Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

NGÀY 5 THÁNG 10 NĂM 2011

Lãnh đạo tương lai Trung Quốc – ông Tập Cận Bình và Bạc Hy Lai


The National Interest
Làm quen ông Mao mới



Bruce Gilley




Có lẽ đã đến lúc phải thừa nhận rằng, ông Tập Cận Bình, người sắp trở thành lãnh đạo Trung Quốc, không phải là người ôn hoà như nhiều người nghĩ. Thật vậy, bằng chứng trong quá khứ cho thấy, ông Tập Cận Bình sẽ lèo lái Trung Quốc theo đường hướng hung hãn hơn, cả đối nội lẫn đối ngoại. Gần đến lúc nhậm chức, ông Tập Cận Bình đã bộc lộ những dấu hiệu về chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trong chính sách đối ngoại và ý muốn sử dụng bộ máy cảnh sát để đối phó với những bất đồng trong nước. Do đó, sự thăng tiến của ông ta có thể báo hiệu rằng, cuộc đấu tranh lâu dài giữa những người theo chủ nghĩa Mao và những nhà cải cách, biểu thị cho “thời kỳ cải cách” ở Trung Quốc đã đến hồi kết thúc. Sự thay đổi trong thời kỳ này có thể là điều gì đó giống như cuộc đấu tranh trong những năm đầu của nước Cộng hoà Nhân dân [Trung Hoa], khi những nhà cấp tiến xã hội tin rằng, học thuyết Mác-xít giải phóng xã hội, đấu tranh chống lại những người theo chủ nghĩa dân tộc chống Nhật (và cả chống Mỹ), là những người theo học thuyết Lênin, nắm quyền kiểm soát chính trị. Rõ ràng ông Tập Cận Bình thuộc phe chủ nghĩa dân tộc, đặt trật tự và quyền lực lên trên tiến bộ xã hội, và ông ta có thể sẽ dẫn dắt Trung Quốc theo đường hướng không mấy dễ chịu.

Chính sách đối ngoại là điều mà các lãnh đạo mới Trung Quốc có khuynh hướng tạo dấu ấn một cách nhanh chóng, do có ít người liên quan so với chính sách đối nội. Do vậy, đây cũng là lĩnh vực mà câu hỏi, ai đang nắm quyền ở Bắc Kinh thì thực sự quan trọng, và thuật về sự cai trị của Bắc Kinh vẫn còn quan trọng. Sau chuyến công du của Phó Tổng thống [Mỹ] Joe Binden hồi tháng 8, đã khen ngợi ông Tập Cẩn Bình là người “mạnh mẽ” và “thực tế”. Ông Biden có thể đúng, nhưng tính mạnh mẽ và thực tế của ông Tập Cận Bình chưa hẳn là điềm báo tốt đẹp cho những ai lo sợ về một nước Trung Hoa đang trỗi dậy.
Mặt tối về sự “mạnh mẽ” của ông Tập Cận Bình thể hiện công khai lần đầu vào năm 2009, trong chuyến thăm Mêhicô, khi ông ta nói với những người Trung Hoa ở đó rằng: “Những người ngoại quốc ăn no rửng mỡ chẳng có gì làm tốt hơn là chỉ trích Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không xuất khẩu cách mạng, chúng tôi không xuất khẩu nghèo đói và chúng tôi không can thiệp vào công việc nội bộ của người khác. Vậy có gì phải phàn nàn [chúng tôi]?“

“Ba cái không làm” của ông Tập Cận Bình mà mọi người biết, đã được những người theo chủ nghĩa dân tộc của nước này hoan nghênh nhiệt liệt, kể cả các tác giả của cuốn sách đầy cay độc:”Trung Quốc có thể nói không“, xuất bản năm 1996. Những người theo chủ nghĩa dân tộc này bày tỏ hy vọng rằng, ông Tập Cận Bình sẽ là nhà lãnh đạo đầu tiên sau ông Mao, có thể sẵn sàng đứng lên đối đầu với phương Tây. Đầu tháng 9 vừa qua, ông Tập Cận Bình nói với các sinh viên tại Trường Ðảng Trung ương, một học viện đào tạo thành phần ưu tú của đảng ở Bắc Kinh, rằng: “Hai mục tiêu quan trọng, đấu tranh cho độc lập dân tộc và giải phóng nhân dân, mà chính là sự thực hiện cả quyền lực nhà nước và sự thịnh vượng của nhân dân, luôn luôn liên hệ chặt chẽ với nhau. Mục tiêu đầu luôn là cơ sở cho mục tiêu sau“.

Về mặt đối nội, ông Tập Cận Bình cũng thể hiện phong cách mạnh mẽ như thế, đã ủng hộ ông Bạc Hy Lai, lãnh đạo khét tiếng đàn áp ở Trùng Khánh. Ông Bạc Hy Lai (1), một ông vua con khác, chắc chắn cũng sẽ tham gia vào Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị năm 2012, đã tiến hành triệt hạ tội phạm có tổ chức trong thành phố năm 2009, với một đợt càn quét bừa bãi, bỏ qua các thủ tục pháp lý. Khi đến thăm thành phố [Trùng Khánh] hồi cuối năm 2010, ông Tập Cận Bình đã thổ lộ rằng, “cuộc đấu tranh nguy hiểm, ‘chống lại các các băng đảng hội tam hoàng và diệt trừ tội ác’” thì “được dân chúng hoàn toàn hưởng ứng” và ca ngợi bộ máy an ninh địa phương đã “dẫn đầu” trong việc diệt trừ tận gốc nạn tội phạm. Sự khích lệ của ông ta qua “mô hình Trùng Khánh” đôi khi được hiểu như là sự trở lại của chủ nghĩa Mao (2). Thay vào đó, mô hình Trùng Khánh được xem như sự quay trở lại của nhà nước cảnh sát dân tộc chủ nghĩa, giống Tưởng Giới Thạch hơn là Mao Trạch Ðông.

Giữa tháng 7, ông Tập Cận Bình đã được cử tới Lhasa để chủ trì “lễ kỷ niệm” lần thứ 60, ngày “giải phóng” Tây Tạng. Trái ngược với chính sách hòa giải và nhân đạo của ông Hồ Diệu Bang, cựu lãnh đạo đảng, người đã có chuyến thăm Tây Tạng năm 1980, chuyến thăm được đánh dấu là cơ hội cuối cùng để hoà giải thực sự với Tây Tạng, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là một chuyến nghiên cứu về sự thống trị. Sự hiện diện dày đặc của mật vụ và cảnh sát tràn ngập thành phố, và không thấy một người Tây Tạng nào trên khán đài chính. Thành phố gần như hoàn toàn bị phong tỏa và ông Tập Cận Bình được đông đảo nhân viên an ninh và quân đội hộ tống ở tất cả mọi nơi mà ông ta đến. Theo tin từ truyền thông Trung Quốc, thậm chí ông ta còn mang theo cả nước để uống, nấu ăn và tắm rửa, do quá lo sợ bị đầu độc. Ông Tập Cận Bình đã không hề nỗ lực hoà nhập với người dân Tây Tạng, thay vào đó, ông đã có bài phát biểu cứng rắn dài 70 phút, tấn công Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhấn mạnh đến tầm quan trọng về sự hiện diện đông đảo của lực lượng quân đội trong vùng.

Ðiều gì đằng sau ông Tập Cận Bình “sắt và máu” này? Người ta cho rằng ông Tập Cận Bình – con trai của nhà lãnh đạo ĐCSTQ ôn hòa, ông Tập Trọng Huân (3), là người đã từng chịu đựng đau khổ dưới thời Mao – là nhà cải cách. Thực ra, sự nghiệp của ông Tập Cận Bình hồi còn ở các tỉnh duyên hải miền Nam cho thấy rằng, ông ta hăng hái trong cải tổ kinh tế và hiệu quả hành chính. Nhưng thời kỳ cải cách đó đã qua và những tranh luận [về đường lối cải cách] đã thuộc về quá khứ. Các cuộc tranh luận hiện nay giữa những người Mác-xít cấp tiến, nhiều người trong số đó có được uy tín trong các tổ chức đảng và ở các khu vực nghèo sâu trong nội địa, và với những người Lênin-nít dân tộc chủ nghĩa mà nhiều người trong số họ như ông Tập Cận Bình, đã thăng tiến qua các chức vụ kỹ trị trong chính quyền, thường ở những vùng duyên hải giàu có.

Các nhà Mác-xít cấp tiến quan tâm chủ yếu đến bình đẳng xã hội và ý thức hệ của đảng, trong khi những nhà dân tộc chủ nghĩa Lênin-nít chủ yếu quan tâm đến sức mạnh quốc gia và kỷ luật Ðảng. Ông Tập Cận Bình rõ ràng thuộc về nhóm sau. Ông chẳng mấy quan tâm đến các vấn đề “xã hội hài hòa“, “phát triển lấy con người làm trọng tâm” và “phát triển mang tính khoa học” là những điều thu hút sự chú ý của hai nhà Mác-xít cấp tiến là ông Hồ Cẩm Ðào và ông Ôn Gia Bảo, là những người đã nắm quyền lãnh đạo từ năm 2002 cho đến nay. Thay vào đó, ông chú trọng đến quyền lực nhà nước, được áp dụng cả trong các vấn đề đối nội lẫn đối ngoại.

Ðối với Hoa Kỳ, trong khi cử chỉ đầy thiện chí của Phó Tổng Thống Biden thích hợp ở cấp độ ngoại giao, các nhà hoạch định chính sách ngoại giao [Mỹ] cần xem xét đến khả năng gia tăng về chính sách đối ngoại có tính đối đầu hơn [của Trung Quốc] dưới thời ông Tập Cận Bình.

Ông Bruce Gilley là phụ tá giáo sư khoa học chính trị tại Trường Hành chính Nhà nước Mark O. Hatfield thuộc Porland State University, và là tác giả của quyển sách “Quyền Thống Trị: các nhà nước đã có được cũng như đánh mất tính chính danh như thế nào“.

Ghi chú:

(1) Cha của ông Bạc Hy Lai là Bạc Nhất Ba, được xem như là một trong tám nhà lãnh đạo bất tử của Ðảng CS Trung Quốc. Ông Bạc Nhất Ba từng là ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng. Bị Mao thanh trừng, sau được Ðặng Tiểu Bình phục hồi, làm Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhà nước.

(2) Chủ nghĩa này vốn thường coi đàn áp của cảnh sát hay bạo lực chuyên chế là biệt pháp hữu hiệu duy nhất để tiêu diệt các lực lượng chống đối, bất kể là đối kháng chính trị hay tội ác xã hội.

(3) Ông Tập Trọng Huân giữ chức phó thủ tướng từ 1959 – 1962. Đến năm 1962 thì ông bị thanh trừng vì bị coi là không trung thành với Mao. Sau được Ðặng Tiểu Bình phục hồi, giữ chức Bí thư tỉnh Quảng Ðông năm 1979-1981. Ðặc biệt, về cuối đời, ông ta công khai phê phán vụ đàn áp Thiên An Môn.

Nguyễn Trùng Dương dịch từ The national Interest




Meet the New Mao
Bruce Gilley

|
It may be time to concede that China’s leader-in-waiting, Xi Jinping, is not the moderate that many have assumed. Indeed, evidence from his past suggests that Xi is going to steer China in a more aggressive direction, both domestically and internationally. As his time in office nears, Xi is evincing signs of being a narrow nationalist on foreign policy and of having a penchant for police actions in dealing with domestic frictions. Hence, his rise could signify that the long struggle between Maoists and reformers that characterized China’s “reform era” is now ending. That era’s replacement could be something more like the struggle that characterized the early years of the People’s Republic, when social progressives who believed in Marxist theories of social emancipation struggled against anti-Japanese (and anti-American) nationalists who were more taken with Lenin’s theories of political control. Xi is clearly in the latter camp, siding with order and power over social progress, and he may lead China in a very unpleasant direction.
Foreign policy is where new Chinese leaders tend to make their mark quickly, given the small number of people involved compared to domestic policy. Thus it’s also the area where the question of who’s in charge in Beijing really matters, and the fine art of Pekingology remains important. Vice president Joe Biden came away from an August visit praising Xi as “strong” and “pragmatic.” Biden is probably right. But Xi’s strength and pragmatism do not necessarily augur well for those fearful of a rising China.

The first time that Xi’s “strong” dark side emerged publicly was in 2009 when on a visit to Mexico, he told local Chinese, “Well-fed foreigners have nothing better to do but point fingers at China. But China does not export revolution, we do not export poverty and hunger, and we do not interfere in the affairs of others. So what is there to complain about?”

Xi’s “three did nots,” as they have become known, have won plaudits from the country’s nationalists, including the authors of the vitriolic 1996 book The China That Can Say No. These nationalists express hope that Xi will be the first leader since Mao who is willing to stand up to the West. In early September, Xi told students at the Central Party School, the party’s elite training academy in Beijing, that “two overriding objectives—the struggle for both national independence and popular liberation, which is to say the realization of both state power and popular wealth—have always been closely related. The former has always been the basis of the latter.”

Domestically, the same strongman style was evident in Xi’s support of the head-cracking Bo Xilai’s tenure in Chongqing. Another princeling who is also certain to join the ruling Politburo Standing Committee in 2012, Bo wiped out organized crime in the city with an indiscriminate 2009 sweep that ignored due process. Visiting the city in late 2010, Xi effused that the “hair-raising struggle to ‘combat triad gangs and extirpate evil criminals’” was “deeply popular” and praised the local security apparatus for “taking the lead” to root out the problem. His promotion of the “Chongqing model” has been sometimes interpreted as a return to Maoism. Instead, it is better seen as a return to the nationalist police state, more Chiang Kai-shek than Mao Zedong.

In mid-July, Xi was despatched to Lhasa to preside at the “celebration” of the sixtieth anniversary of the “liberation” of Tibet. In stark contrast to the conciliatory and humane policies of former party chief Hu Yaobang, whose visit to Tibet in 1980 marked the last chance for a real reconciliation with the region, Xi’s visit was a study in domination. An overwhelming police and secret-service presence swamped the city, and nary a Tibetan was seen on the official podium. The city was in total lock-down and Xi was flanked by military and security personnel everywhere he went. He even brought his own water for drinking, cooking and bathing, according to Chinese media reports, so afraid was he of being poisoned. Xi made no attempt to mix with ordinary Tibetans and instead delivered a hard-line seventy-minute speech attacking the Dalai Lama and stressing the importance of the massive military presence in the region.

What is behind this “blood and iron” Xi? Conventional wisdom holds that this son of a CCP moderate—Xi Zhongxun, who suffered under Mao—Xi is a reformist. Indeed, his career in the south coastal provinces showed that he was keen on economic reforms and administrative effectiveness. But the reform era is over, and those debates are past. The debates now are between the Marxist progressives, many of whom earned their spurs within party organizations and in poor inland areas, and the Leninist nationalists, many of whom, like Xi, moved up through technocratic positions in government, usually in wealthy coastal areas. The Marxist progressives care most about social equity and party ideology, while the Leninist nationalists care most about national power and party discipline. Xi clearly falls into the latter group. He cares little for the issues of “social harmony,” “people-centered development” and “scientific development” that have absorbed the attentions of the two Marxist progressives who have been in charge since 2002 (Hu Jintao and Wen Jiabao). Instead, his focus is on state power, exerted both domestically and internationally.

For the United States, while Biden’s brand of goodwill is appropriate at the diplomatic level, foreign-policy planners need to consider the growing possibility of a more confrontational foreign policy under Xi Jinping.
Bruce Gilley is an assistant professor of political science at Portland State University’s Mark O. Hatfield School of Government and the author of The Right to Rule: How States Win and Lose Legitimacy.

The Diplomat
Ấn tượng lớn về ông Bạc Hy Lai


David Cohen




China Leadership Monitor (*) có một bản tin mới thú vị về đề bạt thăng chức trong Ðảng cộng sản Trung Quốc, từ cấp bậc trung cấp. Một làn sóng đề bạt sẽ xảy ra năm tới để lấp vào các chỗ trống trong quá trình chuyển giao quyền lực ở cấp cao nhất trong Ðảng. Rất đáng để đọc toàn bộ bản phân tích này, để biết đầy đủ chi tiết (chẳng hạn như, 96.4% lãnh đạo từ trung đến cao cấp là nam), nhưng các đoạn trích trong phần này dành cho lãnh đạo tỉnh Trùng Khánh, người đã mở một chiến dịch vận động đáng kinh ngạc để được tham gia vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị là điều đặc biệt thú vị:

“Sự thách thức đối đầu trong giới lãnh đạo Trung Quốc nói chung, và trong ban lãnh đạo đảng nói riêng, trước thềm Ðại hội [Ðảng Cộng sản Trung Quốc] lần thứ 18 là hết sức to lớn. Ðất nước chưa từng chứng kiến một sự vận động chính trị công khai một cách khác thường của một ủy viên Bộ Chính trị như thế, do ông Bạc Hy Lai, Bí thư Ðảng ủy Trùng Khánh tiến hành. Ông Bạc Hy Lai tích cực thực hiện chiến dịch quảng bá, tự đề cao mình, qua hai sáng kiến có phong cách đặc trưng ‘tấn công các các hội tam hoàng và hát những bài ca cách mạng’.

Các phương pháp vận động chính trị của ông Bạc Hy Lai không phải hoàn toàn mới. Nhiều người chỉ trích gọi chúng là ‘sự vận động xã hội theo kiểu Cách mạng Văn hóa’, kể cả về mặt hình thức lẫn thực chất nội dung. Dùng Trùng Khánh như một mô hình chính trị cho cả nước chỉ là một phần nhỏ trong mục tiêu của ông Bạc Hy Lai. Ngay cả những người dân thường cũng thấy được tham vọng chính trị của ông ta: có được một ghế trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị sắp tới đây. Trong những tháng gần đây, năm trong chín ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện tại đã đi thăm Trùng Khánh và ủng hộ chiến dịch vận động của ông Bạc Hy Lai.

Về mặt trận ý thức hệ, cũng có điểm đáng chú ý – và ở một mức độ nào đó, [chiến dịch vận động này] chưa có tiền lệ – cho thấy có sự thiếu nhất quán trong ban lãnh đạo. Quan điểm được ưa chuộng của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về các giá trị ‘phổ quát’ của nền dân chủ và sự cần thiết về các cuộc bầu cử dân chủ, sự chỉ trích mạnh mẽ công khai của ông ta về việc chính thức tước đoạt đất đai của nông dân để phát triển, mối quan ngại sâu sắc về sự thịnh hành thái độ tôn sùng tiền bạc và suy đồi đạo đức trong xã hội, cũng như sự e dè của ông ta mà mọi người đều biết về ‘mô hình Trung Quốc’ phát triển và sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên trường quốc tế, tất cả điều đó hoàn toàn trái ngược với nhiều quan điểm của các đồng sự ông ta trong Bộ Chính trị”.

Cách nay vài tháng, khi viết về ông Bạc Hy Lai, chúng tôi nghĩ rằng khán giả của ông ta là Ủy ban Thường vụ [Bộ Chính trị]. Nhưng gần đây, tôi cũng đã được nghe có lập luận cho rằng, ông Bạc Hy Lai đang thực hiện một chiến dịch vận động đông đảo quần chúng, cố gắng ép Bộ Chính trị miễn cưỡng chấp nhận ông ta, qua việc giành được sự ủng hộ trong quần chúng. Các chiến dịch vận động chính trị cá nhân chưa từng xảy ra công khai ở Trung Quốc, kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa [Nhân dân Trung Hoa], nên nếu ông Bạc Hy Lai giành được chức ủy viên thường vụ trong năm tới, có thể có những ẩn ý lớn về cách mà các lãnh đạo Trung Quốc tranh giành chức vụ.

Ghi chú:
(*) China Leadership Monitor, tức ‘Quan sát giới lãnh đạo Trung Quốc’, là bản tin của Viện Hoover thuộc Ðại học Stanford.





Bo Xilai’s Big Impression


China Leadership Monitor has an interesting new report out about middle-rung promotions in the Chinese Communist Party, a wave of which will take place next year to fill spots left vacant by the top-level leadership transition. It’s worth reading in full for detailed analysis (96.4% of China's mid-to-high level leaders are men, apparently), but extracts from this section about Chongqing Party boss Bo Xilai’s amazingly open campaign to join the Politburo standing committee are especially interesting:

‘The challenge confronting the Chinese leadership in general, and the Party apparatchiks in particular, on the eve of the 18th National Congress is remarkably overwhelming. Never has the country witnessed such extraordinarily open political lobbying by a Politburo member as that being engaged in by Chongqing Party Secretary Bo Xilai, whose aggressive self-promotion campaign is known for its two idiosyncratic initiatives: “Striking black triads and singing red songs.”

‘Bo’s political campaign methods are not entirely new. Many critics call them “Cultural Revolution–style social mobilization” in both format and substance. Having Chongqing serve as a political model for the nation is just a small part of Bo’s objective. Even people on the street seem to recognize Bo’s political ambition: to obtain a seat on the next Politburo Standing Committee. In recent months, five of the nine current Politburo Standing Committee members have visited Chongqing to endorse his campaign.

‘On the ideological front, there is also a remarkable—and to a certain extent unprecedented—display of disunity in the leadership. Premier Wen Jiabao’s favourable view of the “universal” values of democracy and the necessity for democratic elections, his outspoken criticism of the official seizure of farmers’ land for property development, his serious concern about the prevalence of the worship of money and the moral decay in society, and his well-articulated reservations about the “China model” of development and growing Chinese assertiveness on the world stage all sharply contrast with many of the views of his colleagues in the Politburo.’

When we covered Bo a few months ago, we thought his audience was the standing committee. But I've heard arguments recently that Bo is making a genuine mass campaign, trying to force a reluctant Politburo to accept him by winning popular support. Personal political campaigns haven’t happened in public in China since the days of the republic, so if he makes it onto the standing committee next year it may have huge implications for the way China’s top leaders compete for power.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét