đối khác, tới những năm
của thập niên 80 thì bắt đầu đặt quan tâm, sau Chiến tranh lạnh bắt đầu lập kế
hoạch để can thiệp, và hiện nay, Nhật Bản đang tích cực can thiệp vào vấn đề.



Trọng tâm chiến lược hải dương của Nhật Bản trong tương lai tại Đông hải và
Thái Bình Dương sẽ là tiếp tục mở rộng, nhưng cũng sẽ dựa trên nhiều yếu tố
quan trọng khác như, an toàn hàng hải của bản thân Nhật bản, kiềm chế thế
lực của Trung quốc, ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, đòi hỏi về
hải quyền, và đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền tại Đông Hải. Nhật Bản
cũng sẽ tiếp tục thực hiện liên minh với Hoa Kỳ, lôi kéo Việt Nam, và còn diễn
vai trò của kẻ khoắng nước để dụng hỏa đả công.

I-Vị thế của Biển Đông thay đổi trong chiến lược đối ngoại của Nhật Bản

1-Từ thập niên 80 của thế kỷ 20, Nhật Bản bắt đầu quan tâm chú tới vấn
đề Biển Đông.

Nhật Bản là quốc gia thiếu thốn tài nguyên, có tới 95% lượng năng lượng tiêu
thụ phải dựa vào nhập khẩu1, nguồn năng lượng quan trọng nhất là dầu mỏ
chủ yếu đi qua tuyến đường vận chuyển trên Biển Đông để tới được Nhật
Bản. Ngoài ra, có tới 99% lượng hàng hóa Nhật Bản xuất khẩu đi các nơi cũng
dựa vào tuyến đường biển, những sản phẩm hàng hóa xuất khẩu được vận
chuyển tới thị trường Âu châu, những hàng mậu dịch xuất nhập khẩu vào
Đông Nam Á và Châu Đại Dương cũng chủ yếu dựa vào tuyến đường qua
Biển Đông. Nếu để tầu thuyền chở hàng di chuyển qua Philippine theo tuyến
hải trình phía đông, nó sẽ làm cho giá thành hàng hóa thành phẩm của Nhật
Bản tăng lên từ 2 đến 5%. Do đó, tuyến đường hàng hải trên Biển Đông được
Nhật Bản nhìn nhận đánh giá là “tuyến đường sinh tử” trên biển. Theo đà thực
lực kinh tế phát triển nhanh chóng, Nhật Bản ngày càng mở rộng thái độ quan
tâm đối với an ninh hàng hải trên tuyến đường Biển Đông.

Đồng thời, thực lực quân sự ngày càng được tăng cường cũng làm cho Nhật
Bản chú ý xem xét hơn tới việc bảo vệ an ninh trên tuyến đường biển. Trong
thời kỳ đầu lực lượng phòng vệ Nhật Bản mới được thành lập, phạm vi phòng
vệ được xác định lấy lãnh thổ làm trung tâm và trải rộng ra trong vòng 200 hải
lý, cho tới các vùng eo biển Tsugaru và Tsushima. Những năm của thập niên
80, Hoa kỳ dần thực hiện chiến lược rút gọn trên toàn cầu, đồng thời yêu cầu
1 Điều tra thống kê tài nguyên của Cục Chính sách Công nghiệp và Kinh tế, thuộc Bộ
Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản.

Nhật Bản đẩy mạnh mở rộng trang bị quân sự, đảm trách nhiều nhiệm vụ tác
chiến hơn. Năm 1981, Thủ tướng Nhật Bản Zenko Suzuki viếng thăm Hoa Kỳ,
chính thức tiếp nhận yêu cầu của phía chính phủ Mỹ, và cam kết để lực lượng
phòng vệ trên biển của Nhật Bản đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ cho tuyến đường
1000 hải lý trên biển. Từ đó đến nay, Nhật Bản chịu trách nhiệm bảo vệ an
toàn cho “tuyến đường biển tây nam” từ vịnh Osaka tới eo biển bashi, còn
tuyến đường biển từ eo biển Bashi xuống phía nam do quân đội Hoa Kỳ đảm
trách2. Trong “ Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 1983” đã lần đầu tiên
đưa ra nguyên tắc: “Hàng trăm hải lý xung quanh Nhật Bản, và khoảng 1000
hải lý trên tuyến đường biển trong khu vực là thuộc phạm vi phòng thủ địa lý
của Nhật Bản”3.

2-Sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản điều chỉnh mục tiêu chiến lược quốc
gia, trên mặt chiến lược, từng bước can thiệp vào khu vực Biển Đông.

Sau chiến tranh lạnh, tình hình quốc tế phát sinh nhiều thay đổi sâu sắc. Thực
lực kinh tế và quân sự Nhật Bản nhanh chóng được tăng cường, tranh chấp
trở thành chính trị, cường quốc về quân sự được khẳng định là mục tiêu chiến
lược quốc gia. Đồng thời, từ phía Nhật Bản nhìn lại, sự phát triển nhanh chóng
của Trung quốc đã đưa tới cho Nhật Bản một tương lai chịu những áp lực và
thách thức, mâu thuẫn Trung - Nhật càng gia tăng. Dưới hoàn cảnh đó, Nhật
Bản đã để mắt tới những tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời xây dựng luật
pháp để thò tay can thiệp vào những vấn đề an ninh liên quan, không ngừng
tăng cường mở rộng sức ảnh hưởng tại khu vực này.

2 Báo cáo của Tiểu ban Hợp tác và Phòng vệ trực thuộc Uỷ ban Hiệp định An ninh
và Phòng thủ chung Mỹ Nhật. Bản “Báo cáo Triệu Hòa, ngày 27 tháng 11 năm
1953”.
http://www.clearing.mod.go.jp/hakusho_data/1981/w1981_9134.html.
3 Xem “ Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản ”. Bản in năm Triệu Hòa thứ 58
http://www.clearing.mod.go.jp/hakusho_data/1983/w1983_03.html。

Sau khi bùng phát tranh chấp giữa Trung - Phi - Mỹ xung quanh dải đá ngầm
Mischief Reef (dải Vành Khăn của VN) năm 1995, Nhật Bản bắt đầu có thái độ
khai thác can thiệp trính trị. Trong khi hội đàm giữa những nhà lãnh đạo Nhật
Bản và lãnh đạo Trung Quốc, phía Nhật Bản đã liên tiếp bày tỏ ý kiến quan
tâm tới quần đảo Trường Sa. Khi tham gia hội nghị Diễn đàn Đông Nam Á lần
2, Ngoại trưởng Nhật Yohey Kono đã đưa ra ý kiến về việc có thể đem vấn đề
Biển Đông ra thảo luận trong khuôn khổ của “Diễn đàn khu vực Đông Nam Á”.
Nhật Bản kỳ vọng sẽ học hỏi được kinh nghiệm xử lý đối phó với Trung Quốc
từ những tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời còn muốn dùng những tranh
chấp này để khống chế Trung Quốc.
II-Bố cục của việc Nhật Bản nỗ lực can thiệp vào vấn đề của An ninh Biển
Đông và khu vực lân cận

1-Nhật Bản lợi dung vấn đề Biển Đông để mở rộng sức ảnh hưởng của
mình đối với an ninh khu vực.

Nhật Bản đang thực hiện một chiến lược ngoại giao nước lớn khu vực tại các
vùng lân cận Biển Đông của Trung quốc, mục đích nhằm phát huy tác dụng
chủ đạo tại khu vực Đông Á. Vì vậy, Nhật Bản lấy việc ủng hộ cho Asean làm
điều kiện chủ đạo tiên quyết đối với khu vực này. Nhưng ảnh hưởng của Trung
Quốc tại Đông Nam Á cũng không ngừng gia tăng, điều này tạo nên những
thách thức đối với địa vị sức mạnh của Nhật Bản tại đây. Do đó, Nhật Bản tiến
hành chiến lược vay mượn sự giúp đỡ của Mỹ, lôi kéo Đông Nam Á, và kiềm
chế Trung Quốc để đạt được mục đích của mình. Tháng 01 năm 1997, thủ
tướng Nhật Bản Hashimoto đi thăm Đông Nam Á và đưa ra đề nghị phát triển
quan hệ đối tác toàn diện với các quốc gia Đông Nam Á, lấy trọng tâm lợi ích
của Đông Nam Á chuyển từ kinh tế sang các mặt về chính trị, an ninh. Tháng
12 năm 2003, Nhật Bản chính thức gia nhập “Hiệp ước thân thiện và hợp tác
Đông Nam Á”.

Nhật Bản cũng tích cực tham gia vào các cơ chế đối thoại đa bên như “Diễn
đàn khu vực Đông Nam Á”, thúc đẩy những cuộc đối thoại “ 1 cộng 1” về an
ninh với từng quốc gia nói riêng, kiến nghị “tiến hành mở những cuộc đối thoại
song phương thẳng thắn về những vấn đề an ninh của khu vực”4. Không chỉ
tham gia vào hàng loạt những cuộc diễn tập quân sự do Mỹ tiến hành trong
khu vực, lực lượng phòng vệ Nhật Bản còn thường xuyên tổ chức các cuộc
viếng thăm tới Philippine, Singapore, v.v, để lực lượng phòng vệ trên biển của
Nhật Bản có thể trực tiếp hoặc gián tiếp vào ra khu vực Biển Đông, không chỉ
tăng cường những vấn đề còn tồn tại về quân sự và an ninh của khu vực Đông
Nam Á, đồng thời còn tiến hành các phương thức bí mật hoặc công khai để
phát triển ảnh hưởng thực tế đối với vấn đề Biển Đông.

Những năm gần đây, trong quá trình Nhật Bản tích cực phát triển quan hệ với
Việt Nam, ý đồ can thiệp vào Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc ngày càng
được thể hiện rõ. Do lập trường cứng rắn của Việt Nam trong những vấn đề về
Biển Đông, Nhật Bản đánh giá Việt Nam là một tiêu điểm quan trọng trong việc
mở rộng sức mạnh kinh tế và đối kháng cân bằng với Trung Quốc tại khu vực
Đông nam á. Trong hoạt động trợ giúp đối với Đông Nam Á, Nhật Bản thể hiện
rõ sự “hào phóng” với Việt Nam, quan hệ Nhật Việt nồng ấm một cách nhanh.
chóng, Nhật Bản trở thành quốc gia hỗ trợ lớn nhất cho Việt Nam. Dưới sự cổ
động “Từ bỏ Trung Quốc, tiến quân vào Việt Nam” của chính phủ Nhật Bản đối
với các doanh nghiệp của họ, quy mô đầu tư của những doanh nghiệp Nhật
Bản vào Việt Nam cũng rõ ràng gia tăng. Nhiều người đánh giá, lý do để Nhật
Bản bắt tay với Việt Nam còn bao gồm cả nhân tố chính trị của việc ngăn chặn
Trung Quốc ở bên trong5. Thực tế, từ tháng 05 năm 1994, chính phủ Việt Nam
đã phê chuẩn việc một số tập đoàn dầu mỏ quốc tế trong đó có của Mỹ và
Nhật bản đệ đơn xin tìm kiếm, khai thác mỏ dầu tại khu vực Thanh Long trên
Biển Đông6. Tháng 11 năm 2007, một doanh nghiệp kinh tế sở hữu nhà nước
của Nhật Bản và Công ty Quốc doanh Petrol của Việt Nam đã ký kết một bản
hiệp định, hợp tác khai thác nguồn tài nguyên dầu khí tại khu vực gần Biển
Đông7. Do đó, trong tưong lại thì bất kỳ vấn đề thuộc chủ quyền đối với
Trường Sa hay việc khai thác tài nguyên của Trung Quốc tại Trường Sa đều
có thể đụng chạm đến quyền lợi kinh tế của Nhật Bản.

Tháng 03 năm 2008, hai chiếc hộ tống hạm của Nhật Bản đã tới thăm Thành
phố Hồ Chí Minh và còn tổ chức diễn tập quân sự cùng với lực luợng Hải
Quân Việt Nam. Ngày 24 tháng 07 năm 2010, Ngoại trưởng Nhật Bản có cuộc
hội đàm với phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tại Hà
Nội, trong hội đàm có sự tham gia của các quan chức hai ngành ngoại giao và
quốc phòng hai nước để cùng bàn thảo về “Đối thoại chiến lược Nhật Việt”,
sau đó đã đạt được sự nhất trí. Ngày 31 tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Nhật
5 Báo Nhật Bản “Tin Công nghiệp và Kinh tế”, số ra ngày 05 tháng 04 năm 2006.
6 Bài “ Nhóm tìm kiếm mỏ dầu” đăng trên tờ “Tạp chí Kinh tế Viễn Đông”, số ra
ngày 13 tháng 05 năm 1993.

7 Xem nội dung trên được đăng trên trang mạng Kinh tế Trung Quốc:
http://intl.ce.cn/specials/zxxx/200711/28/t20071128_13748598.shtml.

Bản Naoto Kan chính thức thăm Việt Nam. Lãnh đạo hai nước đã đưa ra
“Tuyên bố chung về phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nhật Bản
Việt Nam - vì một tương lai Châu Á hòa bình và thịnh vượng”, nó định hình
nên một cấu trúc mới cho tương lai hợp tác giữa hai bên8. Ngày 29 tháng 11
năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Đại sứ
Nhật Bản tại Hà Nội Yasuaki Tanizaki đã tiến hành thảo luận sâu rộng về vấn
đề triển khai hợp tác quân sự trên biển giữa hai nước. Tiếp ngày 10 tháng 12
sau đó, cuộc “Đối thoại chiến lược Nhật Bản Việt Nam” lần đầu tiên được tổ
chức tại Hà Nội. Hai bên đã trao đối ý kiến xoay quanh những vấn đề về quần
đảo Trường Sa cũng như những vấn đề quốc tế và khu vực khác.

2-Nhật bản mưu hoạch trên mặt chiến lược quân sự để can thiệp vào các
vấn đề Biển Đông.

Chính sách của Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông không chỉ là tập trung vào
những tranh chấp hải dương, quan trọng hơn, đó là đứng từ góc độ chiến lược
của khu vực để nhìn nhận đánh giá vền đề. Tranh chấp Biển Đông là một vấn
đề cục bộ trong chiến lược khu vực của Nhật Bản, đồng thời đây cũng là điểm
xuất phát để mưu cầu một lợi thế chiến lược. Trong quá trình phát triển theo
hướng cường quốc quân sự hóa của Nhật Bản, mục tiêu đối ngoại quân sự
luôn luôn bao gồm cả sự quan tâm đối với vấn đề Biển Đông.

(2.1)-Tiến hành giải thích một cách mơ hồ đối với“Tuyên bố An ninh Phòng thủ
chung Mỹ Nhật” và “Hướng dẫn hợp tác phòng thủ Mỹ Nhật”, nhằm để tham
gia chuẩn bị cho các vấn đề Biển Đông.

8 Xem nội dung “Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và
thình vượng tại Châu Á” trong Tuyên bố chung Nhật Bản Việt Nam.

Xuất phát từ việc xem xét chiến lược an ninh Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật
Bản đem các vấn đề như tranh chấp tại Biển Đông và Bán đảo Triều Tiên,
tranh chấp tại Điếu Ngư Đài, Vấn đề eo biển Đài Loan để liên kết lại một cách
chặt chẽ. Đối với Nhật Bản mà nói, Đông Nam Á cũng như tuyến hàng hải biển
trên Biển Đông và eo biển Đài Loan đều cùng là một bộ phận cấu thành của
“Tuyến đường sinh tử trên biển”. Do vậy, bản “Chỉ đạo hợp tác phòng ngự
chung Nhật Mỹ” được sửa đối năm 1997 đã đưa ra khái niệm “Tình thế xung
quanh”, trong đó đưa Trung Quốc Đại Lục, Biển Đông và Đài Loan vào phạm
vi áp dụng đối với “Tình thế xung quanh”9. Nhằm đảm bảo tính hiệu quả thực
tế của bản “Hướng dẫn hợp tác phòng thủ Mỹ Nhật”, tháng 04 năm 1999, Nhật
Bản đã thông qua “Luật về các tình thế xung quanh”, đưa đại bộ phận khu
vực Châu Á, trong đó bao gồm cả Biển Đông vào phạm vi áp dụng của luật
này10. Tháng 5 cùng năm, Nhật Bản còn cho ra các dự án sửa đổi luật liên
quan như “ Dự án sửa đổi luật về quân phòng vệ ” và “ Dự án sửa đổi hiệp
định Mỹ Nhật về cùng cung cấp dịch vụ và hàng hóa”, qua đó làm căn cứ cơ
sở hoàn thiện việc quân đội Nhật Bản và Mỹ sẽ cùng hiệp đồng ứng phó với
“những vấn đề khẩn cấp tại các khu vực lân cận” bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản.
Cuối năm 2001, Nhật Bản đã đánh chìm “một con tầu khả nghi” trong vùng đặc

9 Xem “Hướng dẫn thực hiện Hợp tác Phòng thủ Mỹ Nhật năm 1997”.

http://www.mofa.go.jp/mofaj/area/usa/hosho/kyoryoku.html#1.
10 Xem “Đạo luật về các biện pháp tiến hành nhằm duy trì hòa bình và an ninh
của khu vực khi có tình thế xẩy ra”, “Điều luật thứ 60 của bản pháp lệnh ra ngày
28 tháng 05 năm Bình Thành thứ 19 (năm 1999), sủa đổi cuối cùng : Điều luật thứ
80, ra ngày 08 tháng 06 năm Bình Thành thứ 19 (năm 2007)”.
http://law.e-gov.go.jp/htmldata/H11/H11HO060.html

quyền kinh tế của Trung Quốc tại Đông Hải, lần đầu tiên dùng hành động trên
mặt tác chiến quân sự để phá vỡ sự hạn chế của chính sách “chuyên về
phòng vệ”. Tháng 06 năm 2003, Nhật Bản thông qua “Luật về các tình thế tấn
công vũ trang”, nhằm đưa thời điểm sử dụng vũ trang từ “Sau khi bị quân địch
tấn công” đẩy lên trước thành “bị tấn công vũ trang” hoặc “có thể bị tấn công
vũ trang”11. Sau đó, nhằm thực hiện việc “nhất thể hóa” tác chiến với hải quân
Mỹ, Nhật Bản quyết định xây dựng hệ thống mạng thông tin vệ tinh, qua đó
nhằm liên kết giữa bộ tư lệnh trung tâm với các hệ thống chia sẻ thông tin tình
báo của các tầu chiến và máy bay ở tuyến trước, khi có “vấn đề” hoặc phát
sinh các “tình thế xung quanh”, có thể cùng quân đội Mỹ triển khai phối hợp
tác chiến hoặc tiến hành hỗ trợ hậu phương12. Tháng 10 năm 2005, trong đàm
2+2 về phòng vệ Mỹ Nhật, dưới yêu cầu của Mỹ, lực lượng phòng vệ Nhật
Bản đã tuyên bố mở rộng phạm vi phòng vệ tới eo biển Malacca. Ngày 14
tháng 06 năm 2010, hai nước Mỹ Nhật đã tiến hành cuộc diễn tập cứu hộ
nhân đạo liên hợp mang tên “Đối tác Thái Bình Dương 2010” trong khu vực
Biển Đông. Phía Mỹ cử tầu y tế của lực lượng hậu cần quân sự, còn Nhật Bản
cử tầu đổ bộ há mồm Quốc Đông” và hai tầu đổ bộ đệm khí lớn tham gia diễn
tập. Một khi chiến tranh nổ ra, các tầu của Mỹ Nhật có thể kịp thời đưa số quân
bị thương vong tới Nhật bản để điều trị, điều này giúp mở rộng năng lực hậu
cần, và có giá trị hỗ trợ cho quân Mỹ tác chiến tại Biển Đông.

(2.2)-Tung ra thuyết “Mối đe dọa Trung Quốc” nhằm mưu cầu tạo nên điều
11 Xem trang thứ 10 “Bảo vệ Nhật Bản” trong sách “Bình luận Chiến lược Đông Á
năm 2003”.http://www.nids.go.jp/publication/east-asian/pdf/east-asian_j2003_10.pdf.
12 Xem phần “Thể chế phòng vệ và các biện pháp thực hiện có liên quan tới Mỹ”
trong trang 3, trang 6 của bản “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2002”,
http://www.clearing.mod.go.jp/hakusho_data/2002/zuhyo/frame/az143040.htm.

kiện lợi thế chiến lược.

Đầu tiên, những văn bản chính thống của Nhật Bản công khai tung ra “Thuyết
mối đe dọa Trung Quốc”. Từ khi bản “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm
2000” nêu ra một tuyên bố vô căn cứ “ Tên lửa đạn đạo của Trung Quốc nhắm
vào Nhật Bản”, sau đó mỗi năm một lần, Nhật Bản đều không quên đưa
“Thuyết mối đe dọa Trung quốc” vào sách trắng quốc phòng. Không những
vậy, “Sách trắng Quốc phòng năm 2009” của Nhật Bản còn mở rộng thuyết đe
dọa này tới tận khu vực Biển Đông, đặc biệt đưa ra, “Trung Quốc còn tăng
cường các hoạt động tại ngoài khu vực ven hải của chúng ta (Nhật Bản), ví dụ
như trên Biển Đông và khu vực gần với các quần đảo đang còn tồn tại những
tranh chấp về chủ quyền với các quốc gia Đông Nam Á là Hoàng Sa và
Trường Sa13”. Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản viết, Trung Quốc cam kết
tiếp tục hiện đại hóa quân sự, điều này “tạo nên những tác động ảnh hưởng
đối với an ninh của khu vực, đặc biệt là với Nhật Bản, tạo ra sự lo ngại sâu
sắc”14. Trong 19 trang liên quan đến Trung Quốc tại “Sách trắng Quốc Phòng
năm 2010”, Nhật Bản đột ngột nhấn mạnh “ Hoạt động của Trung Quốc tại các
vùng ven biển của chúng ta ngày càng trở nên chủ động và linh hoạt hơn”,
mục đích cáo buộc chính sách quốc phòng và động hướng quân sự của Trung
Quốc là thiếu minh bạch, dùng điều này để nêu vấn đề “Nó tạo nên những mối
quan ngại đối với chúng ta (Nhật Bản) và cả khu vực cũng như với cộng đồng

13 Xem nội dung về “Trung Quốc” trong mục 3, thuộc chương 2 của bộ thứ nhất
trong “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2009 ”.
http://www.clearing.mod.go.jp/hakusho_data/2009/2009/index.html.
14 Xem phần nội dung thứ nhất của đề mục “Môi trường an ninh của Nhật Bản và
các quốc gia lân cận” trong bản “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2009”,
http://www.clearing.mod.go.jp/hakusho_data/2009/2009/index.html.

quốc tế ”15, qua đó Nhật Bản cố gắng kích động cái được gọi là mối đe dọa
Trung Quốc.

Tiếp theo, Nhật Bản lợi dụng các phương tiện truyền thông để khuếch tán
“Thuyết mối đe dọa Trung Quốc”. Tháng 02 năm 2009, tờ “Thời báo Nhật Bản”
đăng một bài công khai chỉ trích thái độ của Trung Quốc trên các vấn đề thuộc
quần đảo Trường Sa, cổ động bốn quốc gia là Việt Nam, Philippine, Malaysia
và Brunei gạt bỏ tranh chấp, tiến hành chính sách “liên hoành” để cùng đối
kháng với Trung Quốc16; Tháng 3 sau đó, tờ Yomiuri Shimbun tuyên bố,
Trung Quốc tăng tốc đẩy nhanh thực lực hải quân, muốn thông qua những
hành động cứng rắn tại khu vực Đông hải và Biển Đông để mở rộng “hành
động đòi hỏi chủ quyền”17. Tháng 03 năm 2010, chuyên gia quân sự Nhật Bản
Hiroyuchi Noguchi trong một bài viết đã thổi phồng việc Trung Quốc phát triển
các lực lượng hải, lục, không quân, rồi đưa ra cáo buộc, “Biển Đông đang biến
thành biển nội hải của Trung Quốc ”18; Tháng 07 sau đó, tờ “Tin tức Triều Nhật
” nêu việc, “Trung Quốc bắt đầu đưa Biển Đông thành lợi ích cốt lõi”, “Nhật
Bản không thể chỉ đơn giản bỏ qua những động thái của Trung Quốc, nên nhìn
nhận đó là vấn đề của quốc gia khác”19.

15 Xem “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2010”.
http://www.clearing.mod.go.jp/hakusho_data/2010/2010/index.html.
16 Thời báo Nhật Bản, số ra ngày 24 tháng 02 năm 2009.
17 Xem nội dung trên tờ “Yomiuri Shimbun”, số ra ngày 16 tháng 03 năm 2009.
18 Xem đề mục: “Ý nghĩa chiến lược của những con số khách quan” trên tờ “Tin
tức Công nghiệp và Kinh tế”, số ra ngày 08 tháng 03 năm 2010.
19 Mục: “Trung Quốc và vấn đề hầu như bị bỏ qua là cục diện tình thế tại Biển
Đông ngày càng căng thẳng”. Báo “Tin tức Triều Nhật”, ngày 10 tháng 07 năm
2010.

Cuối cùng, quan chức cao cấp của chính phủ Nhật Bản cũng bắt đầu bày tỏ
thái độ với những tranh chấp tại Biển Đông. Ngày 24 tháng 07 năm 2010,
Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm tiến hành hội đàm, trong khi trao đổi ý
kiến về quần đảo Trường Sa đã tuyên bố rõ ràng, “Nhật Bản không thể không
quan tâm tới vấn đề Biển Đông”20; Ngày 27 tháng 07, ông Katsuya Okada một
lần nữa bày tỏ, tranh chấp tại Biển Đông nên được thảo luận trong “một khuôn
khổ quốc tế” với sự tham gia của các quốc gia như Mỹ và Nhật Bản21. Sau khi
chính phủ bày tỏ thái độ, hệ thống truyền thông và các học giả của Nhật Bản
cũng kết hợp hòa theo. Tờ Yomiuri Shimbun ra bài xã luận nói, “Chính phủ
Nhật Bản nên cùng với các quốc gia có liên quan như Mỹ, Việt Nam và Ấn Độ
tăng cường hợp tác ”, “cùng chung tay ngăn chặn Trung Quốc vào ra Biển
Đông”22. Một số học giả Nhật Bản còn tự tin tuyên bố, vụ va chạm tàu trên biển
cho thấy “Chiến lược Biển Đông” của Trung Quốc đã mở rộng tới Đông Hải,
kêu gọi Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam, ASEAN kể cả Hàn Quốc cùng liên kết,“tiến
hành những hành động ngăn chặn thực tế” đối với Trung Quốc.23

20 Xem trang mạng của hãng Thông tấn Kyodo Nhật Bản:
http://china.kyodo.co.jp/modules/fsStory/index.php?storyid=83582.
21 Báo “Tin tức Công nghiệp và Kinh tế”, số ra ngày 27 tháng 07 năm 2010.
22 Đề mục: “Ngăn chặn Trung Quốc vào ra Biển Đông cần sự hợp tác Quốc tế”.
Báo Yomiuri Shimbun ngày 18 tháng 08 năm 2010.
23 Xem các nội dung sau: (1)Bản gốc tiếng Anh của bài “Hành động khiêu khích để
kiềm chế nước lớn về quân sự”. Tác giả là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo vệ An
ninh và Hòa Bình Nhật Bản. (2)Bản tin của tờ “Tin tức Công nghiệp và Kinh tế ”
ngày 24 tháng 08 năm 2010. (3)Bài viết “Cần dùng hợp tác quốc tế để đối phó với
Trung Quốc” của Đại học Đông Kinh. (4) Tuần báo “Kim cương” của Nhật Bản,
số ra ngày 09 tháng 10 năm 2010. (5) Bài “Liệu có tồn tại một chiến lược nhằm
(2.3)Lấy danh nghĩa tấn công hải tặc, thực hành luyện tập quân sự và bố trí
phòng thủ, nâng cao năng lực can thiệp của Nhật bản đối với Biển Đông và
khu vực lân cận.

Đối với Nhật Bản, có thể nói cuộc chiến chống cướp biển được dùng như một
công cụ để mở rộng vị thế ở bên ngoài, ngoài ra, nó còn trực tiếp thúc đẩy quá
trình phòng thủ của Nhật Bản chuyển hướng từ “Hình thức phòng thủ quốc
gia” sang “Hình thức can thiệp bên ngoài”, làm cho chính sách an ninh đạt
được việc là rút ngắn “quy phạm”. Được gọi với cái tên “Gibranta của Phương
đông”, eo biển Malacca là tuyến đuờng trên biển tất yếu cần đi qua để vận
chuyển dầu mỏ và các loại hàng hóa chiến lược khác của Nhật Bản. Trong
thời thế chiến thứ 2, Nhật Bản từng dùng vũ lực chiếm giữ Malacca, những
quốc gia tiếp giáp ven biển vẫn đều có ý đề phòng, phản đối sự can thiệp từ
những thế lực bên ngoài vào các vấn đề liên quan đến eo biển này, tuy Nhật
Bản muốn mở rộng sức ảnh hưởng của mình tại đây, nhưng chỉ còn cách tiến
hành thực hiện các bước đi mang ẩn ý thực được giấu kín hoặc cố tình đánh
lạc hướng, sau đó mới từng bước đặt chân vào khu vực eo biển Malacca.
Tháng 10 năm 1999, một chiếc tầu hàng mang quốc tịch Nhật Bản bị cướp
biển tấn công trong vùng lãnh hải Biển Đông, vụ việc cho Nhật Bản thấy đây là
một đột phá khẩu để mở rộng ảnh hưởng của họ tại eo biển Malacca. Sau đó,
Nhật Bản tuyên bố, những hoạt động của cướp biển đã đe dọa nghiêm trọng
tới các tàu thuyền thương mại và tuyến nhập khẩu năng lượng của Nhật Bản,
sau nhiều lần cử chiến hạm tới Đông Nam Á tham gia luyện tập hỗn hợp, cũng
như cử các quan chức của cục phòng vệ trên biển của Nhật Bản tới giao lưu,

ngăn chặn Trung Quốc ngang ngược ” của giáo sư Trung Tây Huy, Đại học Kinh
Đô.

thăm viếng các quốc gia như Việt Nam, Singapore, đàm phán để định kỳ gửi
các tầu tuần tra, giám sát tới khu vực lãnh hải Đông Nam Á thực hiện kế hoạch
tấn công hải tặc. Tháng 02 năm 2002, tầu tuần tra, giám sát loại lớn có mang
theo trực thăng và vũ khí hạng nặng đã chính thức vào lãnh hải khu vực Đông
Nam Á. Tháng 11 năm 2004, Nhật Bản tích cực chủ đạo cùng các nước
ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ thông qua bản dự thảo “Hiệp định hợp
tác khu vực về chính sách đối phó với Hải tặc Châu Á”. Tháng 03 năm 2005,
sau khi một chiếc tàu kéo mang quốc tịch Nhật Bản bị hải tặc tấn công tại eo
biển Malacca, lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản lập tức đề nghị Malaysia và
các quốc gia khác cho phép để điều tàu chiến và máy bay tới vùng biển này.
Tháng 01 năm 2007, Cục phòng vệ trên biển của Nhật Bản chính thức cho
thành lập phòng đối sách chống cướp biển. Tháng 06 năm 2009, Hạ viện
Nhật Bản thông qua văn bản luật “Luật đối sách với cướp biển”, làm căn cứ cở
sở pháp lý cho việc chính phủ Nhật Bản điều binh chống cướp biển, lấy đó làm
thứ giấy thông hành để có thể “tiến ra biển bất cứ khi nào”24. Cho đến nay,
Nhật Bản không chỉ được quyền sử dụng các căn cứ hải quân, không quân
của Singapore để mỗi năm 4 lần cử tầu vũ trang tới vùng biển Đông nam á tiến
hành tuần tra chống hải tặc, mà Nhật Bản còn liên tiếp cùng với hải quân các
quốc gia Đông nam á phối hợp tiến hành tổ chức các diễn tập quân sự trên
biển, cũng như tổ chức các hội nghị quốc tế về chống hải tặc, qua đó ảnh
hưởng tại khu vực Biển Đông của Nhật Bản từng bước dần được mở rộng.

(2.4)Lấy những hình thức khác nhau như hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, cứu nạn để
đưa thế lực và ảnh hưởng thâm nhập vào khu vực Biển Đông.
24 Xem “Báo Thanh niên Trung Quốc”, số ra ngày 07 tháng 09 năm 2009.

Tháng 12 năm 2004, Indonesia và Singapore đạt được ý tưởng mới trên vấn
đề an ninh tại eo biển Malacca: Đó là việc kêu gọi Nhật Bản cùng các quốc gia
khác cung cấp sự trợ giúp25. Đây là lần đầu tiên kể từ sau khi Indonesia,
Malaysia, Singapore tiến hành thực tế tuần tra hỗn hợp đã bày tỏ đồng ý chấp
nhận sự hỗ trợ từ bên ngoài. Cùng cuối năm này, tại Ấn Độ Dương có xẩy ra
động đất và sóng thần, khi ấy Nhật Bản đã điều hơn một ngàn nhân viên thuộc
lực lượng phòng vệ trên biển tới khu vực bị nạn, đồng thời cử hai chiến hạm
tới tuần tiễu hoạt động trong khu vực lãnh hải gần Aceh của Indonesia. Tháng
4 năm 2005, Nhật Bản đã cùng với các quốc gia như Thái Lan, Cambodia,
Singapore ký kết bản “Hiệp định hợp tác chống hải tặc và các trường hợp
cướp có vũ trang trên biển tại khu vực Châu Á”, một trong những nội dung là
việc chính phủ Nhật Bản cung cấp 40 triệu Yên Nhật cho chi phí tiến hành xây
dựng trung tâm chia sẻ dữ liệu chung, cung cấp toàn bộ thông tin trên biển
trong mọi điều kiện thời tiết. Cuối tháng 03 năm 2009, chính phủ Nhật Bản và
chính phủ Malaysia cùng ký kết một văn kiện, trong đó Nhật bản cung cấp một
gói hỗ trợ miễn phí gồm 14 chiếc tầu cao tốc và 40 bộ thiết bị giám sát ban
đêm với tổng giá trị lên tới 992 triệu Yên, nhằm giúp Malaysia thực hành
chống cướp biển và buôn lậu. Không chỉ có chính phủ cung cấp ngân khoản,
các tập đoàn tài chính của Nhật Bản cũng có những giúp đỡ hào phóng cho
việc đảm bảo an ninh tại eo biển Malacca. Chỉ tính riêng trong năm 2009, các
tập đoàn của Nhật Bản đã cung cấp tới 2,5 triệu Đô la Mỹ cho các hoạt động
nói trên. Thông qua các thủ đoạn về hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, Nhật Bản
đang có những thành công ban đầu trong việc tham gia vào các vấn đề của eo
biển Malacca.

25 ]-“Báo Điện tử Quân sự” của Đài Loan, số ra ngày 15 tháng 12 năm 2004.
(2.5)Tăng cường lực lượng và trang bị cho hải quân, nâng cao năng lực không
chế đối với các vùng hải dưong lân cận.

Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ 2, lực lượng tàu chiến của Nhật Bản coi
như đã bị xóa sổ. Sau đó, dưới sự giúp đỡ mạnh mẽ của Mỹ, lực lượng phòng
vệ trên biển của Nhật Bản được nhanh chóng phát triển cả về mặt quân số và
trang bị. Có được bài học từ thế chiến thứ hai khi bị Hải quân Mỹ phong tỏa bịt
mất đường tiếp liệu trên biển, Nhật Bản đã lấy việc bảo vệ các vùng lãnh hải
và đảm bảo an toàn cho tuyến đường vận chuyển trên biển làm mục tiêu trọng
yếu của lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản. Qua hàng chục năm phát
triển, trước mắt năng lực chiến đấu chống ngầm trên biển, rà quét thủy lôi và
chống tầu ngầm thông thường của Nhật Bản được liệt vào hàng số 1 trên thế
giới. Không chỉ có tới hơn 100 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C, 30
chiếc tàu vớt mìn các loại, Nhật Bản còn có tới 163 chiến hạm các cỡ với tổng
trọng lượng lên đến 400,000 tấn, trong đó có những chiến hạm hạng lớn và
vừa xếp vào hàng thứ 3 của thế giới. Trong trang bị của Nhật Bản còn có 6 tầu
chống hạm được trang bị bằng các tên lửa đạn đạo, tới năm 2018 sẽ tăng lên
8 chiếc. Ngoài ra, khu trục hạm mang tên “Nhật Hướng” là loại tầu có lượng
giãn nước 13500 tấn chở được trực thăng đã chính thức đưa vào hoạt động,
thêm một chiếc khác cùng loại cũng sẽ được hòan thành trong năm nay. Đây
là những khu trục hạm có trọng lượng lớn nhất được Nhật Bản tự đóng kể từ
sau chiến tranh thế giới thứ 2, phù hợp với hoạt động tác chiến ven biển, và
cũng để dùng vào việc tác chiến viễn hải. Khi đưa tầu khu trục hạm có trực
thăng vào hoạt động, nó không chỉ làm cho khả năng chống ngầm của Nhật
Bản tăng lên đáng kể, nếu trong tương lai, những tầu này còn có thể đem theo
loại máy bay chiến đấu có khả năng cất cánh thẳng đứng, lúc ấy, sức mạnh
tấn công của lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản sẽ lại càng được
nâng lên.

Tháng 10 năm 2010, Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định mở rộng quy mô
của lực lượng phòng vệ trên biển, tăng số tầu ngầm trước mắt từ 16 lên 22
chiếc. Đây là lần đầu tiên kể từ cho khi công bố bản “Đại cương kế hoạch
phòng vệ” năm 1976 tới nay, Nhật Bản tiến hành tăng cường mở rộng số
lượng tầu ngầm họ có26. Tháng 11, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tiếp tục đưa ra
quyết định, trong 5 năm tới sẽ thay số máy bay tuần tra chống ngầm P-3C hiện
có của lực lượng haỉ quân bằng 10 chiếc máy bay chống ngầm thế hệ mới
P-1. Nhìn từ xu hướng coi trọng việc phát triển các chiến hạm lớn và trang bị
kỹ thuật cao của lực lượng phòng vệ trên biển, Nhật Bản đã tích cực chuẩn bị
cho việc điều binh ra nước ngoài, bao gồm cả nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho
tuyến đường vận chuyển trên Biển Đông.

(2.6)-Tăng cường hợp tác về an ninh với Ấn Độ, mở rộng sức ảnh hưởng trên
biển.

Nhật Bản nhận thấy, nhìn từ góc độ địa duyên chính trị, trên phương diện
chính sách đối với Trung Quốc và khu vực Trung Á, không có quốc gia nào
quan trọng hơn Ấn Độ. Năm 2000, Nhật Bản và Ấn Độ tuyên bố trở thành
quan hệ đối tác toàn cầu. Đối với việc Nhật Ấn tay bắt mặt mừng, tờ “ Tin
nhanh Ấn Độ ” đánh giá, “động lực căn nguyên” của bản hợp tác phòng thủ
Nhật Ấn chính là nhằm bảo đảm an toàn cho kênh vận chuyển năng lượng,

26 Xem trang mạng của hãng thông tấn Kyodo Nhật Bản:
http://china.kyodo.co.jp/modules/fsStory/index.php?sel_lang=schinese&storyid=8654
2.

đây cũng là “yếu tố ổn định quan trọng lớn nhất đối với kinh tế và chiến lược
của Nhật Bản”.

Trung Nhật trước những phân chia tại Đông Hải, quyền chủ quyền với đảo
Điếu Ngư Đài, việc khai thác các mỏ dầu và nguồn tài nguyên thủy sản là
những vấn đề tranh chấp đang còn tồn tại mà trong một thời gian ngắn khó có
thể giải quyết. Hợp tác quân sự giữa Nhật Bản với Ấn Độ, không chỉ đảm bảo
an toàn cho kênh vận chuyển năng lượng của Nhật Bản, nó đồng thời còn tạo
ra cơ hội cho các lực lượng vũ trang tiến vào khu vực Ấn Độ Dương, dùng các
hoạt động trên biển đề kiềm chế việc “mở rộng một cách hung hăng” của
Trung Quốc. Tháng 11 năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Anthony
có chuyến viếng thăm Nhật Bản và có cuộc hội đàm kín với Bộ trưởng Quốc
phòng Nhật, hai bên đi tới việc chính thức ký kết một bản hiệp ước hợp tác
quân sự, điều này tạo ra một bước tiến dài về chất trong lĩnh vực hợp tác quốc
phòng giữa Nhật Bản và Ấn Độ. Một tháng sau khi bộ trưởng quốc phòng Ấn
Độ thăm Nhật Bản, Thủ tướng mới lên chưa được 3 tháng của Nhật Bản là
Yukio Hatoyama đã tới thăm Ấn Độ và có cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ
Manmohan Singh, hai bên đạt được sự thống nhất về tăng cường hợp tác
trong lĩnh vực đảm bảo an ninh đồng thời còn ký được bản tuyên bố chung,
quyết định triển khai sâu rộng hóa kế hoạch hợp tác hành động về an ninh.
Theo bản kế hoạch này, mỗi năm hai nước sẽ định kỳ tổ chức “đối thoại cấp
cao 2+2 ” giữa các quan chức ngoại giao và quốc phòng hai nước, đồng thời,
để nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến vận chuyển trên Ấn Độ Dương, hai bên
cũng tiến hành các cuộc “Đối thoại về bảo vệ an toàn trên biển”27. Ngày 27

27 Xem bài “Quan hệ Ấn Độ Nhật Bản” trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Nhật
Bản: http://www.mofa.go.jp/mofaj/area/india/pdfs/kankei.pdf.

tháng 06 năm 2010, Nhật Bản và Ấn Độ tổ chức một cuộc hội đàm thượng
đỉnh, qua đó hai bên đã tiếp tục tái khẳng định sẽ tăng cường quan hệ hợp tác
mang tính đối tác chiến lược trên các lĩnh vực như quốc phòng và kinh tế.
Ngày 06 tháng 07, Nhật Ấn lần đầu tiên tổ chức “đối thoại 2+2”, trọng tâm của
cuộc đối thoại này không chỉ là thống nhất nhận thức về môi trường an ninh,
mà những vấn đề liên quan đến việc phòng thủ tuyến đường trên biển Ấn Độ
Dương cũng là một trong những chủ đề quan trọng. Ngày 28 tháng 09, chủ
tịch hội đồng tham mưu quân đội Ấn Độ, thượng tướng không quân PV Naik
đã tiến hành đối thoại quân sự với phó tổng tham mưu trưởng, bộ tham mưu
phía tây của Nhật Bản Ichiro về kế hoạch xây dựng những hành động cho
quân đội hai bên trong tương lai. Trong đó sẽ bao gồm kế hoạch hành động
gồm 9 điểm liên quan đến hợp tác về phòng thủ và chiến lược cũng như hiệp
đồng chống khủng bố, hoạt động hợp tác chống cướp biển và chống khuếch
tán vũ khí hạt nhân. Bản kế hoạch này thể hiện ý nghĩa chiến lược trọng điểm
của “quan hệ đối tác toàn cầu” giữa Nhật Bản và Ấn Độ đã được tăng cường.
Từ ngày 24 đến 26 tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
viếng thăm Nhật Bản và đã cùng với Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan ký kết
bản Hiệp định Hợp tác Nhật Ấn (EPA). Trong quá trình hội đàm, các nhà lãnh
đạo hai bên đã cùng khẳng định, trong vòng 10 năm tới sẽ không ngừng mở
rộng và tăng cường hóa “quan hệ mang tính đối tác chiến lược toàn cầu” giữa
Nhật Bản và Ấn Độ28. Phát biểu tại buổi họp báo chung sau đó, Thủ tướng
Nhật Naoto Kan nói: “Thông qua cuộc hội đàm này, chúng tôi có thể khẳng
định việc hai nước Nhật Bản và Ấn Độ đã xây dựng được một mối quan hệ đối
tác mang tính chiến lược toàn cầu, đồng thời tin tưởng chắc chắn rằng mối

28 Xem bài “Có cùng mối quan ngại đối Trung Quốc”. Báo “Tin tức Triều Nhật”,
số ra ngày 26 tháng 10 năm 2010.

quan hệ này sẽ tiếp tục tiến triển”.

Giới truyền thông Nhật Bản đánh giá, do Nhật Bản và Ấn Độ cùng phải chịu sự
uy hiếp trực tiếp từ việc mở rộng hoạt động hải dương của Trung Quốc, vì vậy
Nhật Bản và Ấn Độ hy vọng “tiến sâu thêm một bước quan hệ song phương”,
“mưu cầu tăng cường hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á”, tích cực phát
huy tác dụng của cơ chế đối thoại “ 2+2 ”, “đi sâu thảo luận những vấn đề như
về đảm bảo an toàn giao thông trên biển và các chiến lược đối phó với Trung
Quốc”29. Nhiều nhân vật của chính phủ Nhật Bản chỉ ra, trên phương diện
chiến lược hải dương để kiềm chế Trung Quốc, sẽ “không thể thiếu” sự ủng hộ
của Mỹ đối với mối quan hệ hợp tác an ninh trên biển giữa Nhật Bản và Ấn
Độ30. Chính phủ Nhật Bản còn hy vọng thông qua việc xây dựng một cơ chế
tham vấn thường xuyên nhằm sâu rộng hóa thêm một bước mối quan hệ hợp
tác Nhật - Mỹ – Ấn, đồng thời dùng phương thức phi chính thức để cùng với
Mỹ, Ấn truyền đi tín hiệu về việc, ba bên sẽ dùng vấn đề “an toàn hàng hải” để
triển khai các cơ chế tham vấn chung31. Bản “Đại cương kế hoặch phòng thủ
Nhật Bản năm 2011-2015” chỉ ra, Nhật Bản nhất thiết phải tăng cường đẩy
mạnh quan hệ hợp tác quốc gia với Ấn Độ trên các phương diện như an toàn
giao thông trên biển và các mối lợi ích chung mà Nhật Bản có chia sẻ32. Vì vậy,

29 Bài “Nhất thiết phải đẩy sâu hóa quan hệ hợp tác Nhật Ấn trên hai phương diện
Kinh tế và An ninh”. Báo Yomiuri Shimbun ngày 26 tháng 10 năm 2010.
30 Bài “Nhật Bản hy vọng cùng với Mỹ và Ấn Độ xây dựng một cơ chế tham vấn
nhằm kiềm chế chính sách chiến lược hải dương của Trung Quốc”. Báo “Tin tức
Công nghiệp và Kinh tế”, số ra ngày 04 tháng 01 năm 2011.
31 Như trên
32 Xem phần “Đại cương kế hoạch phòng thủ Nhật Bản trong năm tài chính 2011”
trên trang mạng của Bộ Quốc Phòng Nhật Bản:
http://www.mod.go.jp/j/approach/agenda/guideline/2011/taikou.html.

trong tương lai Nhật Bản có thể ưu tiên cung cấp cho Ấn Độ những cấu trúc
cơ sở hoặc kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động như tuần tra trên biển, phòng
không, ngăn chặn tên lửa đạn đạo, giao thông vận tải và chỉ huy thông tin. Có
quan điểm cho rằng, tăng cường hợp tác Nhật Ấn có thể được mô tả như
chiến lược “khóa rồng”. Trong tương lai nếu nổ ra xung đột, con rồng lớn
Trung Quốc có thể bị “Nhật Bản khóa đầu, Ấn Độ chặn đuôi”.

III-Xu hướng chính sách của Nhật Bản trong tương lai

Xem ra mặc dù Nhật Bản có một cục diện với hai đảng thay nhau cần quyền,
tuy nhiên mục tiêu trở thành nước lớn có địa vị canh giữ đại dương, nhiều năm
nay vẫn là một trong những chiến lược quốc phòng quan trọng của Nhật Bản.
Vì vậy, việc thay đổi đảng cầm quyền không ảnh hưởng tới quá trình thúc đẩy
chiến lược quân sự và hải dương của Nhật Bản. Và vì chính trị quốc nội của
Nhật Bản hỗn loạn, phương thức đối ngoại cứng rắn đôi khi còn là thủ đoạn
chủ yếu nhằm củng cố địa vị của những chính phủ yếu thế.

1-Đảng Dân chủ tích cực thúc đẩy chiến lược Hải dương của Nhật Bản

Bước vào thế kỷ 21, chính phủ của đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản bắt đầu
mưu hoạch chiến lược hải dương. Khi ấy, đảng đối lập Dân chủ cũng đang
tích cực vận động. Tháng 12 năm 2005, đảng đối lập Dân chủ Nhật Bản đã đệ
trình lên chính phủ do đảng Dân chủ Tự do đang nắm quyền một bản kế
hoạch chính sách ngoại giao chi tiết, trong đó chủ trương để lực lượng phòng
vệ Nhật Bản “mở rộng phạm vi phòng vệ cho tuyến đường hàng hải xa bờ,
gánh trách nhiệm bảo vệ vượt ra ngoài phạm vi 1000 hải lý ”33. Tháng 08 năm
2008, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật lúc đó là Seiji Maehara đã phát biểu
33 Báo “ International Herald Tribune ”, số ra ngày 16 tháng 12 năm 2005.
tại buổi hội thảo nhân kỷ niệm một năm ngày ban hành bộ luật “Luật cơ bản về
Hải dương Nhật Bản ”, “Bảo hộ và khai thác hải dương đã trở thành ưu tiên
hàng đầu của Nhật Bản, điều này quyết định ý nghĩa của việc liệu Nhật Bản có
thực sự là một cường quốc hải dương”. Maehara nhận định rằng, Nhật Bản
“nên bắt đầu con đường phục hưng vị trí cường quốc hải dương từ năm 2009”
. Thực ra từ năm 2008, trong nội bộ lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã đạt được
sự đồng thuận, đánh giá lực lượng hải quân mạnh mẽ là vấn đề then chốt của
một cường quốc hải dương, đảm bảo an ninh trên biển của Nhật Bản là nhiệm
vụ hàng đầu của lực lượng phòng vệ biển. Cùng thời gian đó, lực lượng phòng
vệ trên biển của Nhật Bản cũng bắt đầu sửa đối phương thức luyện tập và tác
chiến: Trong quá khứ, những đợt huấn luyện và diễn tập thường chỉ diễn ra tại
những khu vực nhộn nhịp các hoạt động vận chuyển trên hoặc đánh bắt hải
sản gần bờ, và chỉ được thu xếp khi có nhu cầu vào những mùa vắng vẻ.
Nhưng từ năm 2008, ngành đánh bắt hải sản của Nhật Bản và những cơ quan
khác bắt buộc phải phối hợp với thời gian luyện tập và bố trí diễn tập của lực
lượng phòng vệ Nhật Bản. Ngày 18 tháng 06 năm 2010, khi tới Hoa Thịnh Đốn
tham gia cuộc hội thảo về quan hệ Nhật Mỹ, Phó tổng Thư ký đảng Dân chủ
Nhật Bản Hosono đã phát biểu, “Đảng Dân chủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm
tới vấn đề an ninh hàng hải. Nhất thiết phải tích cực chủ động bảo vệ các
nguồn năng lượng trên biển và các kênh vận chuyển tài nguyên vốn đã có tác
động sâu sắc đến đời sống dân chúng”, đồng thời còn nhấn mạnh “ Để bảo vệ
các tuyến đường lưu thông trên các vùng biển của Ấn Độ Dương, Nhật Bản hy
vọng sẽ mở rộng nhiệm vụ phòng vệ của lực lượng phòng vệ biển ”34.

34 Xem nội dung “Đảng Dân chủ thăm Mỹ: Hosono tuyên bố: Cần tăng cường
tuyến phòng thủ” trong bản báo cáo của Uỷ ban Điều tra Chính trị và Kinh tế Kyoto

2-Lấy Trung Quốc làm kẻ thù giả tưởng chiến lược để bắt đầu đi vào triển
khai chiều sâu.

Khi đánh giá về môi trường an ninh của Nhật Bản trong bản “Đại cương kế
hoạch phòng vệ từ năm 2005-2010”, Nhật Bản đã lần đầu đề cập đến tính khả
năng phát sinh những tranh chấp tại khu vực Biển Đông và tại eo biển Đài
Loan35. Trên mặt bố trí chiến lược, bắt đầu từ năm 2008, Nhật Bản đã chuyển
trọng điểm chiến lược theo hướng khu vực phía Tây và tây nam, ý đồ nhằm
bao vây đường đi ra Thái Bình Dương của Trung Quốc: Ngoài việc bố trí năm
trạm giám sát tại khu vực bờ biển Kyushu, Nhật Bản còn cho lắp đặt và hoàn
thành những trạm rada rà quét nghe lén tín hiệu điện tử, những trạm tình báo
điện tử phòng không và những hệ thống rada tiên tiến trên đảo Myako cách
đảo Điếu Ngư Đài 180 km về hướng đông, với mục đích nhằm nắm bắt theo
thời gian thực phương hướng chuyển động của các tàu bè và máy bay Trung
Quốc. Đồng thời, Nhật Bản còn tăng cường củng cố những căn cứ tại đảo
Shimoji và quần đảo Tiên Đảo (xian dao qun dao), nâng cao năng lực tiến
hành cung cấp hậu cần cấp tốc cho các khu vực biển kể trên, và còn lấy sân
bay dân dụng trên đảo Shimoji làm sân bay quân sự sử dụng chung cho các
lực lượng Mỹ và Nhật Bản.

Nhật Bản: http://kyoto-seikei.com/10-0621-n2.htm.
35 Xem “Căn cứ theo kế hoặch tổng kết quốc phòng từ năm 2005” trên trang mạng
của Bộ quốc phòng Nhật Bản:
http://www.mod.go.jp/j/approach/agenda/guideline/2005/taikou.html.

Ngày 09 tháng 11 năm 2010, Cục phòng vệ Nhật Bản đưa ra quyết định, bố trí
lực lượng lính lục quân tại khu vực Yonaguni của đảo Okinawa, cấu trúc ước
tính khoảng 200 quân theo quy mô của “đội giám sát bờ biển” và được trang bị
hệ thống rada tự hành36, từ đó tiến hành giám sát hoạt động hải dương của
các tầu thuyền Trung Quốc trên vùng nước quanh đảo Điếu Ngư Đài và trên
biển Đông Hải. Đảo Yonaguni cách đảo Đài Loan khoảng 110 km và cách đảo
Điếu Ngư Đài khoảng 170 km, nơi đây vốn có sẵn sân bay và cảng tự nhiên, là
một điểm chiến lược quan trọng, thời chiến còn có thể biến thành một tiền đồn
mạnh về hải quân và không quân. Khi cử lực lượng phòng vệ đóng chốt tại
Yonaguni, nó đồng nghĩa với việc Nhật Bản đã lấy Trung Quốc làm kẻ thù
chiến lược giả tưởng để tiến tới giai đoạn bố trí theo chiều sâu.

Ngày 17 tháng 12 năm 2010, nội các Nhật Bản đã thông qua bản “Đại cương
kế hoạch phòng vệ năm 2011 đến 2015 ”. Bản đại cương mới này hiển nhiên
lấy nhóm đảo phía tây nam của tỉnh Okinawa làm trung tâm phòng ngự “chống
lại việc mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc”, và còn dùng khái niệm
mới “ năng lực cơ động phòng vệ ”37 thay cho nguyên tắc cũ vốn có, để chỉ
“khái niệm cơ bản về phòng vệ” sẽ được sử dụng để ứng phó khi Nhật Bản
gặp phải những cuộc tấn công quy mô nhỏ. Bản đề cương mới nêu ra cái gọi
là “Trung Quốc tăng cường sức mạnh tại các vùng nước phụ cận và đơn
phương theo đuổi các quyền lợi về chủ quyền ”, chuyển từ khuynh hướng của
Nhật Bản đối với Trung Quốc trước kia là “hãy quan tâm chú ý” lên thành “tiến

36 Nhật báo tiếng Nhật“Yomiuri Shimbun ”, số ra ngày 09 tháng 11 năm 2010.
37 Xem “Kế hoạch phòng thủ Nhật Bản trong năm tài chính 2011” trên trang mạng
của Bộ Quốc Phòng Nhật Bản.
http://www.mod.go.jp/j/approach/agenda/guideline/2011/taikou.html.

hành cảnh báo giám sát”38. Kế hoạch của Cục Phòng vệ Nhật Bản là trước
năm 2015 sẽ nhập ít nhất 3 chiếc máy bay do thám, cảnh báo không người lái
Global Hawk, bố trí tại khu vực Kyushu, nhằm đưa toàn bộ lãnh thổ Trung
Quốc vào trong tầm khống chế kiểm soát của loại máy bay này. Bản kế hoạch
này đã được sự đồng ý của Chính phủ Mỹ và còn được ghi vào bản đề
cương mới thông qua trong phần nội dung “Kế hoạch chuẩn bị lực lượng
phòng ngự tổng thể trước mắt và lâu dài”39.

Viện Nghiên cứu quốc phòng thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản đưa ra dự báo đối
với môi trường an ninh của Nhật Bản năm 2015, trong đó đánh giá “Trung
Quốc muốn trở thành nước lớn về kinh tế, quân sự và chính trị”, và còn tạo
nên những nguy hiểm đối với tuyến hàng hải trên biển từ eo biển Malacca tới
eo biển Bashi, Biển Đông có thể biến thành “Biển Trung Quốc”, đem tới những
nguy hiểm to lớn về mặt an ninh cho tuyến đường vận chuyển trên biển của
Nhật Bản. Vì vậy, Nhật Bản hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ kéo dài không
được định đoạt, phát sinh các vấn đề về an toàn hàng hải, kết cục cuối cùng
đành chỉ trao cho Liên Hiệp Quốc cử lực lượng giữ gìn hòa bình tới can thiệp.
Theo báo cáo, bắt đầu từ ngày 19 tháng 01 năm 2011 chính phủ Nhật Bản đã
bắt tay nghiên cứu sửa đổi “Luật về thái độ đối với các tình thế xung quanh”,
dự tính sẽ hoàn thiện trong mùa thu này để đệ trình lên quốc hội Nhật thông
qua. Luật mới dự định đặt phạm vi địa lý để lực lượng phòng vệ của Nhật Bản
cung cấp hậu cần trên biển cho quân đội Mỹ sẽ được mở rộng từ lãnh hải

38 Như trên
39 Xem: “Kế hoạch trung hạn về trang bị tổng thể cho lực lượng phòng thủ (từ
năm 2007 đến năm 2011)”. Mạng Bộ Quốc Phòng Nhật Bản
http://www.mod.go.jp/j/approach/agenda/guideline/2011/chuuki.html.

Nhật Bản tới các vùng biển quốc tế40. Nhật Bản còn bảy tỏ sẵn sàng cử lực
lượng phòng vệ trên biển của Nhật hỗ trợ các hoạt động tuần tra tại khu vực
eo biển Malacca. Lấy sức mạnh quân sự hiện tại của Nhật Bản để đánh giá,
lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản hoàn toàn có đủ năng lực tác
chiến xa bờ trên đại dương và cả tham gia tác chiến tại khu vực Biển Đông.
Nhìn về tổng thể, trên lĩnh vực an ninh, Nhật Bản đang dựa vào liên minh quân
sự Mỹ Nhật để thực hành chiến lược khống chế chỉ đạo đối với khu vực, ít ra
là đối với các hợp tác khu vực cũng mưu cầu tìm kiếm được sự đồng thuận
quan niệm về các vấn đề an ninh chung. Nhật Bản còn tiến hành can thiệp một
cách bí mật hoặc công khai vào các vấn đề trên Biển Đông, điều này không chỉ
bất lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam Á, mà còn tạo thành
những nguy cơ tiềm ẩn đối với lợi ích an ninh trên biển của Trung Quốc.

Theo Tạp chí “Nghiên cứu các vấn đề quốc tế”, kỳ số 3, năm 2011)
Người dịch: Đăng Dương– Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông

Nguồn: 日本在中国南海问题上扮演的角色
http://www.ciis.org.cn/chinese/2011-08/03/content_4381397.htm
40 Xem nội dung trên trang mạng của hãng thông tấn Kyodo:
http://china.kyodonews.jp/news/2011/01/3529.html.__

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét